Phân tích đánh giá chương trình đào tạo hiện hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình theo cấu trúc modul cho đào tạo nghề điện công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp việt nam (Trang 49 - 77)

Chương trình giảng dạy hệ Đào tạo nghề và Trung cấp chuyên nghiệp mà trường đang sử dụng do bộ chủ quản - Bộ Lao động và Thương binh xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Chương trình được xây dựng cho đào tạo CNKT bậc 3/7 trên cơ sở của tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân do Bộ cơ khí và luyện kim ban hành với 7 bậc trình độ và đào tạo KTV trung cấp do Bộ GD & ĐT ban hành. Hàng năm được hiệu chỉnh bổ sung. Chương trình được cấu trúc theo môn học với các học phần: các môn chung, các môn kỹ thuật cơ sở, lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề (thực tập cơ bản, thực tập nghề liên quan, thực tập nghề chuyên môn) và thực tập sản xuất.

Về tổ chức quá trình đào tạo, trường CĐCN Việt Đức thực hiện dạy xen kẽ lý thuyết và thực hành, lấy tuần làm đơn vị kế hoạch cơ bản trong đào tạo. Cứ sau một tuần học lý thuyết thì học sinh lại xuống xưởng học thực hành. Khi hết phần học lý thuyết thì học sinh sẽ đi thực tập liên tục cho tới cuối khoá học. Cách này áp dụng cho loại hình đào tạo chính qui dài hạn. Còn đối với loại hình đào tạo ngắn hạn, học sinh học thực hành là chính.

2.2.1. Khái quát v chương trình các môn hc:

Kế hoạch giảng dạy các môn chung do nhà nước qui định chung cho các ngành đào tạo: - Môn quân sự học riêng vào 2 tuần đầu khoá

- Môn thể dục học ngoài giờ ở tuần lý thuyết - Môn lý thuyết chuyên môn học ở tuần lý thuyết

Kế hoạch giảng dạy các môn KTCS được thiết kế chung về thời lượng chênh lệch nhau không đáng kể (từ 19,5 tuần đến 17,5 tuần đào tạo)

Hệ thống các môn học chung và môn KTCS phân phối cho nghề nhìn chung không có sự khác biệt. Sự chênh lệch của môn lý thuyết chuyên môn giữa các nghề được điều tiết bằng cách giảm hoặc tăng phần thực hành chuyên nghề. Môn lý thuyết chuyên môn thiết kế giảng dạy riêng, đây là hạn chế của chương trình.Cấu trúc được thể hiển trên - hình 2.1.

™ Cu trúc chương trình đào to ngh Đin công nghip hin nay ( theo môn học) Nguồn:Trường CĐCN Việt Đức

Đã dẫn đến sự trùng lặp nội dung ở môn lý thuyết chuyên môn và phần thực hành nghề chuyên môn. (xem bảng 2.3 " Kế hoạch giảng dạy môn học nghề điện").

Hậu quả của hạn chế này làm cho thời gian đào tạo kéo dài thêm, điều này đồng nghĩa với tăng chi phí đào tạo. Đồng thời gây rắc rối cho việc cải tiến, bổ sung, sửa đổi chương trình đào tạo vốn là việc làm thường xuyên và cần thiết trước sự phát triển của khoa học & công nghệ. Hạn chế này gợi ý cho tác giả một giải pháp về tích hợp nội dung đào tạo.

Lý thuyết chuyên môn nghề

ATLĐ 30 tiết

Khi các môn chung

Anh văn 90 tiết

Tin học 60 tiết

Pháp luật 30 tiết

GD quốc phòng

75 tiết

GD thể chất 60 tiết Chính

trị 60 tiết Khi các môn k thut cơ s

VLĐ

60 tiết VKT CK

60 tiết VKT Đ

30 tiết Cơ KT

60 tiết ĐKT

90 tiết ĐLĐ

45 tiết

Thực tập cơ bản Thực tập nghề liên quan Thực tập chuyên môn nghề

TỐT NGHIỆP Thực tập sản xuất

Chuyên môn ngh Thc tp sn xut

Hình 2.1.Cu trúc chương trình đào to ngh Đin công nghip ( theo môn học)

2.2.2. V phân phi thi gian toàn khoá

Thời gian hoạt động đào tạo trong một khóa học được chia theo học kỳ. Đối với các loại hình đào tạo dài hạn , đào tạo CNKT bậc 3/7 thì thời gian đào tạo là 21 tháng và chia làm 3 kỳ học.

Về cơ bản sự phân phối thời gian của của nghề không cân đối giữa các học kỳ.

Học kỳ I: thời gian chủ yếu cho giảng dạy lý thuyết và đào tạo thực hành cơ bản. Học lý thuyết chiếm từ 10 đến 11 tuần trên tổng số 20 tuần thực học (chiếm 60% đến 70%).

Học kỳ II: thời gian chủ yếu cho giảng dạy lý thuyết và đào tạo thực hành chuyên nghề . Học lý thuyết chiếm từ 11 đến 13 tuần trên tổng số 20.5 tuần thực học (chiếm 60% đến 70%).

Học kỳ III: Học lý thuyết từ 5 đến 6 tuần, học thực hành cơ bản và thực hành chuyên môn từ 12 đến 15 tuần trên tổng số 21 tuần thực học (lý thuyết chiếm từ 30% đến 40%, thực hành chiếm từ 60% đến 70%)

Học kỳ IV: Thời gian chủ yếu dành cho học thực hành và thực tập tốt nghiệp (thực hành và thực tập chiếm từ 72% đến 100%)

Với việc phân phối thời gian như trên thì việc học thực hành chủ yếu là trong kỳ 3 và kỳ 4, còn trong kỳ 1 và kỳ 2 thì đào tạo lý thuyết chiếm từ 80% đến 90%.

Như vậy, trong 2 kỳ của năm học thứ nhất thì phần học thực hành quá ít (từ 10%

đến 20%), chưa đủ để người học hình thành NLTH để có thể cấp chứng nhận.

Qua đó cho thấy chương trình đào tạo CNKT của loại hình đào tạo dài hạn tập trung chưa có tính linh hoạt, mềm dẻo, khó đáp ứng được nhu cầu, điều kiện và khả năng của người học cũng như nhu cầu tuyển dụng của thực tế sản xuất.

Bảng 2.1. PHÂN PHỐI THỜI GIAN TOÀN KHÓA

Nguồn: Trường CĐCN Việt Đức Đơn vị tính: Tuần Thời gian học Thi

Năm học

Học

kỳ Quân sự Lý thuyết

T.H cơ bản

T.H Chuyên

nghề

Thực tập TN Học

kỳ

Học kỳ

Khai bế giảng

Nghỉ hè tết

LĐ công

ích Cộng

I 2 11 7 1 0,5 3 0,5 25

Nhất

II 13 2 6 1 5 27

III 6 15 2 0,5 3 0,5 27

Hai IV 7 12 19

Cộng 2 30 9 28 12 2 2 1 11 1 98

2.2.3. V chương trình các môn hc

Nội dung của chương trình đào tạo các ngành của lĩnh vực Điện, được cấu trúc bởi hệ thống các khối kiến thức và kỹ năng, bao gồm:

- Khối kiến thức các môn học chung.

- Khối kiến thức các môn học kỹ thuật cơ sở.

- Khối kiến thức các môn chuyên môn.

- Khối kỹ năng nghề.

- Hệ thống các môn học được phân phối ở các ngành không có sự sai khác nhiều về tỷ lệ, thời lượng chênh lệch nhau không đáng kể (bảng 2.2)

Về các môn học chung: do nhà nước quy định trong khung đào tạo và đối với các ngành của lĩnh vực Điện nhà trường phân bố thời điểm học là khác nhau.

Về các môn học kỹ thuật cơ sở: có sự tương đối giống nhau giữa các chuyên nghề trên.

Về các môn chuyên môn và kỹ năng ngành: nội dung theo chuyên nghề cụ thể.

Bảng 2.2 . KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN HỌC CỦA NGHỀ ĐIỆN

Nguồn: Trường CĐCN Việt Đức

Đơn vị tính theo tiết Chia theo năm học

Số TT Tên môn học Tổng số (tiết) Lý thuyết

tiết) TH môn học Thi

HK1 HK2 HK3 HK4

A Môn chung

1 Chính trị 60 60 3 60

2 Pháp luật 30 30 30

3 Quân sự 75 75 1 2 tuần

4 Thể dục 60 10 50

5 Ngoại ngữ 90 90 1.2 45

6 Tin học đại cương 60 60 30 30/30 B Môn KTCS

7 An toàn lao động 30 30 30

8 Vẽ kỹ thuật cơ khí 60 60 1 60

9 Vẽ kỹ thuật điện 30 30 30

10 Cơ sở kỹ thuật điện 90 90 2 30 60

11 Vật liệu điện 45 45 45

12 Đo lường điện 45 45 45

13 Kỹ thuật Vi xử lý 45 45 45

14 Máy điện 45 45 2 45

15 Cung cấp điện 90 90 2 45

16 Trang bị điện 45 45 2 45

17 Khí cụ điện 45 45 45

18 Điện tử Công nghiệp 60 60 3 60

19 Cơ kỹ thuật 60 60 3 60

1020 940 80 330 375 180 Tổng cộng

34 tuần 13 tuần 12 tuần 6 tuần

C Thực hành nghề

1 Thực hành cơ bản 9 tuần 7 tuần 2 tuần 3 Thực hành nghề 28 tuần 6 tuần 15tuần 7 tuần

2 Thực tập tốt nghiệp 12 tuần 12 tuần

Tổng cộng

(Đơn vị tính Tuần) 81 20 20.5 21 19

2.2.4. Đặc đim ni dung và hình thc ging dy ngành Đin Công nghip

Nghề Điện công nghiệp gồm các môn học với các nguyên lý kỹ thuật chung nhất trong quá trình sản xuất chủ yếu, các phương tiện kỹ thuật kết hợp kỹ năng sử dụng bảo quản, các phương pháp công nghệ cơ bản trong sản xuất các dạng nguyên vật liệu.

Đặc điểm nội dung các môn học của nghề Điện công nghiệp cũng giống như đặc điểm của các môn học kỹ thuật công nghiệp khác. Nó bao gồm các đặc điểm sau:

- Tính c th và tru tượng:

+ Tính cụ thể: Nội dung môn học bao gồm những kiến thức về công cụ lao động, dụng cụ máy móc, những quy trình kỹ thuật, các thao tác cụ thể.

Những tri thức này học sinh có thể tri giác ngay trên các sản phẩm kỹ thuật và qua thao tác mẫu của giáo viên.

+ Tính trừu tượng: Phản ánh trong hệ thống các khái niệm, các nguyên lý kỹ thuật. Ví dụ: nguyên lý tạo ra từ trường quay trong môn máy điện, nguyên lý hoạt động của Ampekế trong môn đo lường điện...

- Tính tng hp và tích hp:

+ Tính tổng hợp: môn học được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp. Ví dụ: các nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp nói chung...

+ Tính tích hợp: ứng dụng những kiến thức thuộc các môn khoa học khác nhau như toán, lý, hoá, tin học... các môn này liên quan đến thống nhất nhau để phản ánh những đối tượng kỹ thuật. Ví dụ: nguyên lý hoạt động của hệ thống Điện công nghiệp dựa trên các kiến thức về Điện và các kiến thức về điện tử trong công nghiệp.

Với đặc điểm các môn học của nghề Điện công nghiệp như trên thì nguyên tắc dạy học phải đảm bảo tính khoa học và phù hợp với trình độ người học, tính hệ thống và định hướng vận dụng, nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp và tích hợp.

Hiện nay, các môn chuyên ngành hầu hết được giảng dạy dưới hình thức thực hành và lý thuyết tách riêng. Chưa có sự tích hợp giữa 2 nội dung này và gây rất nhiều khó khăn cho người học.

Trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế, các giáo viên chưa tích cực xây dựng giáo án phục vụ cho giảng dạy bằng công nghệ dạy học, dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao.

2.2.5. Nhng hn chế ca chương trình đào to hin hành

Chương trình đào tạo nghề được xây dựng từ những năm 90 của theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Đại học & THCN số 1286/QĐ-DN ngày 10/10/1987 về việc ban hành kế hoạch giảng dạy và chương trình môn học đào tạo nghề Bộ Đại học &

Trung học chuyên nghiệp. Đã dẫn đến việc lượng kiến thức bị thiếu hụt , ít được cập nhật theo sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ.

Trên cơ sở khảo sát bằng các phiếu hỏi với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy của khoa Điện và cán bộ quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt đức (Phiếu hỏi - phụ lục1.4).

TT Kết quả khảo sát Số lượng Đạt tỷ lệ

1 Số phiếu phát ra khảo sát 34 100%

2 Số phiếu thu về khảo sát 32 94%

3 Số phiếu hợp 30 88%

4 Số phiếu không hợp lệ 02 -

Nguyên tc tính đim: Dùng phương pháp Likert thực hiện khảo sát bằng cách cho điểm vào các điều được khẳng định trong mục tiêu của chương trình đào tạo và một số yếu tố khác. Thang điểm Likert được chia: 1: rt đồng ý;2: đồng ý;3:

không đồng ý; 4: rt không đồng ý và được khảo sát với số phiếu hỏi là 30 và dựa trên công thức tính độ lệch chuẩn, sai lệch STDEVP(standard deviation) để kiểm tra và đánh giá mức độ phân tán dữ liệu trong các tiêu chí từ đó làm cơ sở để điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp và linh hoạt hơn.

Công thức tính sai lệch bình phương trung bình (standard deviation)

2.2.5.1.V mc tiêu đào to

Với kết quả sau khi khảo sát trong mục tiêu đào tạo nếu độ phân tán của dữ liệu σ càng nhỏ thì đồng nghĩa rằng các điều khẳng định trong mục tiêu đào tạo vẫn còn phù hợp hay có thể điều chỉnh với mức độ không nhiều, và ngược lại nếu σ cànglớn thì những điều khẳng định trong mục tiêu đào tạo có nhiều quan điểm khác nhau về các điều khẳng định trong mục tiêu đó.

Điểm trung bình :X được tính theo từng tiêu chí trong các vấn đề khảo sát phản ánh của các biến ngẫu nhiên quanh giá trị trung bình của biến đó và theo ý nghĩa đó giá trị X càng lớn thì các quan điểm về tiêu chí này cũng khác nhau (lớn) theo.

™ Về chuẩn kiến thức ( Bảng tổng hợp số liệu kết quả khảo sát)

Bạn có đồng ý với những điều khẳng định sau trong mục tiêu đào tạo về chuẩn kiến thức: là sau khi học xong chương trình người học có được: (ghi chú thang điểm chia theo các mức; 1: rất đồng ý; 2: đồng ý; 3 : không đồng ý; 4 : rất không đồng ý)

TT Nội dung khảo sát tổngĐiểm Σ

ĐiểmT B

X

Độ lệch chuẩnσ 1. Có kiến thức cơ bản và cơ sở về lĩnh vực Điện 53 1.77 0.56

2. Có khả năng phân tích bản vẽ của Điện 60 2.0 1.10

3. Biết cách tháo lắp bảo trì thiết bị Điện trong công nghiệp 54 1.80 0.95 4.Có khả năng sử dụng thành thạo dụng cụ đo điện 67 2.23 1.05 5. Biết cách lựa chọn được vật liệu điện đúng yêu cầu 86 2.87 1.31 6. Có được kiến thức sửa chữa các mạch điện đơn giản 51 1.70 0.78 7.Có khả năng sửa chữa được các mạch điện máy phức tạp 55 1.83 0.82

V chun kiến thc

∑ ∑

= (XXifi)2*fi σ

Trong đó:

σ : Sai lệch bình phương trung bình Σ : Tổng số phiếu cho điểm

X : Điểm trung bình (theo từng tiêu chí) Xi: Các biến

fi: Tần suất cho điểm

Nhận xét: Trên cơ sở kết quả phân tích nghề của hội đồng DACUM vì vậy trong chuẩn kiến thức này có các nội dung khẳng định có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung đó về sẽ được điều chỉnh cho phù hợp đó là: Có khả năng phân tích bản vẽ của Điện X =2.0, khả năng sử dụng thành thạo dụng cụ đo điện

X =2.23 và biết cách lựa chọn được vật liệu điện đúng yêu cầu X =2.87. Đây là những nội dung có độ lệch chuẩn và phân tán số liệu lớn hơn và nhiều quan điểm (quan điểm chuyên gia) cho rằng cần phải điều chỉnh bằng cách tích hợp lại. Còn lại các nội dung trong đó vẫn được giữ nguyên theo mục tiêu kiến thức đã được xây dựng.

™ Về chuẩn kỹ năng

Bạn có đồng ý với những khẳng định sau trong mục tiêu đào tạo về chuẩn kỹ năng : là sau khi học xong chương trình người học có thể làm được : (ghi chú thang điểm chia theo các mức; 1: rất đồng ý; 2: đồng ý; 3 : không đồng ý; 4 : rất không đồng ý)

TT Nội dung khảo sát Điểm

tổng Σ

Điểm TB

X

Độ lệch chuẩnσ

1. Thiết lập được các bản vẽ về Điện 62 2.07 0.77

2. Lựa chọn được thiết bị thay thế đúng chủng loại 68 2.27 0.81 3. Quấn lại được các loại máy điện trong công nghiệp 54 1.80 0.60 4. Lựa chọn được vật liệu điện đúng yêu cầu 83 2.77 1.05

5. Sửa chữa được các máy điện thông dụng 72 2.40 0.76

6. Sử dụng, bảo trì và sửa chữa được các dụng cụ đo 50 2.17 1.01

7.Chuẩn đoán được các hư hỏng đơn giản 66 2.20 1.19

8. Sửa chữa được đến các mạch điện máy phức tạp 51 1.70 0.97

V chun k năng

Nhận xét: Cũng như chuẩn kiến thức, với chuẩn kỹ năng cũng được xác định theo mục tiêu là: Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo. Bảng khảo sát trên cho kết quả là có 2 nội dung trong chuẩn kỹ năng: Quấn lại được các loại máy điện trong công nghiệp X = 1.80 và sửa chữa được đến các mạch điện

máy phức tạpX = 1.70 có mức độ phân tán dự liệu dưới một (kỳ vọng) và qua kết phân tích nghề của hội đồng DACUM cũng chỉ ra rằng cần phải điều chỉnh lại đặc biệt là phần chuẩn kỹ năng. Đây cũng là những yếu tố cơ bản cho việc hình thành các kỹ năng nghề nghiệp.Thông qua việc phân tán dữ liệu (kỳ vọng) trên một lớn và có nhiều quan điểm khác nhau đều trên các nội dung khảo sát vì vậy trong chuẩn kỹ năng này các nội dung khẳng định sẽ được điều chỉnh cho phù hợp và linh hoạt theo các số liệu đã khảo sát

™ Về thái độ, tác phong nghề nghiệp

Bạn có đồng ý với những khẳng định sau trong mục tiêu đào tạo về thái độ và tác phong nghề nghiệp: là sau khi học xong chương trình người học có thể làm được : (ghi chú thang điểm chia theo các mức; 1: rất đồng ý; 2: đồng ý; 3 : không đồng ý; 4 : rất không đồng ý)

TT Nội dung khảo sát Điểm tổng

Σ

Điểm TB

X

Độ lệch chuẩn

σ 1. Có hiểu biết cơ bản về pháp luật và quan điểm lập trường

của giai cấp công nhân lao động 52 1.73 0.44

2. Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và có ý thức kỷ luật

lao động 49 163 0.55

3. Có tinh thần trách nhiệm và khả làm việc nhóm 54 1.80 0.95 4 Có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo 57 1.90 0.65 5. Rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. 44 1.47 0.50

V thái độ, tác phong

Nhận xét: Trên cơ sở mục tiêu nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc. Quan sát các bảng số liệu trên thấy rằng độ lệch chuẩn σ có độ phân tán nhỏ chứng tỏ rằng tất cả các nội dung của thái độ nghề nghiệp đó đang phù hợp với các điều khẳng định trong mục tiêu đó cũng là cơ sở cho sự phát triển khoa học- kỹ thuật nhằm phần nào đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình theo cấu trúc modul cho đào tạo nghề điện công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp việt nam (Trang 49 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)