CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC ĐỔI MỚI NỘI DUNG CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC
1.3 Đổi mới nội dung dạy học
Kế hoạch GD là văn bản quy định thành phần các môn học trong nhà trường, trình tự dạy học các môn học đối với từng năm từng lớp số giờ dành cho từng môn học trong cả năm, trong từng tuần; cấu trúc và thời gian của năm học.
Kế hoạch GD phải thể hiện đƣợc nhiệm vụ trọng tâm của cấp học. Số giờ quy định trong kế hoạch GD nói lên vị trí của từng môn học trong nội dung GD cấp học đó và trong việc môn học đó tham gia thực hiện các nhiệm vụ GD. Kế hoạch GD phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, số giờ dành cho từng môn phải đƣợc bảo đảm đầy đủ, không quá nhấn mạnh môn này, coi nhẹ môn kia, đảm bảo cho nhân cách của người học được phát triển cân đối hài hòa. Kế hoạch GD là tài liệu quan trọng nhất nhằm xác định nội dung, mức độ học vấn và tổ chức hoạt động GD để góp phần thực hiện mục tiêu ĐT của cấp học, bậc học [4]..
1.3.2 Đổi mới chương trình giáo dục dạy nghề
Chương trình GD là văn bản cụ thể hóa mục tiêu giáo dục; qui định phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp; hình thức hoạt động giáo dục, chuẩn mực và cách thức đánh giá kết quả GD đối với các môn học ở mỗi lớp, ở toàn bộ một bậc học, cấp học cũng như trình độ ĐT… Chương trình định hướng cho việc chỉ đạo và kiểm soát toàn bộ quá trình dạy học, do đó chương
23 trình phải được Nhà nước thiết kế, quản lý, chỉ đạo thực hiện và phải được áp dụng thống nhất trong cả nước.
a. Các yêu cầu đổi mới chương trình dạy nghề
Căn cứ vào vị trí, nhiệm vụ và đặc điểm của trường nghề hiện nay, quá trình xây dựng lại chương trình cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Xuất phát từ mục tiêu ĐT của ngành nghề ĐT:
Mục tiêu GD học dạy nghề đã định rõ các phẩm chất và năng lực cần phát triển cho HS – sinh viên (SV) nhằm trước hết đáp ứng được yêu cầu ĐT nguồn nhân lực trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội mới của đất nước, giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa để đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức; đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển đa dạng của mỗi cá nhân.
* Đảm bảo tính hệ thống, chỉnh thể và yêu cầu kế thừa trong việc hoàn thiện, phát triển nội dung học nghề:
Chương trình các môn học của cấp trung học, cao đẳng (CĐ) nghề phải góp phần củng cố nội dung GD của các cấp học, bậc học trước; đồng thời bổ sung, phát triển nâng cao hơn nhằm hoàn thiện học vấn phổ thông. Hệ thống kiến thức cần bao gồm các kiến thức nhằm chuẩn bị cho cuộc sống hiện tại của người học, các kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp trong tương lai, tăng cường loại kiến thức về phương pháp hoặc có tính phương pháp, loại kiến thức giàu khả năng ứng dụng.
* Tiếp tục đảm bảo yêu cầu cơ bản, hiện đại, sát với thực tiễn Việt Nam:
NDDH các môn học phải phản ánh đƣợc những thành tựu khoa học mới (tự nhiên – kinh tế – xã hội và nhân văn – kỹ thuật – công nghệ) của thế giới cũng như của nước ta; cùng với những vấn đề đang được cả loài người quan tâm (môi trường, dân số và những vấn đề khác); đồng thời lưu ý tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm tiên tiến của nước ngoài.
Ngoài việc đưa môn tin học vào nhà trường như một môn học mới và bắt buộc đối với mỗi HS, cần đưa thêm một số lĩnh vực tri thức cần thiết cho người
24 lao động trong xã hội tương lai như : kinh tế học, xã hội học… qua hình thức tích hợp các nội dung này vào một số môn học có khả năng lồng ghép chúng hoặc qua một số giáo trình tự chọn. Tiếp tục quán triệt nguyên tắc tích hợp mà trước hết là đảm bảo mối quan hệ liên môn một cách chặt chẽ để bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, tránh trùng lặp trong chương trình các bộ môn và các hoạt động.
- Đảm bảo tính sư phạm và yêu cầu phân hoá:
Để đảm bảo năng lực thực hiện nghề của HS – SV trước hết cần xây dựng một chương trình phù hợp, vừa sức với đa số HS – SV và được xem là “mặt bằng” với những mức độ yêu cầu mà họ phải đạt. Từ “mặt bằng” trên tùy theo mục tiêu của từng ngành nghề hoặc từng lọai trường mà định hướng chuyên sâu hoặc mở rộng kiến thức và kỹ năng của một số môn hoặc lĩnh vực qua các môn phân hóa và chủ đề tự chọn.
- Góp phần đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Đây là một trong những yêu cầu hàng đầu của việc đổi mới chương trình GD nói chung và GD dạy nghề nói riêng. Do đặc điểm và trình độ của HS – SV trường nghề nên cần chú ý nhiều đến việc phát triển năng lực tự học, đa dạng hóa các hình thức học tập, tạo điều kiện để HS – SV đƣợc tự nghiên cứu, chủ động trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề. Chương trình của từng môn học đều cần chỉ ra định hướng và các yêu cầu cụ thể và đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.
- Tiếp tục coi trọng vai trò của phương tiện dạy học:
Phương tiện dạy học phải trở thành công cụ nhận thức, là một bộ phận hữu cơ của cả phương pháp và NDDH. Do yêu cầu tăng hoạt động thực hành, luyện tập, thí nghiệm cũng như yêu cầu ứng dụng công nghệ nên khi xây dựng chương trình cần đặt đúng vị trí của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học bộ môn. Khi nêu lên yêu cầu về mặt này cần lưu ý đến sự kết hợp giữa các thiết bị thông thường đã được và sẽ phải trang bị cho các nhà trường với các thiệt bị hiện đại;
giữa các thiết bị phải mua sắm với các thiết bị tự tạo. Cần lưu ý tới vai trò của công nghệ thông tin và việc ứng dụng nó vào quá trình dạy học bộ môn.
25 - Đổi mới đánh giá kết quả quá trình học tập:
Chương trình từng bộ môn cần nêu rõ những yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả môn học. Việc đảm bảo đánh giá khách quan, đủ độ tin cậy sẽ làm cho hoạt động quan trọng này đạt hiệu quả mong muốn. Đổi mới đánh giá kết quả môn học sẽ bao gồm đổi mới nội dung, hình thức và quy trình đánh giá, kể cả đánh giá ở từng thời điểm hoặc cả quá trình. Cần tạo điều kiện để HS – SV tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập.
- Chú ý tới các vấn đề của doanh nghiệp, người sử dụng lao động:
Trong chương trình của một số môn học cần có phần dành cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động nhằm trực tiếp góp phần hướng việc học tập của HS gắn với nghề nghiệp, với thực tiễn phát triển nghề nghiệp vốn hết sức đa dạng trên các vùng miền của đất nước ta. Cần nêu rõ mức độ yêu cầu và đưa ra gợi ý cụ thể khi xác định vấn đề, mức độ cần đạt đƣợc và cách thức thực hiện.
b. Điểm mới của một số chương trình môn học
Nhìn chung chương trình các môn học đều bám sát vào các yêu cầu của xây dựng chương trình trong quá trình xác định mục tiêu, nhiệm vụ môn học;
trong lựa chọn và sắp xếp các nội dung trong văn bản chương trình.
- Điểm thể hiện nổi bật là các chương trình đều tăng thời lượng dành cho các hoạt động thực hành, hoạt động học tập tích cực của HS – SV.
- Các nội dung lý thuyết đƣợc cân nhắc lựa chọn và đề ra các yêu cầu thực hiện phù hợp với mức độ nhận thức của HS – SV.
- Sắp xếp lại các nội dung trong chương trình để tăng cường ứng dụng hoặc hỗ trợ giữa các môn.
- Đối với các môn văn hóa, chuyên ngành, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn được thực hiện qua việc tăng cường tích hợp, liên hệ nội dung môn học với thực tiễn cuộc sống, thực tiễn yêu cầu của nghề nghiệp tương lai. Qua đó giúp HS – SV hiểu biết thực tế cuộc sống, hiểu biết các hoạt động sản xuất của quê hương đất nước, góp phần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tham gia lao động sản xuất. Tính thực tiễn còn đƣợc thể hiện rất rõ qua các môn chuyên ngành có nội dung ứng dụng thực tiễn, nội dung thực hành, thực tập sản xuất.
26 - Các nội dung tự chọn với loại chuyên đề đáp ứng sẽ cung cấp cho HS – SV những kiến thức kỹ năng theo nhu cầu, nguyện vọng của họ, phần nào giúp họ có thêm hiểu biết cần thiết để tham gia lao động xã hội.
1.3.3 Đổi mới sách giáo khoa, giáo trình giảng dạy
Giáo trình (GT) là tài liệu thể hiện một cách cụ thể nội dung, phương pháp GD của từng môn học trong chương trình giáo dục. Đối với hầu hết các giáo viên trường nghề, việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo GT cũng đồng nghĩa với thực hiện chương trình. Cho tới nay GT vẫn là tài liệu chủ yếu để dạy học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề. Do đó các yêu cầu đổi mới GD dạy nghề phải đƣợc thể hiện trong nội dung và phương pháp biên soạn GT.
Các yêu cầu đổi mới giáo trình giảng dạy
Những yêu cầu đặt ra đối với việc biên soạn GT mới là:
- Bám sát chương trình môn học: Việc biên soạn GT trước hết phải căn cứ vào mục tiêu GD của bộ môn, cụ thể là các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ; về nội dung, thời lượng, quán triệt các định hướng phương pháp dạy học và cách thức kiểm tra, đánh giá mà chương trình đã quy định.
- Đảm bảo tính kế thừa trong quá trình biên soạn, phát huy các ưu điểm của giáo trình: Khi biên soạn cần nghiên cứu kỹ các GT cùng môn của các chuyên môn, ngành học để đảm bảo sự phát triển liên tục các mảng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, vận dụng sáng tạo trong lao động sản suất.
- Dựa trên cơ sở lý luận về GT có lưu ý tới xu thế tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực này; đảm bảo đầy đủ, cụ thể và cân đối các chức năng lý luận dạy học từ tiếp nhận kiến thức mới, luyện tập, thực hành ứng dụng, củng cố, ôn tập, kiểm tra - đánh giá.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản, tinh giản, hiện đại, sát thực tiễn. Việc kiến thức đƣa vào GT cần đƣợc lựa chọn theo các tiêu chuẩn: cơ bản, tinh giản, hiện đại, sát thực tiễn Việt Nam, luôn cập nhật những kiến thức mới của nhân loại vận dụng vào giảng dạy, áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Kiến thức đƣa vào GT phải chuẩn xác, đã đƣợc thừa nhận, không còn là vấn đề đang tranh luận. Cần đặc
27 biệt chú ý tới các kiến thức có khả năng ứng dụng cao, coi trọng thực hành, thực nghiệm.
- Đảm bảo tính liền môn, sao cho các môn học hỗ trợ lẫn nhau, tránh trùng lặp, mâu thuẫn.
- Tạo điều kiện trực tiếp giúp SV tiếp tục nâng cao năng lực tự học và đổi mới phương pháp dạy học. Cần chọn lựa các cách trình bày nội dung thích hợp với đối tƣợng, phù hợp với đặc trƣng bộ môn, tạo điều kiện thuận lợi cho SV nâng cao năng lực tự học và giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tổ chức, hướng dẫn SV chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, tiếp nhận tri thức.
- Đảm bảo những yêu cầu về văn phong đặc trưng của GT mỗi môn học.
Ngôn ngữ sử dụng trong GT phải trong sáng, dễ hiểu (cho SV ở mọi vùng, miền).
Các câu, chữ đƣợc viết ở dạng chuẩn mực, đơn trị, tránh hiện tƣợng có thể hiểu theo các nghĩa khác nhau. Coi trọng cả kênh chữ và kênh hình. Kênh hình trước hết phải góp phần tích cực vào việc nhận thức và phát triển tƣ duy của HS, không chỉ có ý nghĩa minh họa.