Giới thiệu về nghề Điện công nghiệp

Một phần của tài liệu Bổ sung nội dung PLC vào môđun trang bị điện 2 nhằm nâng cao chất lượng (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

2.1 Giới thiệu chung về Trường cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội

2.2.1 Giới thiệu về nghề Điện công nghiệp

Tên nghề: Điện công nghiệp Mã nghề: 50520405

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương Số lƣợng môn học, mô đun đào tạo: 38

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề 2.2.1.1 Mục tiêu đào tạo

a. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp - Kiến thức:

+ Lắp đặt, bảo dƣỡng, sử dụng và sửa chữa đƣợc các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp và dân dụng .

+ Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý thay thế mới, cải tiến tương đương trong phạm vi nghề nghiệp. Có khả năng ứng dụng các thành tựu Khoa học và Kỹ thuật công nghệ vào thực tế.

- Kỹ năng:

+ Phối hợp tốt về chuyên môn với các công nhân trung cấp nghề và sơ cấp nghề để hoàn thành công việc chuyên môn. Có tính độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân. Có khả năng tự học để nâng cao năng lực chuyên môn. Kèm cặp, hướng dẫn các bậc thợ thấp hơn

+ Phân tích, đánh giá và đƣa ra giải pháp xử lý các sự cố, tình huống trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, đƣa ra đƣợc những quyết định kỹ thuật có hàm

38 lƣợng chuyên môn sâu và có năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chuyên môn.

+ Tự nâng cao trình độ nghề nghiệp.

+ Kèm cặp, hướng dẫn các bậc thợ thấp hơn.

+ Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất của một phân xưởng hoặc xí nghiệp nhỏ.

+ Sau khi học xong chương trình người học có thể tham gia vào các vị trí công việc như: trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm điện hoặc có thể tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

b. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng - Chính trị, đạo đức:

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp. Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn của lịch sử.

+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có hiểu biết và phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Thường xuyên rèn luyện cơ thể để có sức khoẻ đảm bảo công tác lâu dài và sẵn sàng chiến đấu giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ Tổ quốc.

2.2.1.2. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu a. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 3 năm - Thời gian học tập: 110 tuần

39 - Thời gian thực học tối thiểu: 3300h

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 300h;

Trong đó thi tốt nghiệp: 150h b. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450h

- Thời gian học các môn học, môđun đào tạo nghề: 2850h

- Thời gian học lý thuyết: 919h; Thời gian học thực hành: 1931h 2.2.1.3 Danh mục môn học, mô đun đào tạo, thời gian và phân bổ thời gian

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo Tổng

số

Trong đó

LT TH Kiểm

tra

I Các môn học chung 450 277 150 23

MH01 Chính trị 90 60 24 6

MH02 Pháp luật 30 21 7 2

MH03 Giáo dục thể chất 60 4 52 4

MH04 Giáo dục quốc phòng – An ninh 75 59 13 3

MH05 Tin học 75 17 54 4

MH06 Tiếng Anh 120 116 4

II Các môn học, mô đun đào tạo nghề 2850 919 1931 II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 420 183 237

MH 07 An toàn lao động 30 18 12

MH 08 Mạch điện 90 58 32

MH 09 Vẽ kỹ thuật 30 15 15

MĐ 10 Vẽ điện 30 10 20

MH 11 Vật liệu điện 30 15 15

MĐ12 Khí cụ điện 48 21 27

MĐ 13 Điện tử cơ bản 120 36 84

MĐ 14 Kỹ thuật nguội 42 10 32

40 II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 2430 736 1694

MH 15 Toán cao cấp 60 60

MĐ 16 Đo lường điện 60 18 42

MĐ 17 Điều khiển điện khí nén 90 36 54

MĐ 18 Máy điện1 240 54 186

MĐ 19 Máy điện 2 60 13 47

MĐ 20 Thiết bị điện gia dụng 60 18 42

MH 21 Cung cấp điện 72 53 19

MĐ 22 Điện tử công suất 120 50 70

MĐ 23 Kỹ thuật xung- số 78 35 43

MĐ 24 Truyền động điện 150 60 90

MĐ 25 Qua ban máy 60 10 50

MĐ 26 Kỹ thuật vi xử lý 108 73 35

MĐ 27 Đồ án cung cấp điện 60 60

MĐ 28 Kỹ thuật cảm biến 60 30 30

MH 29 Trang bị điện 1 90 60 30

MĐ 30 Trang bị điện 2 150 15 135

MĐ 31 Kỹ thuật lắp đặt điện 90 20 70

MĐ 32 Điều khiển lập trình cỡ nhỏ 60 20 40

MĐ 33 PLC cơ bản 120 40 80

MĐ 34 PLC nâng cao 120 30 90

MĐ 35 Kỹ thuật lạnh 72 21 51

MH 36 Tổ chức sản xuất 30 20 10

MĐ 37 Đồ án Trang bị điện 60 60

MĐ 38 Thực tập tốt nghiệp 360 0 360

Tổng cộng: 3300 1196 2081 23

Một phần của tài liệu Bổ sung nội dung PLC vào môđun trang bị điện 2 nhằm nâng cao chất lượng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)