Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Bổ sung nội dung PLC vào môđun trang bị điện 2 nhằm nâng cao chất lượng (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC ĐỔI MỚI NỘI DUNG CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

1.5.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài

1.5.1.1 Các yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước

Cơ chế, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp cả về qui mô, cơ cấu và chất lƣợng đào tạo. Sự tác động của cơ chế, chính sách của Nhà nước đến chất lượng đào tạo thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Khuyến khích hay kìm hãm mức độ cạnh tranh trong đào tạo, tạo ra môi trường bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lượng hay không?

- Khuyến khích hoặc kìm hãm việc huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ việc mở rộng liên kết, hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo.

Mục tiêu đào tạo

Chất lƣợng đào tạo Quá trình đào tạo

- Đặc trƣng, giá trị nhân cách, xã hội, nghề nghiệp - Giá trị sức lao động;

- Năng lực hành nghề;

- Trình độ chuyên môn nghề nghiệp (kiến thức, kỹ năng,...)

- Năng lực thích ứng với thị trường lao động - Năng lực phát triển nghề nghiệp

Kiến thức

Thái độ Kĩ năng

30 - Các chính sách về đầu tƣ, về tài chính đối với các cơ sở có đào tạo; hệ thống đánh giá, kiểm định, các chuẩn mực đánh giá chất lƣợng đào tạo, qui định về quản lý chất lƣợng đào tạo và cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc kiểm định chất lƣợng đào tạo.

- Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương của lao động qua đào tạo, chính sách đối với giáo viên và học sinh ở bậc giáo dục.

- Các qui định trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động, quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất.

Tóm lại: Cơ chế chính sách tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào, đến quá trình đào tạo và đầu ra của các trường.

1.5.1.2 Các yếu tố về môi trường

- Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời sống xã hội của đất nước, đòi hỏi chất lượng đào tạo nghề nghiệp của Việt Nam phải được nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu của thị trường, của khu vực và trên thế giới. Đồng thời cũng tạo cơ hội cho giáo dục nghề nghiệp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến.

- Phát triển khoa học, công nghệ yêu cầu người lao động phải nắm bắt kịp thời và thường xuyên học tập để làm chủ công nghệ mới, đòi hỏi các nhà trường phải đổi mới trang thiết bị cho nghiên cứu và học tập.

- Kinh tế xã hội phát triển làm cho nhận thức của xã hội và công chúng về giáo dục nghề nghiệp được nâng lên, người học ngày càng khẳng định được vị thế vai trò của mình trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Từ đó cơ hội thu hút đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng lên, các nhà trường có điều kiện hoàn thiện cơ sở vật chất để cải thiện chất lượng đào tạo. Thị trường lao động phát triển và hoàn thiện tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các cơ sở đào tạo nâng cao chất lƣợng.

1.5.2 Nhóm các yếu tố bên trong

1.5.2.1 Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo

- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (Manpower - m1)

31 - Đầu vào, học sinh sinh viên tham gia học các chương trình đào tạo nghề nghiệp (Material - m2)

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị (Machino - equipment - m3) - Nguồn tài chính (Money - m4)

- Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học sinh theo học giáo dục nghề nghiệp (Marketing - m5).

- Các nhân tố trên đƣợc gắn kết bởi nhân tố quản lý(Managerment - M).

Các nhân tố trên được sơ đồ hoá như hình vẽ dưới đây:

Hình 1.3 thể hiện M vừa gắn kết với 5m vừa đảm bảo cho 5m vận động đồng bộ. Nhân tố M ở đây bao gồm cả quản lý chất lƣợng. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho người học các cơ sở đào tạo phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng các phương pháp, công cụ kiểm soát chất lượng phù hợp. Hiện nay hệ thống quản lý chất lƣợng theo ISO 9000, quản lý chất lƣợng toàn diện TQM và các công cụ thống kê đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong các tổ chức và mang lại kết quả tốt.

1.5.2.2 Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo

- Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được thiết kế; có phù hợp với nhu cầu thị trường, yêu cầu của người học?

M

m 1

m 4

m 5

m3 m2

Hình 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo

32 - Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, có phát huy được cao nhất khả năng học tập của từng học sinh hay không?

- Hình thức tổ chức đào tạo có linh hoạt, thận lợi, tiết kiệm chi phí cho người học hay không? có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học hay không?

- Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị các tệ nạn xã hội xâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ học tập, sinh hoạt có thuận lợi và đáp ứng đủ cho học sinh hay không?

- Môi trường văn hoá trong nhà trường có tốt không? Người học có dễ dàng có đƣợc các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các hoạt động của nhà trường không?

ẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Yêu cầu đối với các trường CĐ, Dạy nghề là phải nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ, năng lực và chất lƣợng tốt cho thị trường lao động hiện nay. Thực tiễn cho thấy HS, SV của các cơ sở ĐT trong cả nước còn yếu về tư duy kỹ thuật và tay nghề. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ như đổi mới về chương trình mục tiêu dạy học, đổi mới về trang thiết bị thực hành, đổi mới về cách quản lý GD và đặc biệt là đổi mới về phương pháp dạy học (gồm thực hành và cả lý thuyết). Các giải pháp trên được chính phủ đặt vào vị trí đầu tiên trong “Đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới” [4].

Từ thực trạng và với đề tài đã chọn, tác giả luận văn đã nghiên cứu:

- Bản chất và các khái niệm có liên quan đến NDDH.

- Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc xây dựng NDDH và các phương hướng hoàn thiện NDDH.

- Các phương hướng đổi mới NDDH.

Để thấy đƣợc cơ sở lý luận của việc đổi mới NDDH và áp dụng vào xây dựng, đổi mới nội dung mô đun Trang bị điện 2 giảng dạy tại Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.

33 CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Bổ sung nội dung PLC vào môđun trang bị điện 2 nhằm nâng cao chất lượng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)