Chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

Một phần của tài liệu Thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THÔNG TIN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN

1.3 Chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

Theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm (sửa đổi năm 2007), Chương II: Phòng bệnh truyền nhiễm, đã quy định rõ trong mục 1 về việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Trong đó, điều 9 quy định về nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm việc thông tin về: Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Nguyên nhân, đường lây truyền, cách nhận biết bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Hậu quả của bệnh truyền nhiễm đối với sức khỏe, tính mạng con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Trong điều 10 quy định rõ đối tượng của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Cụ thể: Mọi người đều được tiếp cận với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, những người trong gia đình họ và các đối tượng trong vùng có dịch, vùng có nguy cơ dịch được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Điều 11, yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực, kịp thời; phù hợp với đối tượng, truyền thống văn hóa, dân tộc, đạo đức xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục tập quán.

Điều 12 quy định rõ trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm: Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân

trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp chính xác và kịp thời thông tin về bệnh truyền nhiễm; Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông tin, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, lồng ghép chương trình phòng, chống bệnh truyền nhiễm với các chương trình thông tin, truyền thông khác; Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng nội dung giáo dục phòng, chống bệnh truyền nhiễm kết hợp với các nội dung giáo dục khác; ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho nhân dân địa phương; các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng để thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên các phương tiện thông tin đại chúng không thu phí, trừ trường hợp thực hiện theo hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.

* Tiểu kết chương 1

Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó có việc thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm, từ đó làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh là một việc làm có tính cấp thiết của mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi tình hình dịch bệnh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Bên cạnh những dịch bệnh cũ đang tái bùng phát, khá nhiều dịch bệnh mới phát sinh và có tốc độ lây lan nhanh chóng. Do vậy, việc cung cấp thông tin về dịch bệnh cho cộng đồng để người dân có thể nắm được những kiến thức về tình hình, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh từ đó nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng trong thời điểm hiện nay là một việc làm cấp bách. Điều này đòi hỏi nguồn thông tin trên báo chí phải mang tính thời sự, cập nhật nhanh chóng, chính xác về dịch bệnh thì thông tin mới đạt hiệu quả và có thể thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi của công chúng.

Thực tế cho thấy, hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng phát triển, đặc biệt sự phát triển không ngừng của báo điện tử đã góp phần to lớn trong việc đưa thông tin về công tác y tế dự phòng đến với cộng đồng. Thực tế cũng chứng minh, hiện nay con người ngày càng có nhu cầu quan tâm và muốn tìm hiểu những thông tin về việc phòng, chống dịch bệnh, đồng thời con người cũng muốn tìm hiểu nhiều hơn, trao đổi nhiều hơn về những kiến thức thông tin về dịch bệnh... Muốn có điều này, phải thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, và với những ưu điểm nổi bật của mình, báo điện tử chính là nơi công chúng có được những nguồn thông phong phú và đa dạng, để từ đó có thể nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, báo điện tử đang trở thành phương tiện truyền thông

ưu việt và là lựa chọn của đại đa số công chúng, đặc biệt là khi nhu cầu cập nhật thông tin nhanh nhạy đang ngày càng trở nên cần thiết trong cuộc sống.

Trong chương 1, luận văn đã đi sâu vào làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, đó là các khái niệm về thông tin, bệnh truyền nhiễm, dịch; Khái quát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn ra với những gánh nặng của nó. Vai trò của Báo điện tử trong việc thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; Chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm (Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm), báo điện tử, vai trò của báo điện tử đối với việc thông tin dịch bệnh truyền nhiễm đến với cộng đồng. Đó là tiền đề để tác giả tiến hành khảo sát ở chương tiếp theo./.

Một phần của tài liệu Thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)