CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ
2.2 Kết quả khảo sát
2.2.4 Thực trạng về hình thức thể hiện
Bảng 2.1: Số lượng tác phẩm thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trung bình một ngày trên ba trang báo năm 2016.
Tên báo Số
ngày
Tổng số tác phẩm
(tin,bài)
Số tác phẩm trung bình một ngày (tin/bài)
dantri.com.vn 365 109 0,3
suckhoedoisong.vn 365 248 0.7
suckhoemoitruong.com.vn 365 81 0.2
Lượng thông tin đăng tải về thông tin dịch bệnh truyền nhiễm của hai tờ dantri.com.vn; suckhoemoitruong.com.vn là tương đối thấp so với báo suckhoedoisong.vn. Thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm chưa
phong phú, tần suất tin, bài xuất hiện trên báo chưa cao. Thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm tới công chúng đã nhiều và nhanh hơn trước nhưng chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin đa dạng của các nhóm đối tượng công chúng.
Theo kết quả điều tra (với phương pháp điều tra qua phiếu hỏi, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát các đối tượng là công chúng độc giả với 350 phiếu điều tra phát ra, kết quả thu về là 301 phiếu hợp lệ), đánh giá nội dung thông tin rõ ràng, dễ hiểu về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo mạng điện tử. Ở mức độ Tốt chiếm 55%; tỷ lệ số người đánh giá chất lượng tuyên truyền về dịch bệnh truyền nhiễm ở mức Khá là 20%; Trung bình chiếm 21%; còn 4%
là ở mức độ Yếu. Như vậy, có thể thấy rằng nội dung thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo mạng điện tử đã được các cơ quan báo chí rất trú trọng trong việc khai thác thông tin.
Biểu đồ 2.2: Mức độ đánh giá chất lượng tác phẩm thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử của công chúng năm 2016
Có thể thấy rằng, nội dung thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm của 03 báo mạng điện tử qua khảo sát được đánh giá khá tốt về thông tin rõ ràng, dễ hiểu. Những nội dung thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm của 03 báo đã có một số đóng góp chính như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của nhân dân về tình hình dịch bệnh đang diễn ra. Động viên người dân tin tưởng và làm theo những gì Bộ Y tế khuyến cáo để có cách xử lý kịp thời.
Thứ hai, cung cấp những thông tin chính thống, chính xác, đưa ra các cách phòng và chống của Nhà nước Việt Nam về vấn đề dịch bệnh truyền nhiễm trước dư luận trong nước và trên thế giới. Điều đó đã góp phần giúp dư luận trong nước hiểu và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trước vấn đề ứng phó với dịch bệnh truyền nhiễm.
Trong qúa trình nghiên cứu và khảo sát tác giả luận văn nhận thấy các trang báo này đã sử dụng một số hình thức thể loại chính, trong đó nổi bật là thế loại: tin, bài phòng vấn, bài phản ánh.
Để làm rõ hơn về cách thể hiện của các nhà báo, chúng tôi có biểu đồ về nội dung thể loại đã được sử dụng trong việc đưa thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm năm 2016
Biểu đồ 2.3: Số lượng tác phẩm theo nội dung và thể loại được thể hiện trong năm 2016 của từng báo.
Theo kết quả khảo sát của tác giả, trong 03 tờ báo dantri.com.vn;
suckhoedoisong.vn và suckhoemoitruong.com.vn số lượng bài báo đưa tin về dịch bệnh cao nhất chiếm 226/438. Những tin tức thời sự về bệnh dịch được đưa liên tục có kèm theo hình ảnh minh họa để thông tin cụ thể đến cho độc giả. Số lượng những bài viết chuyên sâu như phóng sự hay bài phỏng vấn chiếm khoảng 50/438 tin bài, lời nói của các chuyên gia sẽ đem lại cho công chúng sự tin tưởng hơn rất nhiều so với những đánh giá của một người phóng viên, điều đó chứng minh rằng báo mạng Việt Nam hiện nay đã dần bắt kịp được với thế giới trong vấn đề thông tin sau, thông tin cá nhân - những người có ảnh hưởng.
Biểu đồ 2.4: Đánh giá tác động của việc thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử năm 2016
Theo kết quả điều tra (với phương pháp điều tra qua phiếu hỏi, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát các đối tượng là công chúng độc giả với 350 phiếu điều tra phát ra, kết quả thu về là 301 phiếu hợp lệ), đánh giá chất lượng hiệu quả việc tuyên truyền về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo mạng điện tử.
Ở mức độ Tốt chiếm 26,4%, tỷ lệ số người đánh giá chất lượng tuyên truyền về dịch bệnh truyền nhiễm ở mức Khá và Trung bình bằng nhau chiếm 34,5%, còn 4,6% là ở mức độ Yếu. Như vậy, có thể thấy rằng, việc thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm ở các báo chưa được chú trọng đầu tư nhiều. Thông tin mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin chứ chưa có tác động nhiều đến việc thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi có lợi cho công chúng.
Có thể nhận thấy, việc tuyên truyền về thông tin dịch bệnh truyền nhiễm trên các báo đã có sự thay đổi rất khả quan so với những năm trước đây.
Trong 03 tờ báo mà tác giả khảo sát, trước mỗi sự kiện, mỗi vấn để lớn, các báo đều có chiến dịch thông tin phòng chống về dịch bệnh truyền nhiễm.
Chẳng hạn, trước việc trước những diến biến phức tạp của dịch bệnh do virus
Zika gây nên, dưới sự chỉ đạo của các Bộ, ban ngành có liên quan, báo đã kịp thông tin đến cho người dân biết và phòng tránh...
Năm 2016, dịch bệnh truyền nhiễm về Vi rút Zika bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu, cùng với “Zika”, Sốt xuất huyết cũng diễn biến một cách phức tạp, đặc biệt là ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế chỉ trong 6 tháng đầu năm cả nước đã có hơn 36.000 ca nhiễm bệnh.
Biểu đồ 2.5: Số lượng tác phẩm thông tin về dịch bệnh do virut Zika và Sốt xuất huyết trên 3 trang báo điện tử năm 2016
o Virus Zika
Năm 2016, có thể nói chưa bao giờ từ khóa Zika lại “hot” đến như vậy, hơn 680.000 kết quả tìm kiếm trên google. Báo chí Việt Nam tốn khá nhiều giấy mực cho bệnh truyền nhiễm mới nổi này.
Tại 03 tờ báo mà chúng tôi đã khảo sát, chỉ riêng vấn đề virus Zika ảnh hưởng đến phụ nữ trên báo Dân trí có hơn 20 bài viết, báo Sức khỏe và Đời sống có trên 50 tin, bài , báo Sức khỏe và Môi trường có trên 10 bài báo được đăng tải. Trong ngày 5/4/2016 cả 3 tờ báo cùng đăng tải một sự kiện trong
buổi gặp mặt báo chí việc Bộ Y tế công bố Việt Nam đã có 2 trường hợp mắc vi rút Zi ka.
- Sức khỏe và Đời sống (11h43’) đã đăng tải: Chỉ phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, vi rút Zika mới có khả năng gây bệnh đầu nhỏ.
Thông tin như sau: “Người dân không nên quá lo lắng, không phải cứ phụ nữ mang thai mắc Zika là có thể dẫn đến hội chứng đầu nhỏ. Chỉ những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ở vùng có dịch, có biểu hiện sốt, viêm kết mạc, phát ban thì mới đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều dồn đến bệnh viện để xét nghiệm. Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng ngày 5/4 liên quan đến việc Bộ Y tế công bố Việt Nam đã có 2 trường hợp mắc vi rút Zi ka”.
- Trên Dân trí (20h08’): Nên dừng thai nghén nếu xác định hội chứng đầu nhỏ do vi rút Zika
Thông tin như sau: “Theo PGS.TS.Trần Danh Cường, không phải trường hợp nào nhiễm zika vi rút đều gây hội chứng đầu nhỏ cho thai nhi nhưng nếu xác định là hội chứng này thì nên đình chỉ thai nghén.”
- Tại Sức khỏe và Môi trường (12h29’): Bộ Y tế công bố 2 trường hợp mắc virus Zika đầu tiên ở Việt Nam.
Thông tin như sau: “Trong buổi họp báo vào sáng 5/4 tại Hà Nội, đại diện Bộ Y tế cho biết Bộ Y tế đã ghi nhận những trường hợp mắc virus Zika đầu tiên tại Việt Nam đó là trường hợp một phụ nữ 64 tuổi sống tại Phước Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa và một phụ nữ 33 tuổi ở phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.”
Có thể thấy, từ một sự kiện ba tờ báo lại thông tin đến người đọc đã có sự khác nhau, trên báo Sức khỏe và Đời sống thông tin được đưa theo kiểu
trình tự diễn ra tại buổi họp mặt, kèm theo thông tin “Bác sĩ siêu âm hoàn toàn có thể nắm được kỹ thuật đo chu vi đầu theo bảng chuẩn phát triển thai để phát triển bất thường” và “Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều cần đến bệnh viện để xét nghiệm”. Thời gian đăng tải so với các báo khác là sớm nhất – ngay sau khi buổi gặp mặt kết thúc chưa đến một tiếng.
Trên Dân trí thông tin được đăng tải theo kiểu tập trung những lời phát biểu, lời phỏng vấn có liên quan đến việc virus Zika ảnh hưởng đến phụ nữ có thai trong ba tháng đầu.
Còn trên Sức khỏe và Môi trường lại thông tin chi tiết về 2 phụ nữ mắc bệnh, sự kiện họp báo chỉ được nêu ở cuối bài viết ngày 5/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long sẽ trực tiếp có mặt tại TP.Hồ Chí Minh, Khánh Hòa để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh.
o Sốt xuất huyết
Việt Nam có dịch sốt xuất huyết quanh năm ở khắp cả nước nhưng đỉnh điểm của dịch là vào mùa thu. Tháng 8 cũng là thời điểm các tờ báo mạng đăng nhiều bài viết về dịch bệnh này. Chỉ tính riêng tờ Sức khỏe và Đời sống có tới 32 tin, bài có liên quan đến sốt xuất huyết.
Hàng loạt bài viết được đăng tải như: Hà Nội: Bệnh lý sốt xuất huyết đang "nổi lên"; Bé trai 2 tuổi tử vong do sốt xuất huyết (dantri.com);
Quảng Trị: Hơn 400 người mắc bệnh sốt xuất huyết; Khánh Hòa : Dịch sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng (suckhoemoitruong.com.vn).
Hầu hết các bài báo viết về dịch bệnh này đều được đưa tin về cách phòng , chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Trên suckhoedoisong.vn có khoảng gần 30 bài viết thông tin như: Nên và không nên làm gì khi bị sốt xuất huyết Dengue?; Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban; Sốt xuất huyết nguy
xuất huyết và những lưu ý khi chữa trị. Trên suckhoemoitruong.com.vn cũng đăng tải: Các bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết hiệu quả; Kiểm tra công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại Khánh Hòa…