CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
3.3 Các giải pháp cụ thể
3.3.6. Mở các lớp đào tạo, tập huấn, mở rộng đội ngũ phóng viên chuyên viết về mảng thông tin phòng chống dịch bệnh
Qua việc tiến hành phỏng vấn đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên khai thác thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm hầu hết họ đều cho rằng khó khăn lớn nhất khi thực hiện những tác phẩm về đề tài này chính là việc thiếu kiến thức chuyên môn về y tế, sức khỏe còn hạn chế do không được đào tạo một cách chuyên biệt.
Người làm báo phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chính trị, vì làm báo thực chất là làm chính trị. Thấm nhuần quan điểm, đường lối của Đảng về báo chí cách mạng, tránh đưa sai sự thật, gây hoang mang dự luận.
Đặc biệt với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, mỗi nhà báo cũng cần phải biết một thứ tiếng nước ngoài để có thể đọc hiểu tin bài của báo chí nước ngoài, từ đó có thể nắm bắt đươc tình hình, thông tin dịch bệnh trên thế giới và có những giải pháp phù hợp để thông tin đến nhân dân một cách chính xác, có chiều sâu và hiệu quả. Đặc biệt mỗi cá nhân nhà báo phóng viên chuyên viết về mảng dịch bệnh cần thường xuyên học tập, cập nhật những văn bản liên quan đến ngành y tế.
Chúng tôi nhận thức rằng để thông tin có hiệu quả về dịch bệnh truyền nhiễm đối với người dân người, các cơ quan báo chí cần bám sát các nhiệm vụ, kế hoạch triển khai của các bộ, ngành có liên quan đời sống con người;
kịp thời thông tin đến bạn đọc những thông tin thu thập được thông qua các thể loại, thể tài, báo chí phù hợp trên báo điện tử.
Theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân truyền thông trong lĩnh vực y tế nói chung, dịch bệnh truyền nhiễm nói riêng đạt hiệu quả chưa cao là chúng ta chưa có lực lượng phóng viên chuyên nghiệp viết về lĩnh vực này.
Các khoa đào tạo phóng viên hiện nay tại các trường đại học chủ yếu dạy lý thuyết, các thể loại, thể tài, của báo chí chung mà chưa đào tạo chuyên ngành như: phóng viên chuyên viết về lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, y tế… Do vậy nhiều thông tin mới chỉ dừng lại ở biểu hiện của sự kiện vấn đề mới, chưa phân tích sâu bản chất sự kiện.
Từ sự phân tích nêu trên chúng tôi thấy để nâng cao chất lượng thông tin tác động của dịch bệnh truyền nhiễm đến đời sống con người, phóng viên và các cơ quan báo mạng điện tử cần tiếp tục triển khai các nội dung sau:
- Bám sát sự kiện, thông tin kịp thời những biến động của dịch bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống người dân thông qua các thể tài báo chí như: phỏng vấn, ghi nhanh, phóng sự, tường thuật,… Bài viết cần hạn chế việc đưa số liệu rườm rà, tránh trường hợp liệt kê số liệu, gây khó khăn cho người đọc. Bài viết không nên dài quá chỉ khoảng từ 1000 chữ đến 1200 chữ là vừa. Để bài viết có tính hấp dẫn tác giả có thể đưa kết hợp với video hiện trường, đồ thị, ảnh, box thông tin.
Tít bài báo nên ngắn, cụ thể, đi thẳng vào vấn đề, vừa hấp dẫn và bao quát được nội dung bài viết.
- Kèm theo các bài phản ánh của phóng viên là những bài phỏng vấn các nhà quản lý có trách nhiệm, hoặc bài viết của các chuyên gia phân tích về những giải pháp thích ứng với tình hình dịch bệnh. Ví dụ: Những kiến thức cơ bản trong ứng phó với sốt xuất huyết, hiệu lực của vắc xin phòng sởi…
Tăng cường việc mở các lớp đào tạo về lĩnh vực y tế nói chung và bệnh dịch truyền nhiễm nói riêng. Cần tổ chức thường xuyên và cung cấp thông tin qua mỗi đợt tập huấn.
Xuất bản cẩm nang thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm. Đưa nội dung thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm vào giảng dạy tại các khoa báo chí năm cuối.
Là một nhà báo không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà cần có kiến thức xã hội và vốn sống phong phú. Chịu được áp lực tác động từ nhiều phương diện của xã hội. Không ngừng sáng tạo, đổi mới, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu thông tin của độc giả. Hình thành thói quen đọc báo hàng ngày để tìm hiểu những góc canh mới lạ của cuộc sống, khai thác được những vấn đề mà dư luận quan tâm. Việc tiếp nhận thông tin cần phải có sự chắt lọc, lựa chọn, suy nghĩ, đánh giá, phân tích từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Phóng viên cần được đào tạo một cách bài bản, thường xuyên được tập huấn, đươc làm việc trong môi trường thuận lợi. Vấn đề y tế sức khỏe ngày nay không chỉ dừng lại ở nhu cầu đươc thông tin của độc giả về tình hình, sự kiện, vấn đề một cách đơn giản mà đòi hỏi được thông tin nhiều chiều, đa dạng. Do đó, các tác phẩm báo chí cần được phân tích, lý giải thỏa đáng, sâu sác với cái nhìn mới mẻ, trí tuệ, đáp ứng được nhu cầu thông tin của đôc giả.
Trong thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay, việc trau dồi và nâng cao trình độ ngoại ngữ là rất cần thiết, đặc biệt là đối với những người làm báo thì càng đòi hỏi phải có khả năng ngoại ngữ tốt. Để nghiên cứu, tìm hiều, cập nhật thông tin nước ngoài qua báo, đài, mạng Internet.
Tuyên truyền dịch bệnh truyền nhiễm diễn ra không phải trong một hai năm, trong một hai đợt như các dịch cúm mà diễn ra thường xuyên và lâu dài.
Trong đó, rất cần thiết việc ngành y tế phối hợp các cơ sở đào tạo báo chí mở các khóa đào tạo phóng viên chuyên viết về lĩnh vực y tế nói chung và dịch bệnh truyền nhiễm nói riêng, có như vậy mới tạo được đội ngũ các nhà báo chuyên nghiệp viết về lĩnh vực y tế, dịch bệnh truyền nhiễm.
*Tiểu kết chương 3
Báo điện tử hiện nay có những điểm mạnh vượt trội của nó so với các loại hình báo chí khác chính vì vậy nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin đến cộng đồng không chỉ riêng trong lĩnh vực y tế, sức khỏe mà nó còn có vai trò cực kỳ to lớn cho việc cung cấp thông tin nói chung.
Nhu cầu nắm bắt thông tin của công chúng hiện nay qua báo điện tử càng ngày càng lớn.
Trước những vấn đề đặt ra về việc thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử hiện nay, bao gồm: (1) số lượng tác phẩm thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử còn hạn chế. (2) Hình thức các tác phẩm thông tin về dịch bệnh trên hầu hết các báo đều chỉ sử dụng tin là chủ yếu. Chính vì vậy còn chưa thực sự phong phú và đa dạng để thu hút hay hấp dẫn công chúng. Cách đưa thông tin một cách tràn lan không có chuyên mục rõ ràng hay riêng biệt, khiến công chúng rất khó khăn khi tìm kiếm thông tin mà họ cần.(3)Nội dung các tác phẩm thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Rất ít các bài viết phân tích chuyên sâu hay các bài viết có ý kiến của chuyên gia y tế, số bài viết trùng lặp còn khá nhiều. Nội dung thông tin còn chung chung chứ chưa thực sự nhấn mạnh được vào những kiến thức cần thiết để công chúng có thể dễ dàng thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi có lợi cho bản thân, gia đình và cộng đồng. (4)sự phối hợp giữa cơ quan báo chí và lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực y tế dự phòng còn chưa thực sự chặt chẽ. (5) Đội ngũ biên tập viên, phóng viên viết và đưa tin về công tác phòng chống dịch bệnh còn chưa được đào tạo chuyên môn Y tế.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những vấn đề đó , Chương 3 tác giả tập trung nêu lên các giải pháp cụ thể về hình thức và nội dung các tác phẩm thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử. Đồng thời đề ra các giải pháp và khuyến nghị cụ thể như (1) Nâng cao nhận thức của cơ quan chủ quản và chủ thể tham gia thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; (2) Xây dựng chuyên mục riêng, dành ưu tiên và cập nhật liên tục thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; (3) Tăng cường bài viết chuyên sâu của các nhà khoa học, các chuyên gia về các loại dịch bệnh truyền nhiễm; (4)Phát triển nội dung các bài viết tư vấn, chỉ dẫn cho cộng đồng; (5) Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng;
(6)Tổ chức đào tạo, tập huấn, mở rộng đội ngũ phóng viên chuyên viết về mảng thông tin phòng chống dịch bệnh
Những giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các tác phẩm báo chí thông tin phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay./.