Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán VL, CCDC tại Công ty CPĐTXD và PTKT Toàn Cầu
3.2 Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng kế toán VL, CCDC…68 Kết luận
* Đối với công tác quản lý VL, CCDC
Công ty cần xây dựng kế hoạch tiêu thụ cho từng tháng, từng tuần để có thể dự trữ được kế hoạch dự trữ VL, CCDC hợp lý hơn
Cần có một quyết định xử phạt đối với những công nhân chuyên làm hỏng VL, CCDC. Vì làm như vậy sẽ gắn trách nhiệm của công nhân hơn với việc sản xuất sản phẩm của Công ty. Công ty cần xây dựng định mức tồn kho cho từng loại sản phẩm
* Đối với công tác kế toán VL, CCDC
Nên mở kế toán chi tiết TK 152 theo từng phân xưởng thay bằng hạch toán chung
TK 152.4.1 : Nguyên vật liệu chính cho xưởng cơ khí
TK 152.4.2 : Nguyên vật liệu phụ cho xưởng sản xuất vậy liệu xây dựng
Việc mở chi tiết sẽ giúp cho kế toán vừa theo dõi được chi phí nguyên vật liệu cho từng phân xưởng, vừa có thể theo dõi được tình hình tiêu hao nguyên vật liệu chính là bao nhiêu, nguyên vật liệu phụ là bao nhiêu, công cụ dụng cụ là bao nhiêu. Khi các NVL mang tính chất phụ dựng để bảo dưỡng, bôi trơn ta có thể nhập vào tài khoản 152(4), việc hạch toán này sẽ tránh được tình trạng công ty bị đội chi phí lớn ở tháng phát sinh nghiệp vụ nhập những loại NVL này như hiện nay ở công ty đang hạch toán
Công ty cần xây dựng mã cho từng loại VL, CCDC chủng loại , kích thước… theo từng loại sản phẩm. Dựa vào mã ta có thể nhập xuất hàng theo mã có thể giúp kế toán trong việc áp dụng máy vi tính trong việc theo dõi, hạch toán. Nếu thực hiện được điều này sẽ giúp cho khối lượng công việc kế toán VL, CCDC được giảm xuống. Việc nhập, xuất theo mã cũng giúp phần theo dõi được tình hình tăng, giảm của từng loại VL, CCDC của từng loại sản phẩm mà công ty tiến hành sản xuất
KÕt luËn
Qua quá trình thực tập tại Công ty, em đã được nghiên cứu và tìm hiểu quá trình hạch toán của Công ty kết hợp giữa lý thuyết được tích luỹ trong quá trình học tập tại trường và thực tế công việc. Qua đó không những em đã được nâng cao trình đọ của mình mà còn được hiểu rõ hơn về tình hình thực tế trong một công ty về: Phương pháp quản lý, phương pháp hạch toán, phương pháp điều hành công việc của các thành viên trong công ty. Một phần rõ rệt nhất mà em hiểu được đó là sự áp dụng giữa lý thuyết vào thực tế công việc là cả một quá trình dài, nó đòi hỏi người học phải nắm vững được những gì đã được trang bị trên ghế nhà trường cộng với sự nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu trong thực tế làm việc cho công việc được thành công
Phần kế toán VL, CCDC là một phần hành có tính chất khối lượng công việc nhiều, đòi hỏi nhân viên kế toán phần hành này phải có kiến thức thực tế vững, việc sắp xếp công việc phải hợp lý thì mới giải quyết được khối công việc lớn phát sinh hàng ngày
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay công ty gặp rất nhiều khó khăn khách quan mang lại, nhưng với trách nhiệm và nghề nghiệp đội ngũ kế toán của Công ty vẫn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao. Do vậy công tác quản lý vật tư tại công ty luôn được thực hiện tốt đảm bảo theo dõi chính xác cả về số lượng lẫn giá trị. Từ đó, Công ty đã giảm bớt được tình trạng thất thoát và lãng phí. Như vậy nó sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công của Công ty
Trong thời gian thực tập không lâu tại Công ty CPĐTXD và PTKT Toàn Cầu, em đã đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán VL, CCDC ở Công ty. Qua đó em nhận thấy rằng công tác kế toán VL, CCDC ở Công ty đã được những thành tựu nhất định, nhưng bên cạnh đó còn có
những hạn chế theo ý kiến chủ quan cá nhân nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự thong cảm và góp ý của các nhân viên phòng kế toán, ban lãnh đạo Công ty.
Cuối cùng em xin cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa kế toán doanh nghiệp của trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo Vũ Đình Vanh đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em cùng với sự giúp đỡ của cán bộ phòng kế toán Công ty đã giúp em hoàn thiện báo cáo chuyên đề của mình
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2010 Sinh viên
Trần Thị Phương Lê