Chương 4: TRIỂN KHAI LEAN TẠI CÔNG TY SCHLUMBERGER VIỆT NAM
4.4 CẢI THIỆN KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU VÀ TỒN KHO
LEAN cũng xác định việc nâng mức sẵn sàng của trang thiết bị lên cao hơn, nhằm giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng đáp ứng với sự thay đổi về chủng loại trang thiết bị cho khách hàng.
Biểu đồ này được rà soát, ghi lại hằng tuần, và được ban điều hành ESC nhận xét, chỉ đạo việc cải thiện.
Ví dụ: trạng thái thiết bị sẵn sàng tuần 24 năm 2011.
Hình 4.3 Trạng thái thiết bị
Ở ví dụ trên phần màu đỏ hiển thị cho ta thấy phần trăm của thiết bị chưa sẵn sàng 39.4%. Con số này phản ánh khả năng đáp ứng khi có sự thay đổi của khách hàng trong thời gian tiếp theo là không cao.
LEAN cũng đưa ra mục tiêu là đạt được, duy trì mức đọ sẵn sàng là trên 80%, có nghĩa là phần không sẵn sàng sẽ phải giảm, dưới 20% mới đạt yêu cầu.
4.4.2 Giảm lãng phí vật tư
LEAN cũng xác định là việc tích trữ qua nhiều vật tư trong kho, đã và đang tạo ra nhiều lãng phí cho doanh nghiệp. Số lượng lưu giữ trong kho vật tư qua nhiều, mất kiểm soát, dẫn đến nhiều chi phí phát sinh.
Các giá trị này được rà soát, ghi lại hằng tuần, và được ban điều hành ESC nhận xét, chỉ đạo việc cải thiện.
Nếu chia các vật tư này theo tần số sử dụng:
9 Runner: Nhóm vật tư sử dụng thường xuyên 5-6 lần trong 6 tháng qua.
9 Repeater: Nhóm vật tư sử dụng thường xuyên 3-4 lần trong 6 tháng qua.
-73-
9 Stranger: Nhóm vật tư sử dụng thường xuyên 0-1-2 lần trong 6 tháng qua.
Nếu chia các vật tư này theo giá trị chiếm giữ trong kho lưu trữ: (giá trị lớn nhất đến nhỏ nhất).
9 Loại A: là số lượng chiếm 20% số lượng vật tư giá cao nhất trong kho.
9 Loại B: là số lượng chiếm 30% số lượng vật tư giá cao tiếp theo.
9 Loại B: là số lượng chiếm 30% số lượng vật tư còn lại.
Thực trạng doanh nghiệp như sau:
Hình 4.4 Báo cáo RRS tháng 6 năm 2011
Với thực trạng như trên, công ty đề ra mục tiêu hướng đến trong năm 2012 là:
- Giảm 50 số lượng vật tư sử dụng ở phân loại STRANGER - Tăng 200% số lượng vật tư sử dụng ở phân loại RUNNER 4.4.3 Cải thiện sản phẩm dang dở
Là một khái niệm được tình bằng giá trị $ của thiết bị (tính bằng Gross Book Value_giá trị chưa khấu hao) và được chia theo trạng thái của thiết bị.
Các giá trị này được rà soát, ghi lại hằng tuần, và được ban điều hành ESC nhận xét, chỉ đạo việc cải thiện.
Ta chia các trạng thái sau:
9 ON LOCATION: là thiết bị đang hiện ở trên giàn khoan.
9 RITE: là thiết bị sẵn sàng theo đơn đặt hàng của khách hàng.
-74-
9 FXD: là thiết bị đã qua quy trình kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa.
9 RONG: là thiết bị chưa qua quy trình kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa.
9 DFP: là thiết bị hư hỏng, đang chờ đợi sửa chữa lớn.
Hình 4.5 Lượng sản phẩm dang dở năm 2010
Đồ thị giá trị sản phẩm dang dở (WIP_Work in Process) cho ta biết được giá trị $ của từng phân loại trạng thái, và cũng cho ta biết được dự đoán trong thời gian ngắn sắp tới lượng doanh thu của doanh nghiệp.
Đồng thời cũng giúp cho các nhà lãnh đạo tập trung nguồn lực vào công việc cụ thể. Ở ví dụ như hình trên thì ta dễ dàng nhận thấy doanh nghiệp đang có 21.8M$
nhưng chỉ 6.2M$ là đang tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, trong khi đó phần RONG chiếm đến 9.0M$ và DFP gần 1M$, có nghĩa là doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc phân bổ nguồn lực, khó khăn trong việc lập kế hoạch,…và tất nhiên cần một hành động tức thời để cải thiện tình hình.
Ở một khía cạnh khác, việc áp dụng WIP vào để kiểm tra, đánh giá mức độ sẵn sàng công nghệ của doanh nghiệp. Thông thường nếu doanh nghiệp có nhiều trang thiết bị công nghệ cao thì gí trị $ càng lớn và giá trị doanh thu mang lại cũng càng lớn, vì thế quản lý các công nghệ này, áp dụng LEAN cho những công nghệ
$21.8M
$6.2M
$3.6M
$2.8M
$9.0M
$892K
$‐
$5,000.00
$10,000.00
$15,000.00
$20,000.00
$25,000.00
Total WIP $ Value
Thousands Total
On Location FXD RITE RONG DFP
-75-
này mang lại giá trị lớn cho danh nghiệp và là ưu tiên cho việc áp dụng LEAN vào lĩnh vực này.
4.4.4 Liên tục thực hành 5S trong doanh nghiệp
Nhằm rút ngắn thời gian tìm kiếm dụng cụ, trang thiết bị trong các quy trình làm việc của nhân viên, Các buổi thực hành 5S sẽ giúp nhân viên giảm thiều thời gian cho từng công việc của mình. Với tiêu chí của các buổi thực hành 5S là: “Mọi dụng cụ đều có nơi lưu giữ, và mỗi nơi lưu giữ luôn chỉ có một dụng cụ đúng quy định”.
Bảng 4.9 Một số hình ảnh 5S của doanh nghiệp.
Trước 5S Sau 5S