CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP 4
1.1 Chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược 4
1.1.5 Vai trò của quản lý chiến lược
Không thể tìm được mối liên hệ trực tiếp của quản lý chiến lược với sự gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp vì trong môi trường có nhiều biến số tác động và rất phức tạp. Tuy nhiên không thể phủ nhận những đóng góp gián tiếp vào lợi nhuận của quản lý chiến lược thông qua việc khai thác cơ hội và giành ưu thế cạnh tranh.
Quản lý chiến lược mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích:
Phân tích môi trường
Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu
Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược
Thực hiện chiến lược
Đánh giá và kiểm tra thực hiện
Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vũ Lê Công Luận Quản trị kinh doanh
13
- Thứ nhất: quá trình quản lý chiến lược giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. Nó khiến cho nhà quản trị chiến lược phải xem xét và xác định xem doanh nghiệp đi theo hướng nào và khi nào thì đạt vị trí nhất định. Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp cho lãnh đạo cũng như nhân viên nắm được việc gì cần làm để đạt được thành công.
- Thứ hai: điều kiện môi trường mà các doanh nghiệp gặp phải luôn biến đổi.
Những biến đổi nhanh thường tạo ra các cơ hội và thách thức bất ngờ. Phương cách dùng quản lý chiến lược giúp nhà quản trị nhằm vào các cơ hội và nguy cơ trong tương lai. Mặc dù các quá trình kế hoạch hóa không loại trừ việc các nhà quản lý dự kiến hoặc dự báo trước các điều kiện môi trường trong tương lai, song các quá trình đó không chú trọng đến tương lai. Trong khi đó, quá trình quản lý chiến lược buộc nhà quản lý phân tích và dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai gần cũng như xa. Nhờ thấy rõ điều kiện môi trường tương lai mà nhà quản lý có khả năng nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng hết các cơ hội đó và giảm bớt thách thức liên quan đến điều kiện môi trường.
- Thứ ba: nhờ có quá trình quản lý chiến lược, doanh nghiệp sẽ gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan. Do sự biến động và tính phức tạp trong môi trường ngày càng gia tăng, doanh nghiệp cần cố gắng chiếm được vị thế chủ động hoặc thụ động tấn công. Quyết định chủ động là sự cố gắng dự báo điều kiện môi trường và sau đó tác động hoặc làm thay đổi các điều kiện dự báo sao cho hãng đạt được mục tiêu đề ra. Quyết định thụ động tấn công là dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai thông qua biện pháp hành động tối ưu hóa vị thế của doanh nghiệp trong môi trường đó bằng cách tránh những vấn đề đã thấy trước và chuẩn bị tốt hơn để thực hiện bằng cơ hội tiềm tàng.
- Thứ tư: phần lớn các công trình nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nào vận dụng quản lý chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với các kết quả mà họ đạt được trước đó và tốt hơn kết quả của doanh nghiệp không vận dụng quản lý chiến lược. Điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp vận dụng quản lý chiến lược sẽ không gặp phải các vấn đề, thậm chí có thể bị phá sản, mà nó chỉ có nghĩa là
Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vũ Lê Công Luận Quản trị kinh doanh
14
việc vận dụng quản lý chiến lược sẽ giảm bớt rủi ro, gặp phải vấn đề trầm trọng và tăng khả năng của công ty trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi nó xuất hiện.
Mặc dù các ưu điểm nêu trên là rất quả trong tuy nhiên quản lý chiến lược vẫn có một số nhược điểm sau nếu doanh nghiệp nhận thức được và khắc phục thì hiệu quả của quản lý chiến lược sẽ được nâng lên rất nhiều.
- Thứ nhất, để thiết lập quá trình quản lý chiến lược cần nhiều thời gian và sức lực. Tuy nhiên, một khi doanh nghiệp có kinh nghiệm về quá trình quản trị chiến lược thì vấn đề thời gian giảm bớt, dần dần đi đến tiết kiệm thời gian. Hơn nữa, vấn đề thời gian cần cho việc lập kế hoạch sẽ kém phần quan trọng nếu doanh nghiệp được bù đắp nhiều lợi ích.
- Thứ hai, các kế hoạch có thể bị coi là cứng nhắc khi đã ấn định thành văn bản. Đây là sai lầm nghiêm trọng của việc vận dụng không đúng đắn môn quản lý chiến lược. Kế hoạch chiến lược phải năng động và phát triển vì rằng điều kiện môi trường biến đổi, công ty có thể quyết định đi theo mục tiêu mới hoặc mục tiêu sửa đổi. Nhiểu công ty vận dụng quản lý chiến lược quá tin tưởng là kế hoạch của họ nhất thiết phải thực hiện mà không đếm xỉa đến các thông tin bổ sung.
- Thứ ba, giới hạn sai sót trong việc dự báo môi trường dài hạn đôi khi có thể rất lớn. Khó khăn này không làm giảm sự cần thiết phải dự báo trước. Thực ra việc đánh giá triển vọng không nhất thiết phải chính xác đến từng chi tiết tường tận, mà chíng được đề ra đảm bảo cho doanh nghiệp không phải đưa ra những thay đổi thái quá mà vẫn thích nghi được với những diễn biến môi trường ít đổ vỡ hơn.
- Thứ tư, một doanh nghiệp dường như vẫn ở giai đoạn kế hoạch hóa và chú ý quá ít đến vấn đề thực hiện. Hiện tượng này khiến một số nhà quản lý nghi ngờ về tính hữu ích của quá trình quản trị chiến lược. Thế nhưng, vấn đề không phải tại quản lý chiến lược mà tại người vận dụng nó. Hiển nhiên, các doanh nghiệp cần phải “đề ra kế hoạch để thực hiện” nếu bất kỳ dạng kế hoạch hóa nào có khả năng mang lại hiệu quả.
Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vũ Lê Công Luận Quản trị kinh doanh