CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP 4
1.3 Các ma trận và một số điểm cần lưu ý khi đề xuất chiến lược kinh doanh 26
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của Công ty giữ chức năng quản lý, điều hành hoạt động của Công ty. Vì vậy, bộ máy của Công ty hoạt động có hiệu quả sẽ giúp Công ty hoàn thành tốt các kế hoạch, đạt kết quả cao. Chính vì thế mà Công ty đã từng bước cũng cố tổ chức, thiết lập một cơ cấu phù hợp và gọn nhẹ nhưng phù hợp nhất, đào tạo, bồi dưỡng và tuyển chọn những cá nhân xứng đáng với vai trò nhiệm vụ của mình.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý. Trong Công ty, giữa ban giám đốc với các phòng ban và các xí nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và mỗi bộ phận được phân công, phân nhiệm rõ ràng, thuận tiện cho việc điều hành, quản lý.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến – chức năng. Chủ tịch – Tổng Giám đốc ra lệnh điều hành trực tiếp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các Phó giám đốc điều hành trong công ty theo sự phân công và ủy quyền của Chủ tịch – Tổng Giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ được bố trí tương đối gọn nhẹ và các Trưởng phòng, Giám đốc các Xí nghiệp có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch – Tổng Giám đốc trong phần nhiệm vụ được giao nhằm giúp cho Chủ tịch nhanh chóng có những quyết định, chỉ đạo kịp thời trong mọi hoạt động của công ty.
*Chức năng nghiệp vụ của từng bộ phận:
Ban Tổng giám đốc: gồm Chủ tịch – Tổng Giám đốc và 4 phó giám đốc:
Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vũ Lê Công Luận Quản trị kinh doanh
37
Chủ tịch – Tổng Giám đốc: là người phụ trách điều hành các hoạt động của Công ty, hoạch định các chiến lược về kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nhân lực.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất: là người giúp việc cho Chủ tịch – Tổng Giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất nguồn nước sạch phục vụ cho nhu cầu của người dân trong thành phố, xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới đường ống cấp nước chung trên địa bàn thành phố đến người dân sử dụng theo quy hoạch chung của thành phố. Xây dựng kế hoạc phát triển khách hàng và kế hoạch tiêu thụ nguồn nước sản xuất ra.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh: là người phụ trách công tác hành chình kinh doanh, giúp việc cho Chủ tịch – Tổng Giám đốc trong việc quản lý hành chính. Tham mưu về kế hoạch kinh doanh sản phẩm nước sạch và nước uống tinh khiết của Công ty với Tổng Giám đốc để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với quy mô của Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách xây lắp: là người giúp việc cho Chủ tịch – Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện kế hoạch lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước trên thành phố, tổ chức lắp đặt cho khách hàng theo dự toán thiết kế, thi công xây dựng các công trình phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật: là phòng tham mưu cho Chủ tịch – Tổng Giám đốc trong việc quản lý kế hoạch kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác, sản xuất nước sạch, nước uống tinh khiết, kỹ thật vận hành mạng truyền dẫn và phân phối nước, đảm bảo cung cấp nước sạch cho thành phố Nam Định và các thị trần , huyện lân cận.
*Chức năng của các phòng ban nghiệp vụ:
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý lao động của Công ty. Tham mưu cho Chủ tịch – Tổng Giám đốc điều hành sử dụng lực lượng lao động. Tổ chức tốt bộ máy ở cơ sở để điều động, tiếp nhận, tuyển dụng, đào tạo cán bộ, công nhân, đề xuất biện pháp quản lý lao động, tiền lương, biện pháp quản lý an toàn lao động.
Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vũ Lê Công Luận Quản trị kinh doanh
38
- Phòng tài vụ: Thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch – Tổng Giám đốc Công ty giao cho:
+ Lập kế hoạch tài chính của Công ty.
+ Chịu trách nhiệm chính trong công tác tham mưu giúp việc Tổng Giám đốc Công ty điều hành và quản lý tốt công việc tài chính – kế toán phục vụ kịp thời cho công tác sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển, đạt hiệu quả cao.
+ Theo dõi và quản lý tốt nguồn vốn, các loại tài sản hiện có của Công ty, kịp thời báo cáo Tổng Giám đốc Công ty tình hình hoạt động của các loại vốn giúp Tổng Giám đốc điều hành về mặt kinh tế, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, kịp thời ngăn ngừa các biểu hiện sai trái về mặt tài chính có thể xảy ra.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: quản lý việc khai thác, sản xuất nước sạch, kỹ thuật vận hành mạng truyền dẫn và phân phối nước. Có kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, kế hoạch tháng, quý, năm; quản lý kỹ thuật, định mức vật tư phục vụ sản xuất và xây lắp. Lập dự trù nguyên vật liệu, tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch triển khai sản xuất, khai thác và kinh doanh của Công ty.
- Phòng thanh tra – quản lý: Kiểm tra tình hình cung ứng và sử dụng nước máy và nước uống; xây dựng các biện pháp quản lý mạng đường ống cấp nước trong thành phố, thị trấn trực thuộc Công ty quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng nước sạch của khách hàng.
* Chức xí nghiệp trực thuộc Công ty:
- Xí nghiệp sản xuất nước sạch: Thực hiện tổ chức sản xuất nước sạch đảm bảo công suất và chất lượng nước theo quy định của Bộ y tế, an toàn lao động, điều hành lực lượng lao động Công ty giao cho quản lý. Hướng dẫn công nhân viên vận hành máy móc thiết bị theo đúng quy trình công nghệ sản xuất nước.
- Xí nghiệp kinh doanh nước sạch thành phố Nam Định: Thực hiện nhiệm vụ Công ty giao về quản lý khách hàng, quản lý đồng hồ, sản phẩm nước sạch và nước uống tinh khiết Thiên Trường tiêu thụ được. Đảm bảo doanh thu tiền nước theo kế hoạch và các nhiệm vụ khác.
Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vũ Lê Công Luận Quản trị kinh doanh
39
- Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Ý Yên, Vụ Bản, Trực Ninh: quản lý toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư, tổ chức sản xuất theo kế hoạch được Công ty giao cho, quản lý và bố trí lao động theo kế hoạch hàng năm, quản lý tài chính theo hình thức báo sổ, thực hiện các mặt quản lý về tài chính, vật tư, lao động tiền lương theo quy chế của Công ty và tiến tới hạch toán độc lập.
- Xí nghiệp xây dựng lắp đặt: Giám đốc xí nghiệp xây lắp chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc công ty về việc thi công đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công công trình theo quy định của Nhà nước và công ty từ khâu tổ chức, thi công, nghiệm thu, lập hồ sơ quyết toán.
- Xí nghiệp xây lắp: Tổ chức thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo thực hiện đứng theo các hợp đồng lao động đã ký, lập hồ sơ quyết toán, trình duyệt nguồn vốn cần cung cấp.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH MTV KDNS Nam Định