CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP 4
2.2 Phân tích các yếu tố môi trường sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
2.2.2 Phân tích môi trường vi mô (môi trường ngành) 52 .1. Khái quát về ngành nước Việt Nam
2.2.2.1. Khái quát về ngành nước Việt Nam:
Từ cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21, vấn đề nước và tài nguyên nước được Thế giới đặc biệt quan tâm và đánh giá “Nước quý hơn vàng” và ngày càng khan hiếm. Nước ngọt đã trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng tại nhiều quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.
Việt Nam với dân số hiện nay sấp xỉ 86 triệu người, là một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất. GDP hàng năm giữ mức tăng trưởng 7%. Trong 10 năm qua Chính phủ đặc biệt quan tâm đến phát triển hạ tầng và đã đưa ra định hướng phát triển đến 2025 và tầm nhìn đến 2050, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội là phát triển bền vững trên cả ba lĩnh vực: Kinh tế, xã hội và môi trường. Liên quan đến Môi trường kết quả mong muốn đạt được vào năm 2010 mà Chính phủ nêu ra là: 95% dân số đô thị và 75% dân số nông thôn được sử dụng nước an toàn.
Hiện nay toàn quốc có 68 Công ty cấp nước đô thị, đang vận hành 420 hệ thống cấp nước lớn nhỏ, với tổng công suất 5,5triệu m3/ngày/đêm, tăng gấp 2,8 lần so với năm 1998, tỷ lệ bao phủ cấp nước đô thị đã đạt > 70%.
Tuy nhiên sau 10 năm thực hiện định hướng phát triển cấp nước và thoát nước đô thị được chính phủ phê duyệt tại quyết định số 63/1998/QĐ-TTg ngày 18/3/1998 cùng nhiều cơ chế chính sách mà nhà nước đã ban hành, ngành cấp thoát nước vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng với đòi hỏi của sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và đô thị hoá: tỷ lệ bao phủ dịch vụ còn thấp, cấp nước đô thị mới đạt 73%, còn gần 400 đô thị loại IV và V chưa có hệ thống cấp nước và thoát nước tập trung; thất thoát nước sạch còn lớn, bình quân toàn ngành cấp nước đô thị còn thất thoát tới 30% so với tổng lượng nước sạch được sản xuất, chất lượng nước sạch còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt (chủ yếu là độ đục, Clo dư, phèn…) vv…Chính vì thế trong tương lai ngành nước cần tiếp tục phấn đấu làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình để góp phần nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng đô thị Việt Nam văn minh, hiện đại.
Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vũ Lê Công Luận Quản trị kinh doanh
53 2.2.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh:
- Hiện nay trên địa bàn thành phố Nam Định ngoài Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Nam Định là đơn vị cung cấp nước sạch chính cho Thành phố Nam Định và 3 địa bàn trên thị trấn, trung tâm huyện. Còn lại đang tồn tại 2 đơn vị cung cấp nước sạch khác là: Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định và đơn vị cấp nước Sa Ban của máy dệt.
+ Công ty Cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định: là Công ty cấp nước cho thị trấn Xuân Trường, huyện Mỹ Lộc và cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, với quy mô công suất nhỏ, dây truyền xử lý nước đơn giản, chất lượng nước chưa được ổn định theo tiêu chuẩn.
+ Đơn vị cấp nước Sa Ban máy dệt: Dây truyền sử lý lạc hậu, chủ yếu sản xuất nước sạch cho sản xuất của nhà máy dệt Nam Định, ngoài ra đơn vị này cũng đang có hướng phát triển cung cấp nước ra ngoài khu công nghiệp Hoà Xá với giá thành sản phẩm thấp cạnh tranh lượng khách hàng đang có của Công ty.
Trước mắt các đối thủ cạnh tranh của công ty chưa thực sự lớn tuy nhiên với sự phát triển ngày càng hiện đại của công nghệ, khi các đơn vị đối thủ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào để cải thiện vị thế của họ thì đấy là một thách thức đối với công ty.
2.2.2.3. Phân tích áp lực của khách hàng:
a. Khách hàng hiện nay:
Nước luôn cần thiết cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người vì thế có thể nói đây là cơ hội của công ty. Công ty hoạt động sản xuất trong ngành kinh doanh công ích độc quyền sản xuất theo cơ chế thị trường nhưng giá bán do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Nhận thức của khách hàng về nước sạch ngày càng nâng cao do mức sống (thu nhập) của người dân ngày càng được cải thiện nên lượng khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty ngày một gia tăng.
Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vũ Lê Công Luận Quản trị kinh doanh
54
Bảng 2.5. Sản lượng nước thương phẩm tiêu thụ các năm 2008-2010 Sản phẩm và khách hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 SLg nước thương phẩm (1000 m3) 9.773 10.359 11.020
Sinh hoạt (1000 m3) 6.065 6.490 6.860
SXKD + Dịch vụ (1000 m3) 3.708 3.869 4.160
Tổng số khách hàng (hộ) 75.629 80.417 85.500
(Nguồn: Bộ phận kế toán – Xí nghiệp KDNS thành phố)
Khách hàng hiện tại của Công ty bao gồm: 22 phường, xã thuộc địa bàn thành phố Nam Định, các thị trấn, thị tứ và một số xã lân cận thị trấn, thị tứ của các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Trực Ninh.
b. Nhu cầu thị trường:
Nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty ngày một gia tăng, do tốc độ phát triển đô thị của thành phố ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đây là cơ hội của công ty để phát triển sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.6. Dự báo quy mô dân số đến năm 2020
Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
Thành phố Nam Định 253.154 330.225 375.000
Toàn tỉnh 1.830.000 1.880.000 1.950.000
Mặt khác, trình độ dân trí của người tiêu dùng ngày một tăng nên nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề sử dụng nguồn nước cũng được cải thiện do đó nhu cầu về nước sạch ngày một tăng đặc biệt là các khu vực nông thôn.
Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vũ Lê Công Luận Quản trị kinh doanh
55
Bảng 2.7. Tỷ lệ tăng trưởng thị trường sử dụng nước sạch
Khu vực Năm
2008
Năm 2009
Năm 2010
Tỷ lệ 2009 / 2008
Tỷ lệ 2010 / 2009 Thành phố (1000m3) 7.671 7.841 7.969 2,2% 1,6%
Nông thôn (1000m3) 2.102 2.518 3.051 19,8% 21,2%
(Nguồn: Bộ phận kế toán – Xí nghiệp KDNS)
Qua bảng tăng trưởng của các thị trường sử dụng nước sạch của công ty ngày càng tăng, đặc biệt là khu vực nông thôn có tốc độ tăng nhanh. Công ty cần chú tâm và phát triển thị trường đầy tiêm năng này.
Đặc biệt 2012 thành phố Nam Định được Chính phủ công nhận là Đô thị loại 1 thuộc tỉnh, sự phát triển hạ tầng và sự tăng dân số ngày càng nhanh. Với các khu đô thị mới được quy hoạch xây dựng như Khu đô thị Thành An, Nghĩa An, Mỹ Trung, Đông Đông Mạc và thành phố được mở rộng một số xã của huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Nam Trực, Nghĩa Hưng giáp với thành phố sẽ được sát nhập vào thành phố. Nhu cầu sử dụng nước sạch sẽ tăng lên rất nhiều và hệ thống mạng lưới cấp nước cũng được yêu cầu mở rộng và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu cho nhân dân.
2.2.2.4. Phân tích áp lực của nhà cung cấp:
Nguồn cung cấp là nước sông Đào, nguồn nước này cũng bị biến động theo mùa: mùa lũ lượng nước khai thác được ổn định nhưng hàm cặn nhiều tốn hoá chất cho việc xử lý, mùa kiệt lượng nước khai thác được ít ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của Công ty. Hiện nay nước sông Đào ngày càng bị cạn kiệt, mức nước đỉnh lũ của các năm 2009, 2010 đều chưa đạt tới mức báo động. Điểm lấy nước ở sông luôn phải nạo vét bùn (để đảm bảo lưu lượng) đặc biệt năm 2010 công ty phải nối dài ống hút để đảm bảo lưu lượng.
Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vũ Lê Công Luận Quản trị kinh doanh
56
Hoá chất sử dụng cho việc xử lý: bao gồm PAC, Javen và Phèn (đối với mùa nước đục). Những nguồn nguyên liệu này luôn bị biến động về giá cả trên thị trường làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của Công ty.
Các đơn vị cung cấp vật tư: Công ty nhựa thiếu niên Tiền Phong Hải Phòng, Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vân Giang vật tư cung cấp, các phụ kiện, vật tư giá cả luôn thay đổi không dự báo trước...ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ngành sản xuất nước luôn gắn liền với ngành cung cấp điện, ngành điện là nhà cung cấp cực kỳ quan trọng đối với ngành nước. Việc sản xuất và cung cấp sản phẩm của công ty phụ thuộc rất nhiều vào điện. Không có điện mọi hoạt động của công ty ngừng trệ vì thế đây là thách thức đối với công ty. Như trong năm 2009 tình trạng thiếu điện diễn ra rất phổ biến khiến cho lượng sản phẩm công ty sản xuất và cung cấp ra thị trường cũng bị cắt giảm theo ảnh hưởng lớn tới doanh thu của công ty. Tuy nhiên hiện nay tình trạng thiếu điện đã được cải thiện hơn giúp tình hình hoạt động sản xuất của Công ty cũng dần ổn định.
Bảng 2.8. Tên nguyên vật liệu và các nhà cung cấp của Công ty
Loại nguyên liệu Tên nhà cung ứng
Điện Công ty điện lực Nam Định
Clo Công ty hóa chất Việt Trì
PAC Viện hóa học Việt Nam
Phèn cao cấp HTX Toàn Thắng
ống nước PE Công ty nhựa Tiền Phong
ống và phụ kiện đường ống Công ty nhựa Tiền Phong
Đồng hồ đo nước Công ty TM và phát triển Bắc Hà
Đối với công ty thì các nhà cung cấp thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là thách thức đối với công ty, bởi hoạt động của công ty phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên vật liệu đầu vào mà các nhà cung ứng cung cấp.
Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vũ Lê Công Luận Quản trị kinh doanh
57 2.2.2.5. Phân tích áp lực của sản phẩm thay thế:
Trong giai đoạn hiện nay cũng như tương lai lâu dài, nguồn nước sạch cung cấp phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân luôn luôn đảm bảo vệ sinh an toàn trong sinh hoạt là không thể thiếu, không thể thay thế. Vì vậy đối với sản phẩm của công ty sản xuất hiện tại và trong tương lai tới là không có sản phẩm thay thế
2.2.2.6. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của công nghệ máy móc. Công nghệ lọc nước với thiết bị máy móc mới có tính năng hiện đại hơn.
Các đơn vị cấp nước tư nhân mới, với dây truyền công nghệ sản xuất mới hiện đại hơn, với chất lượng tốt, giá thành hạ. Đặc biệt nước dùng cho sinh hoạt có thể lấy từ nước ngầm (mực nước ngầm Nam Định trữ lượng lớn, việc khoan lấy nước rất đơn giản và giá rẻ) đây là nguồn cung cấp thuận tiện cho các đơn vị này sản xuất.
Đối thủ tiềm ẩn mới tuy chưa có biểu hiện của sự xuất hiện xâm nhập vào thị trường, tuy nhiên đây cũng là một yếu tố thách thức đối hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vũ Lê Công Luận Quản trị kinh doanh
58 2.2.2.7. Tổng hợp môi trường ngành của Công ty:
Bảng 2.9. Bảng tổng hợp môi trường ngành của Công ty
Yếu tố môi trường Mức độ
quan trọng của yếu tố đối với ngành
Mức độ tác động đối với Công ty
Tích chất tác động
Điểm công dồn
Đối thủ cạnh tranh
Giá bán hàng 3 0 - 0
Tăng cường cạnh tranh, mở rộng thị trường
1 1 - -1
Cơ cấu tổ chức 2 1 + +2
Khách hàng
Thay đổi nhu cầu 3 3 + +9
Thay đổi về dân số 3 3 + +9
Nhà cung cấp
Khả năng cung cấp nguyên vật liệu
1 1 + +1
Giá nguyên vật liệu đầu vào 2 2 - -4
Số lượng nhà cung cấp 2 1 + +2
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Mức độ đối thủ dễ xâm nhập thị trường
1 1 _ -1
Nguy cơ có đối thủ cạnh tranh mới
1 1 _ -1
Giá thành xây dựng nhà máy và hệ thống
3 2 + +6
Sản phẩm thay thế
sản phẩm mới 0 0 _ 0
Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vũ Lê Công Luận Quản trị kinh doanh
59
Từ bảng tổng hợp môi trường vĩ mô và môi trường vi mô chúng tôi nhận thấy môi trường vi mô thì Công ty ít gặp vấn đề vì không có số điểm âm lớn, chúng tôi đưa ra những cơ hội và nguy cơ chính sau:
Bảng 2.10. Những cơ hội và nguy cơ đối với Công ty
Những cơ hội Những nguy cơ
1. Mức sống dân cư tăng; đô thị hoá nhanh, nhu cầu sử dụng nước sạch,
1. Tụt hậu về thiết bị, công nghệ sản xuất.
2. Nền kinh tế toàn tỉnh trong thời gian qua có những bước tăng trưởng.
2. Tác động tiêu cực của các yếu tố do hội nhập với kinh tế thế giới.
3. Chương trình chiến lược quốc gia về nước sạch đến năm 2020
3. Chính sách tiền tệ, tỷ lệ lạm phát, khủng hoảng kinh tế
4. Coi trọng cải thiện môi trường kinh doanh và đổi mới cơ chế quản lý, điều hành kinh tế của Chính phủ.
4. Một số chính sách pháp luật quy định đối với ngành nước.
5. Nguồn nhân lực dồi dào 5. Vấn đề về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.