Các trầm bở rời Đệ tứ trên địa bàn huyện Cư Jút có diện phân bố không lớn, chúng chỉ phân bố ở Đông Bắc, và một vài diện tích nhỏ ở xã Đắk Rông, dọc theo các thung lũng sông suối, tạo thành những cánh đồng trước núi thích hợp cho việc canh tác các loại cây lương thực. Tổng diện tích phân bố của thành tạo này trên 23 km2. Nguồn Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn
gốc các trầm tích bở rời thuộc thể địa chất này chủ yếu là bồi tích (Aluvi). Tuổi của các thành tạo này chủ yếu là các bồi tích trẻ Holocen.
Về đặc điểm địa chất thủy văn, tuy tài liệu nghiên cứu chưa nhiều, song kết quả của các lỗ khoan ở Krông Ana, Krông Pắk (ngoài diện tích của huyện) có lưu lượng biến đổi trong khoảng rộng từ 0,76 ÷ 2,5 l/s, đặc trưng lưu lượng 1 – 1,5 l/s, mực nước thủy tĩnh nông , biến đổi từ 0,7 ÷ 2 m. Tại địa bàn huyện thành tạo này có bề dày mỏng, diện phân bố hẹp nên đây không phải là đối tượng nghiên cứu trong quá trình tìm kiếm thăm dò nước dưới đất. Nước ở dạng tồn tại này vận động và lưu thông trong các lỗ hổng của đất đá, mức độ chứa nước tăng dần từ trên xuống dưới. Nơi nào có các lớp cát hạt thô càng dày thì khả năng chứa nước càng tăng.
Về đặc tính thuỷ lực, nước lỗ hổng của các trầm tích đệ tứ có chiều sâu thế nằm của các nước nông, có quan hệ chặt chẽ với nứơc dòng mặt, nguồn cung cấp của chúng là nước mặt và nước mưa. Động thái mực nước, lưu lượng thành phần hoá học cũng biến đổi theo nước dòng mặt . Biểu đồ dao động của động thái mực nước có biên độ khá lớn thậm chí ở một số giếng trong thành tạo này bị cạn kiệt về mùa khô và mùa mưa dâng lên gần mặt đất. Về trữ lượng và mức độ phong phú phụ thuộc chặt chẽ vào bề dày của thành tạo bở rời : bề dày càng lớn thì khả năng chứa nước càng phong phú.
Chất lượng nước theo kết quả phân tích trong quá trình tìm kiếm thăm dò nước dưới đất có các đặc trưng sau : Loại hình hoá học chủ yếu là Clorua – Bicacbonat, hoặc Bicacbonat – Clorua. Tổng khoáng hoá M = 0,031 ÷ 0.087 g/1. Độ pH = 6.65 ÷ 7.40.
Thuộc loại nước nhạt có môi trường trung tính. Công thức Cuốclốp đặc trưng cho nước của dạng này như sau:
M0,031
83 3 38 62
)
( + +
−
+K Na
HCO
Cl pH6,65
Nhìn chung nước trong các thành tạo trầm tích bở rời Đệ Tứ ở huyện Cư Jút thuộc loại nghèo, chất lượng nước tốt nhưng ít được sử dụng trong sinh hoạt vì chúng thường phân bố ở những nơi không thuận tiện cho việc hình thành các cụm dân cư, mặt khác diện phân bố hẹp, bề dày mỏng, trữ lượng không đáng kể, không thuận tiện cho việc khai thác sử dụng.
4.3.2. Tầng chứa nước phun trào bazan Neogen – Pleistocen sớm ( Βn2 – qI )
Phun trào Bazan Neogen – Pleistocen sớm trong địa bàn thuộc phần rìa Tây Nam của khối bazan Buôn Ma Thuột, chúng phân bố ở phía Đông và Đông Nam, có diện tích khoảng 143 km2, thuộc các xã Ea Pô, Nam Dong, Ea Tling, Tâm Thắng, Đắk Wil.
Đặc điểm địa chất thuỷ văn của tầng này đã được nghiên cứu trong quá trình tìm kiếm , lập bản đồ 1/50.000 ở Tây Buôn Ma Thuột, Đắk Mil (bao trùm toàn bộ diện Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn
tích huyện Cư Jút hiện tại). Nước tồn tại và vận động trong các lỗ hổng và khe nứt của đá. Mức độ phong phú nước phụ thuộc vào mức độ phong hoá nứt nẻ của đá . Nếu như độ lỗ hổng của bazan trẻ liên quan trực tiếp đến trung tâm phụt nổ, mức độ nứt nẻ cuả bazan này liên quan chặt chẽ với tân kiến tạo. Những nơi có hoạt động tân kiến tạo mạnh thường nước ngầm phong phú hơn. Đây là dấu hiệu quan trọng trong tìm kiếm thăm dò nước.
Nhìn chung mức độ phong phú, điều kiện tàng trữ, khả năng chứa nước của tầng này bất đồng nhất theo diện và chiều sâu. Khoảng biến đổi của các đặc trưng này rất lớn giữa các vùng và các lỗ khoan. Nét nổi bật ở đây là tỉ lệ xác suất gặp các lỗ khoan nghèo nước ( q < 0.1 l/s.m ), các lỗ khoan trung bình ( q = 0.1 – 0.2 l/s.m ) và các lỗ khoan giàu nước (q > 0.2 l/s.m) là tương đương nhau. Đặc điểm trên thể hiện qua Bảng 15, kết quả nghiên cứu của các vùng như sau:
Bảng 15: Kết quả thí nghiệm trong bazan β (N2 – QI )
TT Vùng nghiên cứu
Lưu lượng
Qmin
( l/s )
Lưu lượng
Qmax
(l/s)
Tỷ lưu lượng
qmin
(l/sm)
Tỷ lưu lượng
qmax
(l/sm)
Hệ số thấm K (m/ngày)
Mực nước tĩnh (m)
1 Ea Pô 1.21 2.5 0.02 0.15 0.19 – 0.72 3.0 - 5.0
2 Nam Dong 0.24 1.71 0.006
1
0.010 0.051–0.40 4.0-17.0 3 Ea Tling- Tâm Thắng 1.28 1.52 0.01 0.10 0.231–0.42
0,1.3
7.0-20.0
4 Đắk Wil 1.13 2.31 0.04 0.07 0.22 – 0.38 9.0-15.0
Nước khe nứt – lỗ hổng thuộc tầng bazan Pliocen – Pleistocen được cung cấp chủ yếu bằng nước mưa ngấm trực tiếp trên diện lộ và vận động từ các địa tầng khác đến. Hiện tượng “lũ nước ngầm” ở Ea Po năm 1992 là ví dụ điển hình. Nước ngầm xuất lộ làm ngập trên diện rộng và gây thiệt hại hoa màu và cây công nghiệp lên tới hàng tỷ đồng. Nguồn xuất lộ tại Ủy ban nhân dân xã Ea Pô hiện có lưu lượng khá ổn định và rất lớn, trên 92 l/s, hiện đang được khai thác cấp nước cho nhân dân xã Ea Pô.
Kết quả thí nghiệm thấm tại các giếng khoan trong tầng này cho các đặc tính thấm được thể hiện ở Bảng 16.
Bảng 16: Các đặc trưng thủy tính của các tầng chứa nước Tầng chứa
nước
Hệ số thấm K (m/ngày)
Hệ số dẫn nước Km (m2/ngày)
Hệ số nhả nước μ (%)
MIN MAX TB MIN MAX TB MIN MAX TB
Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn
0.02 0.21 0.115 3.39 12.31 7.85 0.07 0.13 0.10 Nước được thoát ra thông qua mạng xâm thực, ở dạng các điểm lộ. Đặc trưng ở đây khác với bazan trẻ, là các điểm lộ lớn rất ít, hiếm khi gặp được các điểm lộ 3,0 ÷ 4,0 l/s, thường phổ biến nhất 0,5 ÷ 1,5 l/s. Đặc điểm này cần lưu ý khi xây dựng hồ lưu nước thuỷ lợi nhỏ, nên khống chế các lưu vực càng lớn càng tốt, mới đảm bảo được trong mùa khô kiệt.
Chất lượng đã được kiểm nghiệm khá nhiều mẫu ở Cư Jút cho kết quả: Nước thuộc loại nước Bicacbonat, Bicacbonat – Clorua, hoặc Clorua – Bicacbonat , ít gặp nước clorua độ khoáng hoá 0,03 ÷ 0,8 g/l thuộc nước siêu nhạt đến nhạt; Độ pH = 6,4
÷ 8,4 cá biệt có nơi lên đến 9,3 ở môi trường trung tính đến kiềm yếu. Các yếu tố độc hại và vi sinh đều đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.
Về tính chất thuỷ lực thuộc nước không áp đến áp lực cục bộ yếu. Có mực nước tĩnh thay đổi lớn, và thay đổi theo bề mặt địa hình và điều kiện thế nằm của tầng.
Chúng biến đổi từ 3 ÷ 20m. Về động thái biến đổi theo mùa có có sự lệch pha 1 - 2 tháng, biên độ giao động mực nước giữa muà khô và mùa mưa từ 3 - 6 m.
Đây cũng là tầng chứa nước chủ yếu của địa bàn huyện, hiện đang được khai thác cấp nước sinh hoạt và tưới trong nông nghiệp. Khả năng khai thác các giếng khoan từ 40 đến 200 m3/ngày đêm.
Xét về tổng thể và có tính khu vực trên diện phân bố phun trào Bazan là khá thuận lợi về nước dưới đất
4.3.3. Tầng chứa nước trầm tích biển nông Jura giữa Hệ tầng La Ngà (J2ln)
Trầm tích Jura hệ tầng La Ngà trên địa bàn có diện tích khá lớn khoảng 362 km2, phân bố hầu hết diện tích phía Tây, Tây Nam, Bắc và Tây Bắc, thuộc các xã Đắk Wil, Đắk Đrông, Cư KNia, Trúc Sơn và Ea Tling.
Nước tồn tại trong khe nứt của đá, trong các đới phá hủy kiến tạo, nước không áp. Theo kết quả điều tra và số liệu thu thập từ các giếng khoan khai thác trong vùng Cư Jút cho thấy: Mực nước tĩnh biến đổi từ 1- 8,5m. Lưu lượng các giếng khoan từ 0,5 - 2,7 l/s. Dao động mực nước giữa mùa khô và mùa mưa khoảng từ 5,0 - 7,0m. Nguồn cung cấp cho tầng là nước mưa rơi ở phần lộ và nước thấm từ các tầng chứa nước phun trào bazan, miền thoát là mạng sông suối.
Kết quả thí nghiệm thấm tại các giếng khoan trung vùng cho các đặc tính thấm được thể hiện ở Bảng 17. Kết quả nghiên cứu 2 lỗ khoan tại Dự án tìm kiếm nước dưới đất Tây Buôn Ma Thuột năm 1983, thuộc địa bàn xã Nam Dong và Đắk Đrông hiện nay cho thông tin ở Bảng 18.
Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn
Bảng 17: Các đặc trưng thủy tính của các tầng chứa nước Tầng chứa
nước
Hệ số thấm K (m/ngày)
Hệ số dẫn nước Km (m2/ngày)
Hệ số nhả nước μ (%) Trầm tích Jura
hệ tầng La Ngà
MIN MAX TB MIN MAX TB MIN MAX TB
0.05 1.88 0.546 7.62 15.001 12.31 0.05 0.07 0.06 Bảng 18: Kết quả bơm thí nghiệm lỗ khoan trong tầng chứa nước j2ln
TT Vùng
Lỗ khoan
Bề dày chứa nước (m)
Lưu lượng
Q (l/s)
Độ hạ thấp
S (m)
Tỷ lưu lượng
q (l/sm)
Hệ số thấm
K (m/ng)
Khoáng Hóa
M (g/l) 1 Tây Buôn
Ma Thuột
TB851 80,0 1,66 23,88 0,07 0,10 0,37
2 TB855 6,30 0,40 23,88 0,02 0,09 0,35
Nhìn chung nước thuộc trầm tích biển nông hệ tầng La Ngà ở Cư Jút có mức độ chứa nước từ nghèo đến trung bình có thể khai thác phục ăn uống, sinh hoạt và tưới với nhu cầu không lớn. Độ sâu khai thác từ 50 – 70m.
Về chất lượng nước : Nước trong tầng có độ khoáng hóa thay đổi từ 0,07 đến 0,58 g/l, thường là 0,2 đến 0,4 g/l. Độ pH từ 6,1 đến 7,7. Loại hình hóa học của nước chủ yếu là bircarbonat natri, bircarbonat natri - magne. Tại khu công nghiệp Tâm Thắng nước có độ cứng cao, thay đổi từ 258 đến 300 mg CaCO3/l. Nguyên nhân nước có độ cứng cao là do các lớp sét vôi bị thủy phân làm tăng hàm lượng CaCO3 và HCO3
- trong nước.
Bảng 19: Kết quả bơm thí nghiệm các giếng khoan khai thác
TT Vị trí Chiều
sâu (m)
Đoạn thí nghiệm ( từ-đến)
Kết quả thí nghiệm Mực
nước
tĩnh (m) Q (l/s) S (m) q (l/sm)
1 Đắk Đrông 55.0 9-55 8.7 0.57 5.35 0.11
2 Cư KNia 55.0 20-55 20.0 1.84 11.86 0.16
3 Buôn Trum – Tâm Thắng 65.0 9.0- 65 9.0 2.0 15.22 0.13 Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn
4 Buôn U 55.0 8.7 – 55.0 8.7 0.57 5,39 0.106 Đây là tầng chứa có mức độ phong phú không cao nhưng với diện tích phân bố rộng, bề dày lớn và chịu nhiều ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên là đối tượng quan trọng trong điều tra, khai thác sử dụng nước dưới đất trên địa bàn.
4.3.4. Tầng chứa nước trầm tích lực nguyên thống Jura hạ Hệ tầng DayH’ling (J1đl) Thành tạo trầm tích Jura sớm hệ tầng DayH’ling (J1đl) chiếm diện tích khá lớn trên địa bàn khoảng trên 197 km2, phân bố thành 2 dải lớn ở phía Bắc và Trung tâm huyện. Đây là thành phần chính của móng Mezozoi Đà Lạt.
Nước dưới đất thuộc tầng Dray H‘ling (J1đl) nhìn chung có mức độ chứa nước từ nghèo đến trung bình, tỷ lưu lượng các lỗ khoan từ q = 0.01 – 0.10 l/sm. Tuy nhiên ở các vỉa, lớp hạt thô thuộc phần dưới của thành tạo Đray H’ling do có ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo bị nứt nẻ mạnh, ở đó gặp các lỗ khoan khá giàu nước. Ngoài ra ở các vị trí có địa hình khá bằng phẳng ít bị phân cắt như bình nguyên Easoup có vỏ phong hoá khá dày nên tầng chứa nước vỏ phong hoá rất có ý nghĩa trong ăn uống sinh hoạt. Nguồn cung cấp cho tầng là nước mưa rơi ở phần lộ và nước thấm từ các tầng chứa nước phun trào bazan, miền thoát là mạng sông suối.
Kết quả thí nghiệm thấm tại các giếng khoan trong vùng cho các đặc tính thấm được thể hiện ở Bảng 20.
Bảng 20: Các đặc trưng thủy tính của các tầng chứa nước Tầng chứa nước Hệ số thấm
K (m/ngày)
Hệ số dẫn nước Km (m2/ngày)
Hệ số nhả nước μ (%)
Trầm tích Jura hệ tầng Đray H’ling
MIN MAX TB MIN MAX TB MIN MAX TB
0.03 2.87 1.12 4.50 14.201 9.35 0.06 0.08 0.07 Nước trong tầng có độ khoáng hóa thay đổi từ 0,07 đến 0,58 g/l, thường là 0,2 đến 0,4 g/l. Độ pH từ 6,1 đến 7,7. Loại hình hóa học của nước chủ yếu là bircarbonat natri, bircarbonat natri - magne. Khu vực phía bắc huyện nước thường có độ cứng cao, thay đổi từ 258 đến 650 mgCaCO3/l, một số nơi không phù hợp cho ăn uống.
Nguyên nhân nước có độ cứng cao là do các lớp sét vôi bị thủy phân làm tăng hàm lượng CaCO3 và HCO3- trong nước.
Bảng 21: Kết quả bơm thí nghiệm tại các giếng khoan khai thác
TT Vị trí Kết quả thí nghiệm
Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn
Chiều sâu
(m)
Đoạn thí nghiệm (từ - đến)
Mực nước tĩnh
(m)
Q (l/s)
S (m)
q (l/s.m)
1 Buôn Nui 60.0 4-66 4.0 1.5 19.03 0.078
2 Nhà Máy đường Tâm
Thắng 62.0 20-55 9.15 2.0 21.0 0.10
3 Buôn Bua – Đắk Wil 60.0 8.0-60 8.0 1,8 15.3 0.098
Chất lượng nước qua kết quả kiểm nghiệm các mẫu lấy ở các điểm lộ, lỗ khoan thí nghiệm có chất lượng khá tốt. Thường tổng khoáng hoá là 1.0 g/l và cao hơn nước trong bazan. Về độ cứng và lượng cặn có quan hệ chặt chẽ với môi truờng lưu thông và vận động cũng như quá trình bốc hơi gây muối hoá thổ nhưõng, do vậy ở những khu vực có lớp sét vôi nước thường có độ cứng và lượng cặn khá cao, phải xử lý nước trước khi sử dụng cho ăn uống sinh hoạt. Hoặc ở những vùng thạch học kiến tạo cho phép nên cách ly phần ở phía trên và khai thác nước ở sâu hơn có thể hạn chế được cặn và nước có tính cứng cao. Cá biệt lỗ khoan đồn Biên phòng 751 gặp hàm lượng H2S ở dạng khí cao, khi sử dụng phải xử lý thoát khí.
Như vậy, nước dưới đất trong trầm tích lục nguyên hệ tầng Đray H’ling có mức độ chứa nước không đồng đều, biến đổi từ nghèo đến trung bình, ở những nơi có tập hạt thô dày, chịu ảnh hưởng các hoạt động đứt gãy kiến tạo, nứt nẻ mạnh có khả năng chứa nước và tàng trữ nước. Tầng chứa nước này có thể thăm dò khai thác phục cho ăn uống sinh hoạt và các mục đích khác. Độ sâu khai thác từ 50 đến 80m
4.3.5. Các thể địa chất chứa nước rất kém hoặc không chứa nước
Magma xâm nhập chỉ lộ ra một thể dạng mạch có diện tích rất nhỏ khoảng gần 0.5 km2, thuộc đá granosienit, granit Biotit, adamelit của phức hệ Đèo Cả, phân bố ở trung tâm vùng thuộc xã Đắk Wil. Thành tạo này có chiều dày vỏ phong hóa thường rất mỏng, là nơi có thể chứa nước, song thường cạn kiệt về mùa khô, phần chưa bị phong hóa có cấu tạo khối rắn chắc, nứt nẻ rất ít, không có khả năng chứa nước. Do diện tích nhỏ, rất nghèo nước nên chưa được nghiên cứu đánh giá. Và thực tế đây là đối tượng không có ý nghĩa cấp nước trên địa bàn