Nhận xét chung về nguồn nước dưới đất

Một phần của tài liệu Chuyen de khi tuong thuy van (Trang 44 - 60)

Qua các đánh giá đặc điểm địa chất thuỷ văn trên toàn diện tích huyện Cư Jút nổi lên mấy nét chính sau :

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn

- Thể địa chất có khả năng tàng trữ nước dưới đất cả về trữ lượng lẫn chất lượng là nước khe nứt trong các đá phun trào bazan. Tuy nhiên do mức độ bất đồng nhất theo diện và chiều sâu nên cần đặc biêt lưu ý khi nghiên cứu chi tiết để giải quyết các vấn đề cụ thể như khoan khai thác nước.

- Trong các thể chứa nước từ nghèo đến trung bình đáng chú ý là tầng trầm tích Jura thuộc hệ tầng La Ngà và Đray H’ling do có diện phân bố rộng trên địa bàn huyện nghèo tài nguyên nước ngầm như huyện Cư Jút thì đây cũng là đối tượng có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Còn trầm tích bở rời Đệ Tứ, không đáng kể.

- Thành phần hoá học của nước cơ bản đảm bảo cho ăn uống sinh hoạt và ít bị biến đổi dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên, song khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước chính lại không cao. Do vậy cần có đầu tư nghiên cứu tiếp theo để có những quyết sách đúng đắn nhằm khai thác bảo vệ bền vững môi trường nước ngầm trên địa bàn.

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn

PHẦN II

THỦY VĂN CÔNG TRÌNH Chương 5

CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG VÀ THỦY VĂN CÔNG TRÌNH 5.1. Yêu cầu tính toán

5.1.1 Các vùng, tiểu vùng và tuyến tính toán

Căn cứ vào bản đồ sử dụng đất huyện Cư Jút, diện tích đất dành cho lâm nghiệp tập trung toàn bộ phía tây của huyện thuộc xã Đắk Wil, phân biệt hoàn toàn với đất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và khu dân cư bằng một đường ranh giới hướng Bắc Nam dọc theo suối Đắk Drich. Hướng nước chảy của các suối trong địa bàn huyện cũng theo hướng từ Nam đến Bắc. Do đó huyện Cư Jút được chia ra làm hai vùng căn cứ theo địa hình và mục đích sử dụng đất. Đó là vùng phía tây huyện cho vùng lâm nghiệp; và khu vực phía đông tập trung chủ yếu cho đất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư và một phần nhỏ diện tích rừng, gọi chung là vùng sản xuất. Bản đồ phân vùng thủy lợi cấp nước được thể hiện trong Hình 13.

Hình 13: Bản đồ phân vùng thủy lợi huyện Cư Jút.

5.1.2 Các yếu tố tiêu chuẩn cần tính toán

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn

Tính toán nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Cư Jút ứng với các tần suất mưa P = 75% (theo TCXDVN 285:2002) và P = 85% (theo Quyết định số 1590/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Ngoài ra, cần tính toán sự thay đổi lượng mưa do tác động của biến đổi khí hậu theo kịch bản phát thải trung bình B2 cho các năm 2020 và 2030 ứng với tần suất mưa P = 75%.

5.2. Các đặc trưng khí tượng thiết kế

Xung quanh khu vực nghiên cứu có 4 trạm có đo mưa (Bảng 22), trong đó có 3 trạm khí tượng và 1 trạm thủy văn. Phía đông khu vực nghiên cứu có trạm khí tượng Buôn Ma Thuột; phía tây nam có trạm khí tượng Đắk Mil; trên địa bàn huyện có trạm thủy văn Cầu 14 có quan trắc mưa. Ngoài ra chọn trạm Đắk Nông phía tây nam khu vực nghiên cứu. Các trạm đo này có chuỗi quan trắc không đồng thời, trong đó có trạm Buôn Ma Thuột có thời gian quan trắc dài nhưng lại bị gián đoạn và chia làm 3 giai đoạn. Như vậy để đồng bộ số liệu, chúng tôi chọn chuỗi số liệu trong 30 năm trở lại đây để đánh giá, phân tích.

Dùng số liệu của các trạm có đo mưa xung quanh khu vực nghiên cứu, kết hợp với phân tích địa hình, địa mạo tự nhiên dựng được bản đồ đẳng trị mưa năm lượng mưa trung bình nhiều năm (Hình 14)

Bảng 22: Các trạm đo mưa trên khu vực nghiên cứu

TT Tên trạm Thời gian hoạt động

1 Buôn Ma Thuột 1933-1944, 1954-1974, 1977-nay

2 Đắk Min 1978-1993, 1998-nay

3 Cầu 14 1976 - nay

4 Đắk Nông 1978 - nay

Nhìn chung phân bố lượng mưa năm ở Đắk Nông tại các nơi cao, địa hình chắn gió tốt thì lượng mưa nhiều hơn các vùng thấp. Cụ thể sự sinh mưa ở trước núi nơi chắn gió và sau núi nơi khuất gió thể hiện rõ ràng. Chẳng hạn ở Đắk Nông-vị trí trước cao nguyên (dãy Nam Nung) chắn gió mùa tây nam mưa lớn hơn và vùng Bản Đôn - Ea Súp - Ea Lốp- Cư Jút-Đắk Min, ngược lại địa hình bằng thấp nên lượng mưa ít hơn.

Đối với huyện Cư Jút nằm trong vùng địa hình chắn gió và khuất gió, nên biến động của lượng mưa qua các năm là không nhiều. Lượng mưa thiết kế trên toàn huyện được tính toán theo lượng mưa thiết kế tại 3 trạm Buôn Ma Thuột, Cầu 14 và Đắk Mil bằng phương pháp trung bình số học có tính đến trọng số đối với các trạm thủy văn.

Tần suất mưa tính toán dùng để xác định nhu cầu nước dùng cho hệ thống tưới được Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn

tính với P = 75% và P=85%. Căn cứ vào số liệu mưa thu thập, với tần suất P = 75%

tương ứng với lượng mưa 1.528,9mm tại Cầu 14, 1.644 mm tại Buôn Ma Thuột, và 1.547,1 mm tại Đắk Mil, và P = 85% tương ứng với lượng mưa 1.466,2mm tại Cầu 14, 1.566,3 mm tại Buôn Ma Thuột, và 1.469,2 mm tại Đắk Mil

Hình 14: Bản đồ đẳng trị mưa năm, lượng mưa trung bình nhiều năm Bảng 23: Đặc trưng mưa tại trạm đo gần khu vực nghiên cứu

Năm Buôn Ma Thuột Cầu 14 Đắk Mil

1977 1.423,2

1978 2.013,1

1979 1.662,6

1980 1.582,0

1981 2.598,0 2.273,8 1.974,0

1982 1.532,3 1.700,0 1.293,3

1983 1.647,9 1.695,8 1.741,5

1984 2.046,2 1.459,4 1.735,4

1985 1.679,7 1.731,7 1.536,4

1986 1.784,2 1.598,3 1.792,4

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn

1987 1.746,3 1.741,1 1.487,9

1988 2.093,5 1.491,4 1.740,6

1989 1.814,0 1.527,9 1.641,2

1990 2.268,3 2.124,5 1.640,9

1991 1.403,5 1.397,9 1.231,0

1992 2.330,0 1.678,5 1.850,1

1993 1.707,6 1.798,0 2.061,8

1994 1.657,6 1.430,6

1995 1.388,6 1.766,5

1996 2.182,7 2.212,3

1997 1.505,2 1.586,8

1998 2.179,8 2.024,4 2.219,9

1999 1.751,3 1.613,0 2.177,6

2000 2.476,4 2.006,4 2.324,7

2001 1.993,8 1.776,4 1.721,1

2002 1.601,4 1.455,6 1.388,4

2003 1.814,3 1.825,4 1.750,4

2004 1.347,1 1.305,2 1.298,1

2005 1.908,2 1.848,3 1.428,5

2006 1.890,7 1.475,3 1.650,9

2007 2.082,7 1.769,2 2.339,0

2008 1.815,5 1.601,2 1.811,8

2009 2.033,7 2.141,4 2.154,3

2010 1.764,1 1.403,5 2.089,4

Min 1.347,0 1.305,0 1.231,0

Max 2.598,0 2.273,0 2.339,0

Trung bình 1.867,7 1.709,6 1.771,9

Cv 0,17 0,15 0,18

Cs 0,45 0,61 0,15

Tần suất P = 75% 1.644,0 1.528,9 1.547,1

Tần suất P = 85% 1.566,31 1.466,2 1.469,2

Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bảng 24) thì đến năm 2020 lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 5 sẽ giảm khoảng 2,5 – 2,6% so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình, lượng mưa tăng cao nhất từ Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn

tháng 9 đến tháng 11 với lượng tăng 2%. Đến 2030, lượng mưa mùa khô giảm 3,7 – 3,9% và lượng mưa mùa mưa tăng lên cao nhất đến 3% trong tháng 9 đến tháng 11.

Bảng 24: Mức thay đổi (%) lượng mưa so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

Tháng Mốc thời gian trong thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 XII-II -2,6 -3,9 -5,4 -7 -8,5 -9,9 -11,2 -12,3 -13,3 III-V -2,5 -3,7 -5,1 -6,6 -8,1 -9,4 -10,6 -11,7 -12,7

VI-VIII 0,6 0,9 1,3 1,7 2,1 2,4 2,7 3 3,3

IX-XI 2 3 4,2 5,4 6,5 7,6 8,6 9,5 10,3

5.3. Tiềm năng nguồn nước mặt vùng nghiên cứu

Mô hình MIKE BASIN kết hợp với mô đun mưa – dòng chảy NAM (Hình 15) được sử dụng để tính toán dòng chảy từ mưa ở địa bàn huyện Cư Jút và lưu vực thuộc huyện Đắk Mil. Mưa thiết kế tần suất P = 75% và P = 85% được sử dụng để tính toán.

Ngoài ra tính toán thêm các kịch bản của biến đổi khí hậu tương ứng với các năm 2020 và 2030 theo kịch bản phát thải trung bình.

Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Cư Jút được phân thành 3 loại như sau:

Hình 15: Mô hình MIKE BASIN kết hợp mô đun mưa dòng chảy NAM a) Nguồn nước do mưa tại chỗ:

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn

Bảng 25 trình bày phân bố dòng chảy mưa theo thời gian tại vùng lâm nghiệp và vùng sản xuất. Do diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3% diện tích đất tự nhiên nên tổng lượng nước mưa phân bố ở hai vùng này tương đối giống nhau (51% và 49%).

Tuy nhiên, lượng nước trong từng tháng lại có sự sai khác theo một quy luật nhất định do mật độ che phủ của thảm thực vật. Vùng đất lâm nghiệp có thảm phủ thực vật dày nên lượng mưa được thấm và giữ lại trong đất lâu hơn. Do đó tổng lượng nước ở vùng đất lâm nghiệp nhỏ hơn lượng nước ở vùng đất sản xuất trong thời gian mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, và lớn hơn vào cuối mùa mưa (tháng 10) đến hết mùa khô (tháng 4). Lượng nước mưa cũng phân bố không đều theo thời gian. Lượng nước tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) chiếm đến 78,5% tổng lượng dòng chảy do mưa tạo nên. Do đó có sự mất cân đối lớn giữa lượng nước mùa mưa và mùa khô.

Theo kịch bản của BĐKH thì đến năm 2020 thì lượng mưa mùa khô giảm xuống 2,5 – 2,6% và tăng 2% vào tháng 9 đến tháng 11. Theo tính toán thì tổng lượng nước do mưa tại chỗ tăng lên nhưng lượng nước trong mùa khô lại giảm xuống và lượng nước trong mùa mưa lại tăng lên đáng kể. Từ đó, tổng lượng nước trong mùa mưa tăng lên chiếm 78,8%.

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn

Bảng 25: Phân bố nguồn nước do mưa tại chỗ theo thời gian (Đơn vị: 106m3)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng

Tần suất P = 75%

Vùng lâm nghiệp 9,40 3,97 0,96 0,41 3,46 17,18 43,47 53,62 58,38 44,41 30,70 23,69 289,65

Vùng sản xuất 6,17 2,18 0,18 0,78 3,96 18,56 48,91 56,89 60,97 36,79 26,02 17,82 279,22

Tổng cộng 15,57 6,15 1,13 1,19 7,42 35,74 92,37 110,50 119,35 81,20 56,72 41,51 568,87

Tần suất P = 85%

Vùng lâm nghiệp 9,01 3,81 0,92 0,39 3,32 16,48 41,69 51,42 55,99 42,59 29,44 22,72 277,77

Vùng sản xuất 5,92 2,09 0,17 0,75 3,80 17,80 46,90 54,56 58,47 35,28 24,95 17,09 267,77

Tổng cộng 14,93 5,90 1,08 1,14 7,12 34,27 88,58 105,97 114,46 77,87 54,39 39,81 545,54

BĐKH năm 2020 Tần suất P = 75%

Vùng lâm nghiệp 9,16 3,87 0,94 0,40 3,37 17,28 43,73 53,94 59,55 45,30 31,31 23,07 291,92

Vùng sản xuất 6,01 2,12 0,18 0,76 3,86 18,67 49,20 57,23 62,19 37,53 26,54 17,36 281,65

Tổng cộng 15,17 5,99 1,10 1,16 7,23 35,95 92,92 111,16 121,74 82,82 57,85 40,43 573,54

BĐKH năm 2030 Tần suất P = 75%

Vùng lâm nghiệp 8,66 3,66 0,89 0,38 3,20 16,62 42,06 51,88 57,67 43,87 30,32 21,83 281,04

Vùng sản xuất 5,69 2,01 0,17 0,72 3,66 17,96 47,33 55,05 60,22 36,34 25,70 16,42 271,26

Tổng cộng 14,35 5,67 1,04 1,10 6,85 34,58 89,38 106,92 117,89 80,21 56,03 38,26 552,27

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn 45

Đến năm 2030 thì lượng mưa mùa khô giảm xuống 3,7 – 3,9% và lượng nước mùa mưa tăng lên 3% vào tháng 9 đến tháng 11. Lượng nước do mưa tại chỗ trong mùa mưa chiếm tỷ lệ 78,9% và tổng lượng nước giảm xuống do tốc độ giảm lượng mưa trong mùa khô diễn ra nhanh hơn và trong thời gian dài hơn.

b) Nguồn nước sông suối bắt nguồn từ huyện Đắk Mil:

Nguồn nước từ lưu vực thuộc huyện Đắk Mil chảy vào huyện Cư Jút tập trung chủ yếu chảy vào vùng lâm nghiệp với lượng nước chiếm 68,7% tổng lượng nước.

(Bảng 26). Trong khi khi đó, vùng đất sản xuất có nhu cầu nước rất cao nhưng chỉ có ba con suối chính chảy vào, đó là Đắk Đrông, Ea Dier và Đắk Găng với lượng nước chỉ chiếm 31,3%. Lượng nước ở các con suối này phân bố rất không đều trong năm.

Đối với vùng đất sản xuất, nhu cầu nước trong mùa khô rất cao nhưng lượng nước ở các suối này lại rất thấp, thấp nhất là tháng 3 với tổng lượng nước là 0,05 triệu m3, trong khi các tháng mùa mưa lượng nước lên cao nhất 17,51 triệu m3. Do đó các hồ chứa thủy lợi Đắk Dier và Đắk Đrông có vai trò rất lớn trong việc điều tiết nước từ mùa mưa sang mùa khô. Suối Đắk Gang chưa xây dựng hồ nên nguồn nước trên con suối này sẽ chảy thẳng ra sông và gây tổn thất lượng nước đáng kể. Do đó mục tiêu trước mắt cần xây dựng hồ thủy lợi trên suối Đắk Gang.

Hiện tại, nguồn nước chính phục vụ cấp nước cho nông nghiệp và dân sinh là tổng hợp nguồn nước mưa tại chỗ và nguồn nước từ các sông suối chảy từ huyện Đắk Mil sang. Tuy nhiên khi tính toán nguồn nước tổng hợp này đề cập đến vai trò của các hồ thủy lợi hiện tại và sẽ được xây dựng trên địa bàn.

Theo các tính toán, phân tích ở trên thì nguồn nước mặt ở Cư Jút khá phong phú nhưng lại phân bố rất không đều, có sự chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Do đó, nhằm chủ động nguồn nước tưới trong mùa khô, huyện Cư Jút đã đầu tư xây dựng 9 hồ chứa nước với dung tích tổng cộng là 12,4 triệu m3 nhằm chủ động tưới cho diện tích 1000,11 ha lúa đông xuân, tưới chủ động và tạo nguồn cho 2328,88 ha diện tích cây trồng khác. Ngoài ra việc xây dựng các hồ chứa còn có ý nghĩa lớn trong việc cải tạo khí hậu trong khu vực, phục vụ dân sinh kinh tế, sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản, nâng cao đời sống nhân dân.

Các kịch bản phát triển phát triển công trình thủy lợi:

- Trường hợp hiện trạng: có 9 hồ thủy lợi và 1 trạm bơm. Tuy nhiên trạm bơm Ea Pô không được tính toán trong mô hình vì nó không làm thay đổi lượng nước ở từng lưu vực nhỏ theo thời gian.

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn

Bảng 26: Phân bố tổng lượng nước chảy từ lưu vực huyện Đắk Mil (Đơn vị: 106m3)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng

Tần suất P = 75%

Vùng lâm nghiệp 3,84 1,35 0,11 0,51 2,57 12,11 30,83 35,82 38,39 22,41 16,68 10,71 175,34

Vùng sản xuất 1,74 0,61 0,05 0,23 1,17 5,52 14,07 16,33 17,51 10,20 7,59 4,87 79,90

Tổng cộng 5,59 1,96 0,15 0,75 3,75 17,64 44,90 52,15 55,90 32,61 24,27 15,58 255,24

Tần suất P = 85%

Vùng lâm nghiệp 3,68 1,29 0,11 0,49 2,46 11,61 29,57 34,35 36,82 21,49 16,00 10,27 168,15

Vùng sản xuất 1,67 0,58 0,05 0,22 1,12 5,29 13,49 15,66 16,79 9,78 7,28 4,67 76,62

Tổng cộng 5,36 1,88 0,14 0,72 3,60 16,92 43,06 50,01 53,61 31,27 23,27 14,94 244,77

BĐKH năm 2020 Tần suất P = 75%

Vùng lâm nghiệp 3,74 1,31 0,11 0,50 2,51 12,18 31,01 36,03 39,16 22,86 17,01 10,43 176,86

Vùng sản xuất 1,69 0,59 0,05 0,22 1,14 5,55 14,15 16,43 17,86 10,40 7,74 4,74 80,59

Tổng cộng 5,44 1,91 0,15 0,73 3,66 17,75 45,17 52,46 57,02 33,26 24,76 15,17 257,48

BĐKH năm 2030 Tần suất P = 75%

Vùng lâm nghiệp 3,54 1,24 0,10 0,47 2,37 11,72 29,83 34,66 37,92 22,14 16,48 9,87 170,34

Vùng sản xuất 1,60 0,56 0,05 0,21 1,08 5,34 13,61 15,80 17,30 10,08 7,50 4,49 77,62

Tổng cộng 5,15 1,81 0,14 0,69 3,46 17,07 43,45 50,46 55,22 32,21 23,97 14,36 247,99

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn 47

- Trường hợp đến năm 2020: Nâng cấp đập Cư Pu, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh tưới công trình thủy lợi Đắk Dier, Trúc Sơn phục vụ tưới thêm 290 ha lúa so với hiện trạng. Hoàn thành xây dựng đập thủy lợi Đắk Găng, Ea Gan Thượng, Ea Mao, Ea Pô, Ea Sier, hồ thôn Cồn Dầu – Ea Pô, hồ Thôn 6 – Trúc Sơn, hồ Thôn 15 – Đắk Đrông, Cư Knia và Đắk Drích.

- Trường hợp đến năm 2030: các hồ thủy lợi vẫn tính toán như năm 2020

Do có sự điều tiết của các hồ thủy lợi do đó tổng lượng nước trên vùng sản xuất có sự thay đổi do thất thoát nước do thấm và bốc hơi của các hồ thủy lợi. Ngoài ra, do có sự điều tiết nước nên tổng lượng nước vào mùa khô tăng lên phụ thuộc vào số lượng hồ của từng kịch bản. Kết quả tính toán tổng lượng nước mặt trên vùng lâm nghiệp và vùng sản xuất thể hiện trong Bảng 27.

c) Nguồn nước từ sông Sêrêpốk

Huyện Cư Jút nằm ở hạ lưu sông Sêrêpốk nên tiềm năng về nước mặt khá dồi dào. Do tác động của các thủa điện bậc thang trên dòng chính sông Sêrêpốk nên đã thay đổi đáng kể phân bố dòng chảy theo mùa. Do đó tiềm năng nguồn nước từ sông Sêrêpốk được tính toán căn cứ vào các số liệu mới nhất sau khi xây dựng thủy điện Buôn Kuốp (sau năm 2009). Bảng 28 trình bày lưu lượng và tổng lượng trung bình của sông Sêrêpốk tại cầu 14 trong khoảng thời gian 3 năm gần đây (2010 – 2012).

Trong ba năm gần đây, tổng lượng nước chảy trên sông Sêrêpốk trung bình khoảng 8170 triệu m3 (Bảng 28) phân bố không đều trong năm. Vào mùa mưa, trên sông Sêrêpốk tại Cầu 14 xuất hiện 6÷10 trận lũ, trong đó có từ 4÷6 trận lũ cao. Đầu mùa lũ các con lũ chịu ảnh hưởng mạnh của lũ trên sông Krông Knô, phần nước rút kéo dài giảm chậm do có sự bổ sung của lượng lũ của sông Krông Ana. Cường suất lũ lên 3÷5 cm/h, cường suất lũ rút chậm 1-2 cm/h. Biên độ mực nước lũ đỉnh chân 2 ÷ 3,5 m.

Mùa kiệt thường xuất hiện từ tháng 12, 1 đến tháng 7, 8 năm sau. Lưu lượng mùa kiệt thấp nhấp vào tháng 2, 3 và 4 với lưu lượng trung bình khoảng 70,9 – 134 m3/s. Lưu lượng kiệt ngày còn nhỏ hơn nhiều lưu lượng tháng kiệt nhỏ nhất với lưu lượng vào khoảng 28m3/s. Lưu lượng kiệt ngày thấp do tác động của vận hành đập thủy điện không thường xuyên.

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn

Bảng 27: Phân bố tổng lượng nước mặt từ mưa nội vùng và chảy từ lưu vực huyện Đắk Mil sang có tính đến điều tiết của các hồ chứa (Đơn vị: 106m3)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng

Tần suất P = 75% - Kịch bản hiện tại

Vùng lâm nghiệp 13,24 5,32 1,07 0,92 6,03 29,29 74,3 89,44 96,77 66,82 47,38 34,4 464,98 Vùng sản xuất 9,96 4,98 2,56 3,51 5,03 23,87 59,45 68,54 74,79 46,41 33,01 22,06 354,17 Tổng cộng 23,2 10,3 3,63 4,43 11,06 53,16 133,75 157,98 171,56 113,23 80,39 56,46 819,15 Tần suất P = 75% - Kịch bản 2020 và 2030

Vùng lâm nghiệp 13,24 5,32 1,07 0,92 6,03 29,29 74,3 89,44 96,77 66,82 47,38 34,4 464,98 Vùng sản xuất 11,44 6,56 4,24 5,30 4,96 23,70 56,90 65,16 72,13 46,01 32,56 21,61 350,56 Tổng cộng 24,68 11,88 5,31 6,22 10,99 52,99 131,20 154,60 168,90 112,83 79,94 56,01 815,54 Tần suất P = 85% - Kịch bản hiện tại

Vùng lâm nghiệp 12,69 5,1 1,03 0,88 5,78 28,09 71,26 85,77 92,81 64,08 45,44 32,99 445,92 Vùng sản xuất 9,64 4,86 2,55 3,46 4,82 22,87 56,86 65,54 71,57 44,49 31,62 21,13 339,41 Tổng cộng 22,33 9,96 3,58 4,34 10,6 50,96 128,12 151,31 164,38 108,57 77,06 54,12 785,33 Tần suất P = 85% - Kịch bản 2020 và 2030

Vùng lâm nghiệp 12,69 5,1 1,03 0,88 5,78 28,09 71,26 85,77 92,81 64,08 45,44 32,99 445,92 Vùng sản xuất 11,12 6,44 4,23 5,26 4,75 22,71 54,31 62,16 68,91 44,08 31,18 20,68 335,82 Tổng cộng 23,81 11,54 5,26 6,14 10,53 50,80 125,57 147,93 161,72 108,16 76,62 53,67 781,74

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn 49

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng

BĐKH năm 2020 Tần suất P = 75%

Vùng lâm nghiệp 12,9 5,18 1,05 0,9 5,88 29,46 74,74 89,97 98,71 68,16 48,32 33,5 468,77 Vùng sản xuất 11,23 6,48 4,24 5,27 4,83 23,84 57,27 65,60 73,70 46,95 33,23 21,02 353,65 Tổng cộng 24,13 11,66 5,29 6,17 10,71 53,30 132,01 155,57 172,41 115,11 81,55 54,52 822,42 BĐKH năm 2030 Tần suất P = 75%

Vùng lâm nghiệp 12,20 4,90 0,99 0,85 5,57 28,34 71,89 86,54 95,59 66,01 46,80 31,70 451,38 Vùng sản xuất 10,82 6,34 4,23 5,22 4,57 22,92 54,86 62,79 71,17 45,44 32,15 19,83 340,33 Tổng cộng 23,02 11,24 5,22 6,07 10,14 51,26 126,75 149,33 166,76 111,45 78,95 51,53 791,71

Bảng 28: Lưu lượng trung bình ba năm gần đây và tổng lượng nước chảy trên sông Sêrêpốk tại trạm đo Cầu 14

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng

Lưu lượng trung bình

(m3/s) 134,5 88,4 113,4 102,5 98,1 217,0 268,5 302,0 343,5 524,5 550,5 354,5

Tổng lượng nước

(106m3) 360,2 215,8 303,6 265,6 262,8 562,5 719,2 808,9 890,4 1404,8 1426,9 949,5 8170,0

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn 50

Tiềm năng nước mặt của sông Sêrêpốk là rất lớn nhưng chưa được khai thác do hạn chế về địa hình, chi phí đầu tư xây dựng trạm bơm và kênh tưới sẽ rất lớn, hiệu quả đầu tư thấp. Hiện nay, nguồn nước sông Sêrêpốk chỉ được khai thác cung cấp nước cho khu công nghiệp Tâm Thắng và diện tích đất nông nghiệp dọc theo sông

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Huyện Cư Jút nằm ở vị trí cuối nguồn của sông Sêrêpốk trước khi nó đổ sang biên giới Campuchia nên tiềm năng nước mặt rất dồi dào tuy nhiên do điều kiện khó khăn về địa hình nên nguồn nước từ sông Sêrêpốk chưa được khai thác xứng đáng với tiềm năng của nó.

Ngoài nguồn nước mặt ở sông Sêrêpốk thì huyện còn có thể khai thác nguồn nước khác như nước mưa và nước từ các sông suối chảy từ huyện Đắk Mil chảy sang.

Tuy nhiên hai nguồn nước này đều phụ thuộc rất lớn vào thời tiết nên vào mùa mưa thì rất dư nước nhưng vào mùa khô thì lại thiếu nước nghiêm trọng. Huyện đã xây dựng 9 hồ chứa để điều hòa một phần lượng nước từ mùa mưa sang mùa khô nhưng cũng chỉ đáp ứng được cho nhu cầu tưới cho 3328,99 ha đất nông nghiệp. Nhu cầu nước trong mùa khô là rất lớn mà điều kiện khai thác nguồn nước mặt hiện nay chưa thể đáp ứng được. Do đó nông dân phải khai thác nước ngầm để bổ sung vào nguồn nước thiếu hụt này. Việc khai thác và sử dụng nước ngầm tràn lan có thể gây nên sự cạn kiệt nguồn nước ngầm mà không thể hồi phục được. Do đó phương án phát triển của huyện Cư Jút trong thời gian tới như sau:

- Xây dựng tối đa những hồ chứa nhỏ bậc thang ở trên những nhánh sông suối trong vùng để điều tiết một phần lượng nước từ mùa mưa sang mùa khô.

- Nguồn nước trên sông Sêrêpốk chỉ khai thác tưới cho diện tích nông nghiệp dọc theo sông là thích hợp nhất để tiết kiệm chi phí đầu tư. Xây dựng các trạm cấp nước sinh hoạt và công nghiệp tập trung sử dụng nguồn nước sông Sêrêpốk.

- Khuyến khích nông dân đào các ao hồ nhằm khai thác nguồn nước ngầm tầng nông (3 – 5m) để sử dụng tưới cho nông nghiệp, đặc biệt là địa bàn xã Ea Pô nơi có trữ lượng nước ngầm rất lớn.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển các vùng trồng lúa một vụ sang trồng các loại cây trên cạn có nhu cầu tiêu thụ nước ít hơn và có lợi ích kinh tế cao hơn.

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn

Một phần của tài liệu Chuyen de khi tuong thuy van (Trang 44 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w