Thực trạng cơ sở hạ tầng của toàn tỉnh

Một phần của tài liệu quy hoạch ngành cà phê (Trang 25 - 29)

- Đường bộ: Đến cuối năm 2013, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnhbao gồm:Quốc lộ: 05 tuyến đi qua (QL1, QL1K, QL51, QL56, QL20)

tổng chiều dài 244,22 km, nhựa hóa 100%, đây là các tuyến trục Bắc- Nam và Đông- Tây kết nối các khu vực trong và ngoài tỉnh.Đường tỉnh: 20 tuyến, tổng chiều dài 438 km; trong đó, đường nhựa chiếm 64,4%, đường cấp phối chiếm 35,6%. Các tuyến đường huyện và đường đô thị: 274 tuyến, dài 1.317 km; trong đó, đường nhựa 39,6%, còn lại một số đường huyện là đường bê tông (0,4%), đường cấp phối (37,2%), rải đá (0,6%) và đường đất 22,1%).Đường xã, phường:

có tổng chiều dài 4.143km, tỷ lệ nhựa hóa khoảng 30%, đường đất còn chiếm hơn 40%, còn lại là đường bê tông, đường cấp phối, đường rải đá. Đường chuyên dùng: có 487 các đơn vị kinh tế trong tỉnh trực tiếp quản lý, chủ yếu là đường nhựa, đường cấp phối.

- Đường sắt: Trên địa bàn tỉnh đang khai thác tuyến đường sắt Thống Nhất do Trung ương quản lý, đoạn qua tỉnh có chiều dài 87,5 km gồm có 8 ga trong đó ga Biên Hoà là ga chính trang bị hệ thống thông tin tín hiệu chạy tàu bán tự động. Tuyến đường sắt Thống Nhất là kênh lưu thông vận chuyển hành khách quan trọng giữa tỉnh Đồng Nai với khu vực Duyên hải miền Trung và phía Bắc.

- Đường thủy: Toàn tỉnh hiện có 24 tuyến đường sông đang hoạt động, tổng chiều dài 532 km, trong đó có 6 tuyến (169 km) do Trung ương quản lý và 18 tuyến (262 km) do tỉnh quản lý. Ngoài ra, còn 61 tuyến kênh rạch (101 km) do đơn vị cơ sở khai thác, quản lý. Các tuyến đường sông quan trọng lưu thông tàu ra biển gồm có 03 tuyến theo các sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Nhà Bè- Lòng Tàu, trên các tuyến đường sông này đều có các bến cảng tiếp nhận được tàu 5000 DWT trở lên. Trên các tuyến đường sông hiện có 11 cảng biển, khối lượng hàng hóa qua cảng khoảng 5,2 triệu tấn/năm và 10 cảng đường thủy nội địa có thể cho xà lan từ 500 - 3.000 tấn cập bến.

- Đường hàng không: Trên địa bàn tỉnh có sân bay Biên Hòa, hiện là sân bay quân sự, ngoài ra còn một số sân bay dã chiến được xây dựng từ trước năm 1975 đến nay hầu như không còn sử dụng. Dự kiến đến năm 2020 sẽ khánh thành sân bay quốc tế Long Thành với công suất khoảng 100 triệu hành khách/năm.

* Đánh giá chung: Hệ thống giao thông trên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong mấy năm gần đây phát triển khá nhanh đáp ứng tốt nhu cầu phát triển các ngành kinh tế; đối với nông nghiệp có thể xem là một thuận lợi không nhỏ bởi

các loại vật tư nông nghiệp hàng hóa nông sản có thể được vận chuyển một cách nhanh chóng, đáp ứng tốt yêu cầu về thời vụ và chất lượng sản phẩm; tuy nhiên, giao thông nội đồng trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá nhiều bất cập; các ngành, các cấp cần phải xem việc hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội đồng vừa là mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới, vừa là giải pháp quan trọng để nông nghiệp phát triển một cách bền vững.

2. Thực trạng thủy lợi

Ngành thuỷ lợi đã tiến hành nâng cấp, sửa chữa và xây mới các công trình thuỷ lợi; tính đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 117 công trình thuỷ lợi, bao gồm 70 hồ đập các loại, 32 trạm bơm, 9 tuyến kênh tưới, 3 tuyến đê ngăn lũ mặn, 2 công trình thoát lũ và 1 công tiêu nước với 590,909 km kênh mương tưới, tiêu (hiện trạng các loại công trình thể hiện ở phụ lục số 16), tổng công suất tưới tiêu cho 28.099ha, công suất thực tế 23.020ha (đạt 81,92%)

Nhìn chung, các công trình thuỷ lợi ở Đồng Nai đã và đang phát huy hiệu quả tốt, tổng diện tích tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp từ các công trình thủy lợi kể trên là 34.753 ha (trong đó, vụ ĐX 15.087ha, vụ HT 12.468ha, vụ mùa 7.196ha) ngăn mặn 6.369ha, cấp nước công nghiệp 10,28 triệu m3) cụ thể như sau:

Bảng 10: Năng lực phục vụ của các công trình thủy lợi STT Loại hình Năng lực phục vụ (ha)

Hiệu quả (%) Tối đa Thực tế

1 Tưới: Trong đó: 18.064 14.788 91,92

- Lúa 14.659 9.270 63,24

- Rau màu các loại 1.659 4.344 261,84

- Cây công nghiệp và

CAQ 1.746 857 49,08

- Ao cá - 317

2 Nuôi trồng thủy sản 1.111 1.111 100,00

3 Ngăn mặn, ngăn lũ, tiêu 9.409 9.380 99,69

4 Cấp nước (m3/ngày) 174.400 166.700 95,58

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT

Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, năng lực trên vẫn chưa đáp ứng; mặt khác hiệu suất sử dụng của một số công trình còn thấp;

có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này; trong đó, nguyên nhân quan trọng là: địa hình tưới nước phức tạp, đất có thành phần cơ giới nhẹ (tỷ lệ thất thoát nước lớn); một số công trình xuống cấp; khu tưới lại phân tán; mặt khác, trong

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói riêng, một số diện tích cây hàng năm được chuyển sang cây lâu năm không cần tưới như cao su, đặc biệt có một số khu tưới đã chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Do đó, giai đoạn 2014 - 2020 cần thực hiện hàng loạt các giải pháp để nâng cao hiệu quả công trình và tăng số lượng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp; trong đó, các giải pháp phi công trình như: hoàn thiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ công trình, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân ở ban quản lý khai thác công trình thủy lợi. Biện pháp công trình gồm: tu bổ, bảo vệ và phát triển rừng, tìm kiếm và xây dựng mới các công trình đầu mối, hệ thống kênh mương, xây dựng công trình chuyển nước lưu vực, xây dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm...

3. Thực trạng cấp điện

Nguồn cấp điện cho tỉnh từ điện lưới quốc gia chủ yếu lấy từ nhà máy thủy điện Trị An công suất 4x100MW, nhà máy điện FORMOSA công suất 150MW, nhà máy điện Hàm Thuận công suất 2x150MW, nhà máy điện Phú Mỹ và nhà máy điện Nhơn Trạch 1 công suất 462,8 MW.

Hệ thống lưới điện gồm các cấp điện áp 110KV, 35KV, 22KV, 10KV và 6KV với tổng chiều dài mạng lưới đường dây truyền tải điện hơn 6.000 km trong đó đường dây 220KV có 302 km, đường dây 110KV có 434,5 km, đường dây 35KV có 1.986,7 km. Hệ thống trạm biến áp có 5.362 trạm trong đó có 3 trạm 220KV, 20 trạm 110 KV, 1.786 trạm trung thế (35/6KV, 35/0,4KV, 22/0,4KV), còn lại là các trạm hạ thế (10/0,4KV, 6/0,4KV). Hệ thống lưới điện đã được kéo phủ khắp toàn tỉnh đến 100% số xã, cung cấp điện khá ổn định phục vụ các KCN, đô thị và hầu hết các khu vực nông thôn trong tỉnh.

Tốc độ gia tăng tiêu dùng điện thương phẩm hàng năm của tỉnh ở mức rất cao, bình quân gần 15%/năm, từ 3.306 triệu kw/h tăng lên gần 6.100 triệu kw/h trong đó gần 70% là tiêu dùng điện của các KCN. Công suất cực đại của mạng lưới 1.029MW nhưng mức phân bổ công suất điện từ Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Nam cho tỉnh Đồng Nai vào các giờ cao điểm chỉ khoảng 950MW nên đáp ứng khoảng 90% nhu cầu tiêu dùng điện thực tế, chưa đảm bảo an toàn phụ tải cho sản xuất nhất là ở các KCN.

Về cơ bản ngành điện đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện; riêng khu vực nông thôn, có khoảng 98% số hộ được dùng điện; tuy nhiên, điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ; có nhiều nguyên nhân;

song, chủ yếu là chưa có sự đầu tư đúng mức cho hệ thống đường dây và trạm để cung cấp điện ra đồng ruộng, đến tận nơi sản xuất nông nghiệp; trong khi việc làm trên là quá sức đối với từng hộ dân; nên cần có sự đầu tư thích đáng đối với các công trình điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản.

4. Thực trạng các khu, cụm công nghiệp, TTCN

Số lượng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực trạng hoạt động của các khu cụm công nghiệp, các ngành nghề khuyến khích tại các khu, cụm công nghiệp.

Một phần của tài liệu quy hoạch ngành cà phê (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w