Hiện trạng sản xuất cây cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu quy hoạch ngành cà phê (Trang 39 - 42)

II. Phân tích hiện trạng phát triển và tiêu thụ cà phê

1. Hiện trạng sản xuất cây cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

* Diện tích, năng suất, sản lượng: Theo thống kê năm 2014, toàn tỉnh Đồng Nai có 20.420 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh khoảng 17.568 ha, đứng thứ 5 cả nước sau các tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai. Nhìn chung giai đoạn 2010 – 2014, diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khá ổn định, không có biến động lớn. Diện tích cà phê phân bố ở hầu hết các huyện, trong đó:

- Huyện có diện tích cà phê nhiều: Tân Phú (3.655 ha); Định Quán (4.531 ha); Trảng Bom (4.011 ha) và Cẩm Mỹ (4.720 ha).

- Huyện có diện tích cà phê trung bình: Xuân Lộc (1.189 ha); Tx. Long Khánh (1.193 ha).

- Huyện có diện tích cà phê ít: Thống Nhất (538 ha) và Long Thành (439 ha).

Bảng: Diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Giai đoạn 2010 – 2014

TT Phân theo huyện 2010 2011 2012 2013 2014

1 T.p Biên Hòa - - - - -

2 Vĩnh Cửu 121 150 139 89 90

3 Tân Phú 2.385 2.491 2.705 3.264 3.655

4 Định Quán 3.495 312 3.741 4.464 4.531

5 Xuân Lộc 1.065 1.078 1.109 1.144 1.189

6 TX. Long Khánh 1.149 920 934 1.097 1.193

7 Thống Nhất 491 503 517 550 538

8 Long Thành 750 636 491 491 493

9 Nhơn Trạch - - - - -

10 Trảng Bom 4.160 4.111 4.115 4.129 4.011

11 Cẩm Mỹ 6.409 6.458 6.517 6.576 4.720

Tổng 20.025 16.659 20.268 21.804 20.420

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai qua các năm.

Năng suất cà phê tại khu vực Đồng Nai dao động bình quân từ 1,9 – 2,5 tấn/ha, đứng đầu vùng Đông Nam bộ và đứng thứ 6 cả nước, tuy nhiên khá thấp so với các tỉnh Tây Nguyên (khu vực Tây Nguyên vào khảng 3 – 4,5 tấn/ha), trong đó khu vực có năng suất cao nhất là huyện Xuân Lộc, Tân Phú, Long Khánh, Định Quán. Năng suất cà phê phụ thuộc lớn vào thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ thâm canh của nông hộ. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, hàng năm tỉnh có thể cung ứng cho thị trường khoảng 30 – 34 ngàn tấn cà phê nhân khô.

* Phân vùng:

Cà phê ở Đồng Nai được tập trung thành 2 vùng lớn:

+ Vùng 1: khoảng gần 13.000 ha thuộc các huyện Cẩm Mỹ, Long Khánh, Thống Nhất, Trảng Bom và Long Thành.

+ Vùng khoảng 6.500 ha thuộc các huyện Tân Phú và Định Quán.

Trong đó có 49 xã có quy mô tập trung hơn 50 ha, đáp ứng tiêu chí về quy mô xây dựng cánh đồng lớn.

* Giống

Phần lớn giống cà phê được trồng hiện nay ở Đồng Nai là nhóm giống cà phê vối (Robusta) thuộc 2 chủng coffee canephara var robusta và coffeae canphora var koulilou. Khoảng 70% diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh đã già cỗi và cho vì vậy tỉnh đang triển khai các chương trình tái canh cây cà phê. Các ,loại giống cà phê được khuyến khích phát triển gồm:

- Dòng TR5: cây sinh trưởng khoẻ, năng suất đạt 3,5 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 20,6 gram (giống củ chỉ đạt 13-14 gram/100 nhân).

- Dòng TR6: cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt rất cao, năng suất đạt 5,6 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,5 gram.

- Dòng TR4: Cây sinh trưởng khoẻ, kháng rỉ sắt, phân nhiều cành, cành ngang hơi rũ, năng suất đạt 7,3 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,1 gram.

- Dòng TR8: cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt, phân cành trung bình, năng suất đạt 4,2 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,6 gram.

* Chất lượng

Do những hạn chế về thổ nhưỡng, địa hình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cà phê. Theo một số nghiên cứu khoa học, hạt cà phê được trồng tại Đồng Nai có hàm lượng cà phê thấp hơn so với vùng Tây Nguyên. Mặt khác, sự suy giảm nguồn tài nguyên đất, nước do canh tác không đúng kỹ thuật, quy trình vận chuyển, bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế dẫn đến chất lượng cà phê ngày một giảm sút.

* Quy trình chăm sóc

Theo khảo sát cho thấy, quy trình trồng, chăm sóc cà phê của các hộ nông dân ở Đồng Nai không có sự khác biệt lớn so với các tỉnh thành khác trên cả nước, tuy nhiên chi phí sản xuất cà phê ở Đồng Nai cao hơn, nguyên nhân chủ yếu do các tác động từ thổ nhưỡng và khí hậu:

- Đất Đồng Nai chủ yếu là đất đen và đất xám. Đối với vùng đất đen, đất xám thì phải tưới nhiều hơn, cứ 5 - 6 ngày tưới 1 lần cho cây từ 1 năm đến 3 năm tuổi, khi cây đã khép tán thì chậm nhất 10 ngày phải tưới 1 lần. Nước tưới cho cây cà phê chủ yếu là nước ngầm, ở các vùng đất đỏ Long Khánh, Thống Nhất... nhiều giếng đào sâu tới 50 - 60 m mới có đủ nước tưới vào mùa khô.

- Lượng màu trong đất đen, đất xám thấp hơn nhiều so với đất đỏ, vì vậy người dân phải tốn thêm chi phí phân bón để cải tạo đất.

* Hiệu quả sản xuất:

- Lợi nhuận thu được trên 1 ha cà phê của Đồng Nai (tính toán tại thời điểm năm 2014) là 17,16 triệu đồng, chiếm 21,5% tổng doanh thu (chi phí sản xuất chiếm đến 78,5%).

Canh tác cà phê tại Đồng Nai mặc dù chưa đạt hiệu quả cao, tuy nhiên cũng là một trong những loại cây trồng có diện tích khá nhiều. Vì vậy,

trong tương lai cần có định hướng phát triển diện tích cà phê theo hướng bền vững đồng thời nâng cao trình độ thâm canh cũng như ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê Đồng Nai.

Một phần của tài liệu quy hoạch ngành cà phê (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w