Hiện trạng nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu quy hoạch ngành cà phê (Trang 32 - 39)

I. Vai trò, nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng thị trường xuất khẩu của sản phẩm cà phê Đồng Nai

2. Hiện trạng nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng thị trường xuất khẩu

* Nhu cầu tiêu dùng cà phê trong nước:

Với nguồn nguyên liệu cà phê nhân dồi dào trên 1,6 triệu tấn/năm, nhu cầu của người tiêu dùng cao, thị trường cà phê trong nước đang tạo sức hút cho các Doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), ước tính tổng lượng tiêu thụ cà phê của thị trường trong nước năm 2014 chỉ chiếm 10% sản lượng cà phê sản xuất được, 90% còn lại là xuất khẩu.

Những năm trước, thị trường cà phê rang xay và hòa tan của Việt Nam với rất nhiều loại, có thương hiệu hoặc không có thương hiệu, nhưng chủ yếu là cà phê truyền thống. Nhưng thị trường cà phê rang xay và hòa tan của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn, cạnh tranh khốc liệt, được thể hiện qua việc các nhà máy chế biến cà phê lớn liên tục ra đời và hoạt động hết công suất. Tiêu thụ cà phê trong nước những năm gần đây tăng nhanh (với 2/3 là cà phê bột rang xay và 1/3 là cà phê hòa tan) do sự phát triển mạnh về số lượng và quy mô của các quán cà phê, các cửa hàng bán lẻ cà phê cũng như của các chuỗi cung ứng thực phẩm khác.

Công nghiệp chế biến cà phê của Việt Nam hiện nay cũng đã có những bước tiến lớn và đạt những thành công đáng khích lệ. Thống kê của Nielson Việt Nam cho thấy hiện đang có 20 nhà máy sản xuất cà phê hòa tan tại Việt Nam và tiêu thụ cà phê hòa tan tại Việt Nam tăng 5% trong năm 2014. Vinacafe Biên Hòa chiếm 41% thị phần với mạng lưới hơn 140.000 chi nhánh, đại lý phân phối rộng khắp. Nestle đứng thứ 2 với 26% thị phần. Trung Nguyên đứng thứ 3 với 16% thị phần.Trần Quang đứng thứ 4 với 15% thị phần, số còn lại chỉ chiếm 2%. Theo báo cáo tổng quan về ngành cà phê Việt Nam của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo việc mở rộng khu vực bán lẻ cà phê cà phê sẽ góp phần gia tăng tiêu thụ nội địa trong tương lai gần.

Sản lượng cà phê rang/xay và cà phê hoà tan của Việt Nam, giai đoạn 2010-2014

Năm 2010 2011 2012 2013 2014*

Đơn vị: nghìn tấn 68,1 80,5 92 90,4 92

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam; *dự báo của FAS

Theo nghiên cứu về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê uống cà phê bảy lần trong tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng về cà phê hòa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong nhà và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%). Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà và bên ngoài là ngang nhau 49%/50%. Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7 đến 8 giờ sang. Quán cà phê tại Việt Nam có thể tìm thấy tại mọi ngóc ngách, phổ biến đa dạng, đa kiểu tạo sự thuận tiện nhất cho người uống cà phê.

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, khá nhiều hành vi vi phạm trong sản xuất cà phê đặc biệt là việc sử dụng cùi bắp được rang cháy, đậu nành và các hóa chất để làm giả cà phê rồi sau đó tung ra thị trường thông qua các cửa hàng nhỏ, ki-ốt và cửa hàng cà phê bán lẻ. Chính vì vậy, để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng chuyên bán cà phê phải thực hiện việc nghiền và pha cà phê ngay trước mặt khách hàng. Tuy nhiên, cà phê “bẩn” – loại cà phê bao gồm nhiều nguyên liệu khác – chỉ bán trên thị trường cho người có thu nhập thấp hoặc những người ở vùng sâu vùng xa. Văn hóa cà phê ở Việt Nam đã mang đến một loạt các sản phẩm và mức giá khác nhau cho người tiêu dùng.Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy các cửa hàng cà phê bán cà phê đen với giá chỉ 10.000 đồng/cốc cũng như 70.000 đồng/cốc. Nói chung, các quán cà phê tại Việt Nam được đánh giá cao bởi sự đa dạng về các hình thức, dịch vụ và sản phẩm.

Theo Euromonitor, chuỗi cửa hàng cà phê là loại hình phát triển nhanh nhất, với doanh thu hàng năm tăng 32%. Sự tăng trưởng cao này là do việc mở rộng của các nhãn hiệu cửa hàng cà phê hiện có và sự xâm nhập của các nhãn hiệu mới. Trong năm 2015, Starbucks nâng tổng số cửa hàng lên con số 16.McCafe đã mở 5 cửa hàng kể từ khi nhãn hiệu cà phê này vào Việt Nam đầu năm 2014. Các chuỗi cửa hàng khác như Coffee Bean and Tea Leaf, Gloria Jeans, Coffee Concepts và Highlands cũng đang tiếp tục phát triển thêm cơ sở.

Sự phát triển bùng nổ của chuỗi cửa hàng cà phê nói trên cho thấy khách hàng ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của cửa hàng.

Hơn nữa, có một số lượng lớn các chuỗi cà phê nhỏ hơn, với ý tưởng phục vụ cả hai loại thức uống là cà phê truyền thống tốt cho sức khỏe, và các loại cà phê kiểu ngoại (đá xay, latte, cà phê và trái cây xay) với giá cả cạnh tranh hơn so với các nhãn hiệu nước ngoài. Các chuỗi cửa hàng lớn và nhỏ trong nước như

Cà phê Trung Nguyên, Passio Coffee, Phúc Long, Thục, Effoc Coffee, Napoli và Milano cũng đang phát triển thúc đẩy lượng tiêu thụ cà phê trong nước.

Loại hình cà phê ngồi tại chỗ là hình thức đem lại doanh thu chính của ngành cà phê. Bên cạnh đó, mô hình cà phê mang đi (take away) cũng đang được phát triển rộng rãi hơn, phù hợp với lối sống ngày càng bận rộn của người tiêu dùng ở các thành phố lớn.Cà phê mang đi hiện nay cũng phổ biến hơn các cửa hàng cà phê tại chỗ truyền thống.Nhiều nhãn hàng đã sử dụng loại hình mang đi và giao hàng tận nơi để mở rộng thêm nguồn khách hàng.

Báo cáo của USDA ước tính lượng tiêu thụ cà phê rang xay trong nước tăng từ 1,83 triệu bao lên 1,92 triệu bao do sự mở rộng liên tục của các chuỗi cửa hàng cà phê và quán cà phê.

Quán cà phê/Cửa hàng chuyên cà phê phân loại theo nhóm giai đoạn 2009-2014 (Đơn vị: cửa hàng)

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Quán cà phê 10.422 11.003 11.539 12.003 12.462 12.711 - Chuỗi quán cà phê

- Quán cà phê độc lập

97 10.325

108 10.895

104 11.435

108 11.895

117 12.345

111 12.600 Cửa hàng chuyên cà phê 8.744 9.305 9.716 10.102 10.444 10.740 - Chuỗi cửa hàng chuyên

cà phê

- Cửa hàng chuyên cà phê độc lập

125 8.619

136 9.169

147 9.569

178 9.924

190 10.254

230 10.510 Nguồn: Euromonitor Đối với cà phê hòa tan, theo Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, mục tiêu của Việt Nam trong việc sản xuất cà phê hòa tan là khoảng 2,67 triệu bao.

Tuy nhiên, sản lượng thực tế có lẽ chỉ hoàn thành được 50% mục tiêu đề ra. Do nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm cà phê hòa tan trong nước khác lớn, tổ chức USDA đã điều chỉnh tăng số liệu ước tính cho lượng tiêu thụ cà phê hòa từ 250.000 bao thành 300.000 bao niên vụ 2014/15 và từ 260.000 bao đến 350.000 bao niên vụ 2015/16.

Lượng tiêu dùng trong nước được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng trưởng, điều này được phản ánh qua sự phát triển mạnh mẽ của các cửa hàng cà phê và các quán ăn khác có phục vụ cà phê tại Việt Nam. Việc mở rộng số lượng cửa hàng cà phê sẽ góp phần tiêu thụ mạnh sản lượng cà phê trong tương lai gần.

Sản lượng cà phê Việt Nam, Cung và Cầu

2013/2014 2014/2015 2015/2016

Tháng 10 năm 2013 Tháng 10 năm 2014 Tháng 10 năm 2015 Số liệu

trước

Số liệu điều chỉnh

Số liệu trước

Số liệu điều chỉnh

Số liệu trước

Số liệu điều chỉnh Diện tích đã trồng (nghìn

ha)

0 0 0 0 0 0

Diện tích đã thu hoạch (nghìn ha)

0 0 0 0 0 0

Cây ra quả (triệu cây) 0 0 0 0 0 0

Cây không ra quả (triệu cây)

0 0 0 0 0 0

Tổng lượng cây (triệu cây)

0 0 0 0 0 0

Hàng đầu vụ (nghìn bao) 1.946 1.946 2.130 2.130 2.407 5.831

Sản lượng Arabica 1.175 1.175 1.050 1.050 1.100 1.100

Sản lượng Robusta 28.658 28.658 27.117 26.350 27.500 28.200

Sản lượng khác 0 0 0 0 0 0

Tổng sản lượng 29.833 29.833 28.167 27.400 28.600 29.300

Hạt cà phê nhập khẩu 476 476 450 450 200 200

Cà phê rang xay nhập khẩu

12 12 10 10 10 10

Cà phê hòa tan nhập khẩu 160 160 160 130 160 160

Tổng nhập khẩu 648 648 620 590 370 370

Tổng cung 32.427 32.427 30.917 30.120 31.377 35.501

Hạt cà phê xuất khẩu 27.269 27.269 25.000 20.333 25.500 26.667 Cà phê rang xay xuất

khẩu

120 120 130 457 140 550

Cà phê hòa tan xuất khẩu 900 900 1.300 1.282 1.400 1.500 Tổng xuất khẩu 28.289 28.289 26.430 22.072 27.040 28.717 Tiêu thụ cà phê rang xay

nội địa

1.788 1.788 1.830 1.917 1.900 2.250 Tiêu thụ cà phê hòa tan

nội địa

220 220 250 300 260 350

Tiêu thụ nội địa 2.008 2.008 2.080 2.217 2.160 2.600

Hàng cuối vụ 2.130 2.130 2.407 5.831 2.177 4.184

Tổng phân phối 32.427 32.427 30.917 30.120 31.377 35.501 Nguồn: GTA, Bộ công Thương Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Số liệu thống kê ngoại thương

* Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Xuất khẩu cà phê nhân:

Theo thống kê thương mại, Việt Nam xuất khẩu khoảng 20,34 triệu bao hạt cà phê nhân trong niên vụ 2014/15, giảm khoảng 25,5% so với niên vụ trước. Sự sụt giảm trong xuất khẩu này đặc biệt đáng chú ý trong tháng 2 và tháng 3 năm 2015 khi giá cà phê thế giới giảm, cản trở nông dân Việt Nam xuất khẩu. Báo cáo ngành cho thấy người nông dân và lái buôn ở thị trường cấp cao đang hạn chế việc bán hàng cho nhà xuất khẩu ở thị trường cấp thấp hơn cho tới khi giá cả có sự cải thiện.

Top 10 thị trường xuất khẩu cà phê tươi Việt sang các nước mùa vụ 2014/15

Stt Thị Trường Số Lượng

(nghìn bao)

1 Đức 2.093

2 Hoa Kỳ 1.820

3 Tây Ban Nha 1.736

4 Ý 1.455

5 Nhật Bản 975

6 Bỉ 854

7 Algeria 773

8 Nga 741

9 Philippines 544

10 Ấn Độ 493

Tổng phụ 11.484

Các nước khác 2.924

Các nước không trong danh sách 5.925

Tổng 20.333

Nguồn: Báo cáo ngành cà phê - Xuất khẩu cà phê rang và hòa tan:

Với sự gia tăng về sản lượng của cà phê hòa tan và rang ở Việt Nam, dự đoán kim ngạch xuất khẩu của hai sản phẩm này cũng được tăng lên. Theo Euromonitor, Việt Nam xuất khẩu khoảng 21,28 triệu bao cà phê hòa tan trong niên vụ 2014/15; cao hơn khoảng 380.00 bao (42%) so với niên vụ trước. Sản lượng cà phê rang của Việt Nam đã có sự thay đổi lớn trong niên vụ 2014/15 so với niên vụ trước. Sản lượng xuất

khẩu tăng từ 120.000 bao lên 457.00 bao (tăng 280% so với niên vụ 2013/14). Nguyên nhân là do một số cửa hàng đã bắt đầu giới thiệu đến khách hàng loại cà phê rang xay Robusta chất lượng tốt. Nhiều trong số đó cũng đang cố gắng xuất khẩu sản phẩm của mình nhằm tăng doanh thu.

Thị trường xuất khẩu chính đối với cà phê hòa tan niên vụ 2014/15

Thị trường Nghìn (bao)

Mỹ(tiêu thụ/nội địa) 130

Nhật Bản 130

Trung Quốc 130

Nga 130

Indo 130

Singapore 85,8

Thái Lan 85,8

Philippines 85,8

Phần Lan 41,6

Đài Loan 41,6

Tây Ban Nha 41,6

Bờ Biển Ngà 41,6

Malaysia 41,6

Anh 41,6

Ấn Độ 41,6

Ru Ma Ni 41,6

Ý 41,6

Tổng 1.281,8

Nguồn: Bản đồ thương mại thế giới (GTA) Thị trường xuất khẩu chính đối với cà phê rang xay niên vụ 2014-2015

Thị Trường Đơn vị (nghìn bao)

Mỹ 297,5

Tây Ban Nha 79,73

Thụy Sỹ 39,27

Nam Phi 20,23

Anh 20,23

Tổng 456,96

Nguồn: Bản đồ thương mại thế giới (GTA)

Thuận lợi:

- Với diện tích trồng cà phê trên 650.000ha, là một điều kiện thuận lợi cho chúng ta có thể đảm bảo nguồn cung cà phê cho hoạt động xuất khẩu.

- Khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển. Được hưởng sự bình đẳng như các nước xuất khẩu khác, các rào cản xuất khẩu được gỡ bỏ, cơ hội thị trường mở rộng, có điều kiện tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới.

- Người dân đã nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, khá am hiểu quy luật cung cầu của thị trường thế giới để chủ động lượng cà phê bán ra nhằm hạn chế rủi ro.

Khó khăn:

- Về chính sách thuế: Việt Nam không nằm trong số những nước ưu tiên về thuế quan đối với sản phẩm cà phê hòa tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và EU,…Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0%

đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện áp dụng đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước.Đây là những rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn.

- Về chiến lược phát triển ngành cà phê trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam: hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những năm tới chưa được đặt chung trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như ngành kinh tế Việt Nam. Các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt.

- Vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh nhưng chưa tương xứng.

- Hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hóa, trong khi ở Việt Nam hoạt động này chưa thật sự được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu. Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hóa vượt quá sức của họ.

- Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự thực hiện các giao dịch kinh tế quốc tế trong khoảng hơn 15 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Hơn nữa, sự phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê chủ yếu

trong giai đoạn giá cà phê thế giới cao nên những kỹ năng này chưa được chú trọng đúng mức.

- Gia nhập WTO sự cạnh tranh đang diễn ra rất gay gắt. Các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế lớn với vốn và công nghệ, nên đầu tư xây dựng những khu chế biến cà phê nhân xuất khẩu chất lượng cao rất hoàn chỉnh và đồng bộ. Trong thời gian tới, tỷ trọng này sẽ tăng lên nhanh do họ có ưu thế vượt trội về vốn, trình độ năng lực quản lý, kinh nghiệm, thị trường và mạng lưới khách hàng. Lúc đó, các doah nghiệp làm ăn không hiệu quả, không cạnh tranh được sẽ bị giải thể phá sản hay trở thành đại lý thu mua, gom hàng cho các doanh nghiệp nước ngoài.

- Uy tín của cà phê Việt Nam đang bị giảm sút nghiêm trọng. Chất lượng cà phê Việt Nam chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng.

- Phát triển diện tích cà phê ồ ạt, không theo quy hoạch, kế hoạch này đã nằm ngoài tầm kiểm soát của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng. Nghiêm trọng hơn, phần lớn diện tích cà phê mới phát triển sau này đều được trồng ở những vùng không có hoặc thiếu nguồn nước tưới, đất trồng cà phê không đủ tiêu chuẩn, vi phạm các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc ngay từ khâu khai hoang, làm đất, cây trồng xen che phủ…Việc tăng nhanh diện tích cà phê này không những không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến tài nguyên môi trương.

Một phần của tài liệu quy hoạch ngành cà phê (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w