Những nghiên cứu về sự cố tràn dầu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRÀN DẦU TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CẢNG TÀU DU LỊCH TUẦN CHÂU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT (Trang 22 - 26)

3. Nội dung nghiên cứu của đề tài

1.5. Những nghiên cứu về sự cố tràn dầu tại Việt Nam

Theo Báo cáo Nghiên cứu xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phó SCTD, bản đồ nhạy cảm đường bờ cho tỉnh Quảng Ninh do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện đã tổng kết một số hoạt động nghiên cứu, đề tài khoa học liên quan đến SCTD, có thể kể đến như:

Đề tài KHCN-07.06 “Nghiên cứu biến động môi trường do hoạt động kinh tế và quá trình đô thị hoá gây ra, các biện pháp kiểm soát và làm sạch, đảm bảo phát triển bền vững vùng Hạ Long – Quảng Ninh – Hải Phòng”

(Đặng Trung Thuận, 1998); Nghiên cứu liên quan đến tài nguyên nước như dự án cấp nước và vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long (1995); Nghiên cứu liên quan đến hệ sinh thái (Vũ Trung Tạng, 1994); Nghiên cứu liên quan đến sa bồi bùn cát (Nguyễn Văn Cư, 1996); Nghiên cứu về quản lý môi trường VHL (JICA, 1999) ; Dự án phát triển năng lực quản lý ô nhiễm biển ở Việt Nam – pha 1 cho vùng VHL do SIDA/SAREC tài trợ; Chương trình Quản lý môi trường bờ biển vùng VHL do ADB tài trợ; Nghiên cứu liên quan đến kinh tế-sinh thái và bảo vệ chủ quyền hệ thống đảo ven bờ (KĐL-CIS-01, Lê Đức Tố 2001, một số công trình nghiên cứu về biển tại Quảng Ninh như nghiên cứu về VHL – Bái Tử Long trong đề tài KC09... Từ các nghiên cứu điều tra này đã tạo ra được một nguồn cơ sở dữ liệu đáng kể, góp phần hữu ích cho công tác ứng phó SCTD của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, đã có nhiều dự án liên quan đến công tác xây dựng kế hoạch ứng phó SCTD cũng như thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ như:

- Tổng công ty Dầu khí đã ban hành “Hướng dẫn quan trắc môi trường biển khu vực lân cận các công trình dầu khí ngoài khơi Việt Nam”. “Kế hoạch ứng phó SCTD” cũng đã được ra đời (ban hành ngày 05/03/2001) nhằm mục đích ứng cứu nhanh và có hiệu quả SCTD trong ngành Dầu khí. Hiện Tổng công ty đang hoàn thiện hướng dẫn lập báo cáo công tác an toàn và bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí. Các văn bản hướng dẫn về sử dụng và thải hoá chất, quan trắc môi trường các công trình dầu khí trên đất liền, kiểm toán môi trường trong hoạt động dầu khí và làm sạch bãi biển trong ứng cứu tràn dầu ở Việt Nam đang được soạn thảo với sự giúp đỡ của Cục Kiểm soát ô nhiễm Na Uy.

- Nguyễn Thế Tiến; Phùng Chí Sỹ (2004) đã Nghiên cứu đề xuất phương án tổ chức, biên chế, trang bị và lập kế hoạch ứng phó SCTD tại vùng biển miền Trung.

- Một số địa phương khác như tỉnh Khánh Hòa cũng đã ban hành quyết định số 7040/UBND về việc “Phê duyệt Kế hoạch ứng phó SCTD của tỉnh Khánh Hoà” nhằm ứng cứu nhanh chóng trong trường hợp các khu vực cảng biển, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu có tiểm ẩn nguy cơ tràn dầu như:

Cảng Nha Trang, Cảng Bả Ngòi (Cam Ranh), Cảng xăng dầu Vĩnh Nguyên, Nha Trang và Nhà máy tàu biển Hyundai - Vinashin xảy ra sự cố.

- Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai và Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM đã ký kết chương trình hợp tác bảo vệ môi trường giữa hai địa phương giai đoạn 2004 - 2010. Trong đó, giai đoạn 2004 - 2005 hai bên sẽ phối hợp xúc tiến thành lập dự án bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai và sông Sài Gòn; lập kế hoạch ứng phó SCTD trên các đoạn sông giáp ranh.

- Dự án xây dựng bản đồ nhạy cảm đã được thực hiện trong năm 1994- 1995 với sự tài trợ của Chính phủ Thụy Điển. Bộ KHCN&MT phối hợp với Trung tâm viễn thám (tổng cục Địa chính) và tập đoàn TRIMAR đã sử dụng các ảnh vệ tinh SPOT để thành lập bản đồ nhạy cảm dầu tràn tỷ lệ 1/100.000 cho toàn bộ dải ven biển Việt Nam. Đây là một ứng dụng đầu tiên của công nghệ viễn thám trong lĩnh vực theo dõi, giám sát và đề phòng các sự cố trong hoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam. Thông qua dự án này, lần đầu tiên ở Việt Nam có được bộ bản đồ nhạy cảm môi trường đối với sự cố dầu tràn ở vùng ven biển. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu và phương pháp nghiên cứu, các kết quả của dự án này mới chỉ ở mức định tính, chưa cung cấp được các số liệu chi tiết phục vụ ứng phó SCTD. Hơn nữa, vì dự án được tiến hành đã quá lâu, các số liệu, tài liệu do dự án đã quá cũ nên không thể sử dụng được cho thời điểm hiện tại.

- Dự án “ứng dụng công nghệ viễn thám để quản lý dải ven biển” do Trung tâm Viễn thám (Tổng cục Địa chính cũ) thực hiện từ tháng 02 năm 2000 đến tháng 06 năm 2002 hành lập bộ bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý dải ven biển tại 3 vùng: Vùng 1 (vùng miền Bắc) bao gồm dải ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình. Vùng 2 (vùng miền Trung) bao gồm dải ven biển tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng. Vùng 3 (vùng miền Nam) bao gồm dải ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu - TP.Hồ Chí Minh - Tiền Giang và Trà Vinh - Sóc Trăng - Quảng Ninh. Bản đồ được thành lập ở tỷ lệ 1:1.000.00 trong hệ quy chiếu HN - 72, với 9 chủ đề là địa lý chung, hiện trạng sử dụng đất, đô thị hoá và cơ sở hạ tầng, đất ngập nước, rừng ngập mặn và rừng tràm, bồi tụ - xói lở dải ven biển, ngập lụt, sinh thái dải ven bờ và nhạy cảm môi trường.

Một số chương trình số mô phỏng sự lan truyền của vệt dầu trên biển (OST) đã được áp dụng để tính toán dầu tràn với nhiều mục đích khác nhau như dự báo khả năng lan truyền vệt dầu ở các vùng biển Bắc, Trung và Nam bộ, tính toán phạm vi lan truyền của dầu trong khu vực cảng Hải Phòng, tính toán các kịch bản tràn dầu qua cho các khu vực đang được quan tâm như VHL (2004), Vịnh Đà Nẵng (2005), Vịnh Vân Phong (2007) (Vũ Thanh Ca và nnk, 2007; Nguyễn Hữu Nhân, 2008).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRÀN DẦU TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CẢNG TÀU DU LỊCH TUẦN CHÂU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w