CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬNKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4. Tài nguyên văn hoá
3.4. Đề xuất các biện pháp kiểm soát
Cảng Tuần Châu thuộc khu du lịch Tuần Châu, đảo Tuần Châu, có vị trí nằm trong khu vực vùng đệm của VHL, với hệ sinh thái động thực vật phong phú. Vì vậy, nếu có bất kì SCTD nào xảy ra cũng dều gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến Di sản VHL, cuộc sống người dân trên đảo và toàn bộ
hoạt động du lịch tại đây. Do đó, tác giả xin được đề xuất một số biện pháp kiểm soát cụ thể cho vấn đề này.
3.4.1. Căn cứ pháp lý thực hiện các biện pháp kiểm soát 3.4.1.1. Văn bản chỉ đạo từ Trung Ương
- Luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Luật Tài nguyên biển và hải đảo 2015;
- Nghị quyết số 09/NQ/TW, ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020;
- Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó SCTD;
- Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điền của Quy chế hoạt động ứng phó SCTD;
- Các Công ước quốc tế liên quan đến biển mà Việt Nam đã ký hoặc phê chuẩn tham gia như: Công ước MARPOL, CLC92, đặc biệt Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới liên quan đến Khu Di sản Thiên nhiên Thế giới VHL và khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cát Bà của Hải Phòng.
- Kế hoạch số 1925/KH-UBND ngày 19/5/2010 UBND tỉnh "Về việc Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2010 và định hướng kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015”.
- Chỉ thị 07/2006/CT-UBND “V/v tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái VHL”.
- Quyết định số 88/TNMT ngày 6 tháng 2 năm 2015 về việc hướng dẫn triển khai lập kế hoạch ứng phó SCTD.
- Nghị quyết 241/2016/NQ – Về việc thông qua một số quy định đặc thù tạm thời để nâng cao chất lượng và quản lý hoạt động của tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
- HĐND về việc thông qua một số quy định đặc thù tạm thời để nâng cao chất lượng và quản lý hoạt động của tàu du lịch trên VHL, Vịnh Bái Tử Long.
3.4.2 Các giải pháp tuyên truyền, giáo dục
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, các đội tàu đang hoạt động tại Cảng Tuần Châu về công tác bảo vệ môi trường và phòng tránh SCTD ra môi trường biển.
- Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về tác hại của tràn dầu đối với môi trường biển và ảnh hưởng của nó đến môi trường biển VHL thông qua các chương trình, ngày kỉ niệm như: “Ngày Trái đất”, “Tuần lễ biển và hải đảo”, “Ngày môi trường”....
- Tổ chức các lớp tập huấn ứng phó SCTD cho cán bộ địa phương cùng các cán bộ phụ trách mảng môi trường của Tập đoàn Tuần Châu nhằm nắm rõ các quy định của Nhà nước trong ứng phó SCTD, đồng thời tiếp cận các tình huống có thể xảy ra, tập luyện các kỹ năng xử lý, khắc phục sự cố hiệu quả ngay tại Cảng.
3.4.3 Các biện pháp kiểm soát
- Xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường, thiết lập những vùng nhạy cảm có khả năng bị đe dọa bởi các sự cố về tràn dầu
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát ứng phó SCTD đối với riêng khu vực đảo Tuần Châu, đặc biệt là tại khu vực có tàu thuyền đi lại, neo đậu thường xuyên như tại Cảng Tuần Châu.
- Xây dựng các tình huống, kịch bản tràn dầu chi tiết có thể xảy ra tại Cảng, tổ chức các buổi diễn tập tình huống đã được xây dựng theo kế hoạch.
- Thành lập các tổ, đội phản ứng nhanh khi có SCTD xảy ra, đây sẽ là lực lượng chính sẵn sàng tham gia vào công tác xử lý các hậu quả của SCTD.
- Liên kết chặt chẽ với Ban quản lý VHL, Cảnh sát Môi trường, Cảnh sát Biển… trong việc kiểm soát chất lượng tàu thuyền cũng như các hoạt động xả thải các tàu thuyền hoạt động tại cảng.