3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
1.6. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.6.1. Vị trí địa lý, đặc trưng về địa hình địa mạo và địa chất môi trường
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
VHL thuộc tỉnh Quảng Ninh và nằm ở Đông Bắc Việt Nam, phía tây của
vịnh là đất liền, có nhiều đồi núi và là nơi phát triển đô thị, dân cư phân bố tập trung. Phía đông giáp biển nhưng lại bị ngăn cách bởi các đảo và núi đá kéo dài theo hướng song song với bờ. VHL là vịnh nửa kín được bao quanh bởi hàng ngàn hòn đảo (khoảng hưn 1000 đảo) lớn nhỏ. Do vậy, việc trao đổi nước và phân tán chất bẩn với biển Đông rất khó khăn. Vịnh có độ sâu nhỏ, bình quân 5-7m, có chỗ sâu trên 10m. VHL đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản địa chất thế giới.
Hình 1.2 Bản đồ đảo Tuần Châu nhìn từ vệ tinh
Tuần Châu là một phường của thành phố Hạ Long, nằm phía nam Cửa Lục, cách bờ phía Bãi Cháy nơi gần nhất khoảng 2km. Phường Tuần Châu có diện tích đất liền rộng 405.2 ha. Nằm trong vùng nước của VHL nhưng đảo Tuần Châu không thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Di sản thiên nhiên thế giới. Nơi gần nhất của đảo cách ranh giới Khu Di sản về phía hang Đầu Gỗ khoảng 2km. Bề mặt địa hình trên đảo không bằng phẳng do sự hiện diện của các đồi thấp, thoải bị bào mòn (đỉnh cao nhất khoảng 70m) bao quanh các thung lũng hẹp (thung lũng rộng nhất khoảng 50 ha). Quanh đảo là các bãi
dốc nhỏ được phân bố ở phía tây và phía bắc đảo, còn phía đông- đông nam bãi triều hẹp và khá dốc.
Khu du lịch đảo Tuần Châu có diện tích 600 ha, trong đó 250 ha đất ngập nước (được UBND tỉnh Quảng Ninh duyệt cấp theo cơ chế dùng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng bằng Quyết định 2764/QĐ-UB, 01/11/1999 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị du lịch đảo Tuần Châu thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh của công ty TNHH Âu Lạc, và Quyết định số 1737QĐ- UB ngày 5/6/2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc giao đất thanh toán đợt 2 cho Công ty TNHH Âu Lạc tại xã Tuần Châu, thành phố Hạ Long.
Khu vực nghiên cứu thuộc phức nếp lồi Quảng Ninh có lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp. Phức nếp lồi này có phương kiến trúc á vĩ tuyến (ở đoạn giữa), đầu phía tây chìm xuống trũng sông Hồng và đầu phía đông chuyển sang hướng đông bắc, kéo dài sang Trung Quốc. Trong phạm vi phức nếp lồi Quảng Ninh, phát triển các hệ đứt gãy hình cung phương á vĩ tuyến và các đứt gãy phương TB-ĐN. Hai hệ thống này quy định đặc điểm, kiến trúc khối tảng của vùng và quy định đặc điểm hình thái, sự phân bố các đảo trong vùng.
Trong đới phức nếp lồi Quảng Ninh đã phát triển các địa hào Hòn Gai tuổi Trias, địa hào Hà Cối tuổi Jura bồn trũng Neogen.
1.6.2. Đặc điểm khí tượng
Điều kiện khí hậu, không chỉ quy định khả năng phong hóa của các thành tạo địa chất, quá trình lan truyền các chất gây ô nhiễm môi trường không khí mà còn là những nhân tố để các nhà đầu tư xác định quy mô đầu tư và thời gian khai thác. Các số liệu trong bài về đặc điểm khí tượng hầu hết được thu thập từ trạm khí tượng thủy văn Bãi Cháy.
1.6.2.1. Điều kiện hoàn lưu
Khối không khí cực đới lục địa châu Á với front lạnh, đường đứt, lưỡi hay rìa áp cao lạnh hoạt động mạnh vào mùa đông. Khối không khí nhiệt đới
Ấn Độ Dương với rãnh thấp hay rìa áp thấp Âu- Miên chủ yếu hoạt động trong mùa hạ. Khối không khí nhiệt đới xích đạo Thái Bình Dương với áp cao hay lưới áp cao Thái Bình Dương, dải hội tụ, xoáy áp thấp hay bão,... hoạt động hầu như quanh năm, nhưng mạnh nhất trong mùa hè. Cường độ và phạm vi hoạt động của các khối không khí trên thay đổi theo mùa. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu qua các thời kỳ trong năm thể hiện qua các yếu tố khí tượng.
1.6.2.2. Điều kiện bức xạ
Vùng nghiên cứu nằm trong phạm vi giữa chí tuyến bắc và xích đạo. Có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh lần thứ nhất vào cuối tháng 5 (Hòn Gai 25/5), lần thứ hai vào đầu tháng 7 (Hòn Gai 6/7). Ở đây, quanh năm độ cao mặt trời lớn, thời gian chiếu sáng dài. Lượng bức xạ lý tưởng của vùng nghiên cứu rất lớn.
Bảng 1.2: Lượng bức xạ lý tưởng tháng, năm (Kcal/cm2)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Hòn Gai
12.
4
15.
0
18.
6
22.
8
24.
3
24.
9
25.
2
22.
8
19.
1
16.
5
13.
6 11.7 235.5 Nguồn: Trạm KTTV Bãi Cháy (2012)
Trong thực tế, bầu trời không phải lúc nào cũng quang đãng mà ít nhiều có mây che phủ, nên lượng bức xạ thực tế thường chỉ bằng 50% lượng bức xạ lý tưởng (Bảng 2). Trong các tháng mùa hạ vùng này đều có lượng bức xạ thực tế trên 10 Kcal/cm2. Các tháng mùa đông đều dưới 10 Kcal/cm2/tháng.
Điều đặc biệt ở khu vực này là tháng có độ cao mặt trời thấp nhất, thời gian chiếu sáng ngắn nhất như tháng 12, tháng 1 lại có lượng bức xạ cao hơn tháng 2, nguyên nhân là do vào tháng 2 độ cao mặt trời còn thấp lượng mưa lại nhiều hơn nữa vào kỳ này thường xuất hiện mưa phùn liên tục nên tia xạ chỉ nhiều hơn bức xạ chút ít.
Bảng 1.3: Lượng bức xạ thực tế tháng, năm (Kcal/cm2)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Hòn
Gai 7.
1 5.
8 7.
3 9.
8
13.
4 11.5 13.
1
13.
0 11.1 11.2 8.
1 6.
5 120.1 Nguồn: Trạm KTTV Bãi Cháy (2012)
1.6.2.3. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình năm vùng nghiên cứu khoảng 200C. Nên coi mùa nóng là thời kỳ có nhiệt độ trung bình trên 250C, mùa lạnh là thời kỳ có nhiệt độ trung bình dưới 200C, còn các mùa chuyển tiếp là thời kỳ có nhiệt độ trung bình 20-250C thì ở đây mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đầu tháng 5 và kết thúc cuối tháng 9 đầu tháng 10, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và bắt đầu vào cuối tháng 3. Tháng lạnh nhất là tháng 1 (nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 50c), tháng nóng nhất là tháng 7 (nhiệt độ ca nhất tới trên 400C). Biên độ nhiệt năm khoảng 12-130C.
Bảng 1.4: Biên độ không khí trung bình tháng, năm (0C)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Hòn
Gai 13.5 14.2 17.0 20.4 23.9 25.3 25.6 24.9 23.7 21.3 18.1 14.7 20.2 Nguồn: Trạm KTTV Bãi Cháy (2012)
Biến trình ngày của nhiệt độ trong các mùa theo một quy luật: từ sáng sớm nhiệt độ bắt đầu tăng, từ quá trình nhiệt độ bắt đầu giảm, thời gian có nhiệt độ thấp nhất thường vào khoảng 4-6h, cao nhất vào khoảng 12-16h.
Biên độ ngày lớn nhất vào mùa thu.
Đầu mùa đông, đây là thời gian ít mây nhất trong năm; nhiệt độ nhỏ nhất vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân ứng với thời kỳ mưa phùn nhiều và ẩm ướt. Vào những ngày trời quang mây biên độ có khi vượt quá 180C, còn những ngày nhiều mây biên độ không đến 10C.
1.6.2.4. Mưa
Lượng mưa trung bình năm khoảng 2000 mm, là một trong những trung tâm mưa lớn của miền Bắc Việt Nam. Lượng mưa trung bình năm giảm từ bắc
xuống nam và từ bờ ra khơi. Lượng mưa trong năm tập trung vào mùa mưa, 5 tháng trong mùa này (tháng 5- tháng 9) chiếm 75-85% lượng mưa năm. Còn 5 tháng mùa khô (tháng 11- tháng 3) chỉ chiếm khoảng 10%. Lượng mưa các tháng chuyển tiếp (tháng 4 - tháng 10) chiếm khoảng 5-15% lượng mưa năm.
Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, tháng 8, thường trùng với mùa bão hoạt động ở Bắc Bộ. Lượng mưa lớn nhất trong 1 ngày ở đây đạt tới 480 mm, những ngày mưa lớn xảy ra khi chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới.
Bảng 1.5: Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Hòn Gai
23 34 47 68 108 302 390 454 318 135 37 19 161.25 Nguồn: Trạm KTTV Bãi Cháy (2012)
1.6.2.5. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình năm của vùng nghiên cứu khoảng 82%.
Nếu xét về độ ẩm tương đối thì có thể chia mùa đông ở đây ra làm 2 thời kỳ.
Nửa đầu mùa đông, độ ẩm thấp, tháng 12 và tháng 1 là những tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm. Nửa cuối mùa đông, độ ẩm xấp xỉ các tháng mùa hạ.
Trong mùa đông, phân bố của độ ẩm tương đối phù hợp với phân bố lượng mưa. Biến trình này của độ ẩm trái ngược với nhiệt độ, ban đêm độ ẩm cao nhất vào khoảng 4-6h, ban đêm độ ẩm cao nhất vào khoảng 4-6h, ban ngày độ ẩm thấp nhất vào khoảng 12-15h. Biên độ năm của độ ẩm tương đối rất nhỏ, không vượt quá 15%. Song độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối có thể đạt giá trị thấp nhất (19%) trong các đợt gió mùa vào đầu và giữa mùa đông.
Bảng 1.6: Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm (%) Tháng
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Hòn 77 84 88 86 82 84 82 85 82 78 77 77 82
Gai
Nguồn: Trạm KTTV Bãi Cháy (2012) 1.6.2.6. Chế độ gió
Khu vực có hai mùa gió thống trị: Mùa đông có gió mùa Đông Bắc (thời gian từ tháng 10 đến tháng 4) hướng ưu thế là bắc và đông bắc. Cuối mùa đông, gió chuyển về hướng đông và đông nam.
Tốc độ gió trung bình khoảng 2.5-3m/s, cực đại khoảng 20m/s. Trong các đợt gió mùa Đông Bắc mạnh, tốc độ gió có thể lên tới 24m/s. Mùa hè có gió mùa Tây Nam, thời gian từ tháng 5 đến tháng 9, hướng gió thịnh hành là nam, tây nam và đông nam: tốc độ gió trung bình 2.5-3m/s. Tốc độ gió cực đại khoảng 20m/s. Đây là thời kỳ bão mạnh nên tốc độ gió cực đại khi có bão có thể lên tới 40-45m/s hoặc hơn nữa. Hàng năm khu vực nghiên cứu thường chịu ảnh hưởng 3 đến 4 cơn bão, mùa bão kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, thường tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Các đợt gió mùa Đông Bắc thường ổn đinh và kéo dài hơn các đợt gió mùa đông nam.
Bảng 1.7: Tốc độ gió trung bình tháng, năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Hòn
Gai 2.9 2.6 2.1 2.4 3.1 3.4 3.0 3.4 3.5 3.3 3.1 3.0 3.0 Nguồn: Trạm KTTV Bãi Cháy (2012)
Bảng 1.8: Tần suất các hướng gió có thành phần Nam và Bắc (%)
Trạm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hòn Gai
Nam Bắc
24 61
29 57
29 41
40 28
61 29
54 38
63 29
47 41
30 62
23 68
30 69
25 65 Nguồn: Trạm KTTV Bãi Cháy (2012)
1.6.3. Đặc điểm khí tượng 1.6.3.1. Nhiệt độ nước biển
Nền nhiệt của nước biển vùng nghiên cứu thuộc loại trung bình thấp so với cả dải ven biển Việt Nam. Vào mùa hè, nhiệt độ nước bình quân thấp hơn nhiệt độ không khí 1-20C, nhiệt độ trung bình 27-280C. Vào mùa đông nhiệt độ nước bình quân cao hơn nhiệt độ không khí 2-30C, có giá trị khoảng 22- 240C. Biến trình nhiệt năm của nhiệt độ trung bình có một cực tiểu vào tháng 2 và một cực đại vào tháng 7.
1.6.3.2. Độ mặn nước biển
Vào mùa đông, khu vực nghiên cứu có độ mặn trung bình tương đối đồng nhất 28 - 32‰. Vào mùa hè, độ mặn trung bình thấp hơn mùa đông và dao động trong khoảng 25 -27‰. Biến trình năm của độ mặn trung bình có 1 cực đại vào tháng 3 và một cực tiểu vào tháng 8. Riêng khu vực của sông do ảnh hưởng của nước sông nên mùa mưa độ mặn trung bình giảm xuống 20‰, thậm chí dưới 10‰, giữa tầng mặt và tầng đáy cửa sông có thể chênh lệch tới 3 - 7‰ thường hình thành một lưỡi nước nhạt lan ra biển với một phạm vi nhất định.
1.6.3.3. Chế độ sóng biển
Chế độ sóng trung vùng biển nghiên cứu phụ thuộc vào chế độ gió. Do vậy, vào mùa đông ở khu vực ngoài VHL sóng biển có hướng thịnh hành là đông bắc và đông, độ cao trung bình 0,7 - 1m, độ cao cực đại 2,3 - 2,8m. Vào mùa hè (tháng 5-tháng 9) hướng sóng thịnh hành là dòng nam và nam, độ cao trung bình 0,7 - 0,9m, độ cao cực đại 3,5 - 4,5m. Trong những cơn bão mạnh, độ cao sóng có thể tới 5 - 6m. Tuy nhiên, phía trong VHL có độ cao sóng không lớn, với tốc độ gió trung bình 3 - 4m/s, độ cao sóng trung bình thường chỉ đạt 0,2 - 0,3m.
1.6.3.4. Chế độ thủy triều
Vùng nghiên cứu thuộc vùng phát triển đều của vịnh Bắc Bộ. Độ lớn triều thuộc loại lớn nhất trong dải ven biển nước ta, trung bình khoảng trên dưới 3 - 4m vào kỳ triều cường. Kỳ nước cũng thường xảy ra 2 - 3 ngày sau
0,5m trong một giờ. Nước kém thường xảy ra 2 - 3 ngày sau ngày mặt trăng đi qua mặt phẳng xích đạo, mực nước lên xuống ít, có lúc gần như đứng.
Hàng tháng có 26 - 28 ngày là nhật triều, tức là trong ngay có 1 lần nước lên, 1 lần nước xuống.
1.6.3.5 Chế độ dòng chảy
Dòng chảy vùng nghiên cứu là dòng chảy tổng hợp, bao gồm: dòng triều, dòng chảy gió và ở vùng cửa sông còn có dòng chảy sông. Sông ở vùng của sông, ven bờ ven đảo dòng triều luôn luôn áp đảo, elip dòng triều thường định hướng theo lạch sông hoặc hướng đường bờ và có dòng thuận nghịch.
Dòng chảy ổn định ở vùng ven bờ có hướng đông bắc- tây nam vào mùa đông (tháng 2), tốc độ trung bình 15 - 20cm/s. Dòng chảy trong VHL đã bị che chắn bởi các đảo nên có giá trị khá nhỏ, chủ yếu là dòng triều thống trị.
1.6.4. Tài nguyên thiên nhiên 1.6.4.1. Tài nguyên phi sinh vật a. Tài nguyên vị thế
Quảng Ninh nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam và là một tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo. Vị trí địa lý và nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có đã tạo cho tỉnh một thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước.
Cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là một trong 3 tỉnh trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế Đông Bắc Bộ, Quảng Ninh có trữ lượng than lớn nhất Việt Nam. Việc khai thác than có quy mô công nghiệp được tiến hành từ năm 1887 đến nay. Ngoài than, Quảng Ninh có 153,032 ha rừng bao gồm rừng tự nhiên (126,071 ha), rừng phòng hộ (19,891 ha), rừng đặc dụng (4,879 ha) còn lại là rừng cấm biên giới.
VHL với khoảng hơn 1000 hòn đảo, trong đó có nhiều hang động karst đẹp, thích hợp để phát triển du lịch, là nơi có nước biển trong, lại có sóng nhỏ, thuận lợi cho du lịch tắm biển, giải trí, an dưỡng. Năm 1994, VHL đã được UNESCO công nhận là di sản địa chất. Ngoài VHL và các núi đá vôi trong vịnh, ở Hạ Long có một số núi dẫn ra biển và đảo, các đảo, tạo cảnh quan hấp dẫn. Khu du lịch Bãi Cháy và khu du lịch Tuần Châu là những điểm đến quen
thuộc của du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, một số công trình, khu vui chơi giải trí đã và đang hứa hẹn trở thành điểm đến mới cho du khách như:
Vòng quay mặt trời và Cáp treo nữ hoàng, Cụm công trình Bảo tàng và Thư viện tỉnh, Trung tâm thương mại, mua sắm, vui chơi giải trí Marine Plaza Hạ Long, Công viên đại dương…
Có thể nói tiềm năng vị thế để phát triển (như xây dựng các cảng biển, khai thác khoáng sản, khai thác du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, khai thác nguồn lợi biển,...) rất đa dạng và có nhiều thế mạnh mà các nơi khác trong đới ven bờ ở Việt Nam không có được. Nhưng việc khai thác những tiềm năng đó chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn gây suy thoái môi trường và bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi giữa các ngành khi khai thác những tiềm năng này một cách đồng thời nếu không có một chiến lược phát triển theo quan điểm phát triển tổng hợp đới bờ.
b.
Tài nguyên khoáng sản
Quảng Ninh có nguồn khoáng sản rất lớn với tổng trữ lượng than trong khu vực là 3.6 tỷ tấn.
Đất sét được tìm thấy cục bộ tại Giếng Đáy, Kích Thơ và Làng Bang (huyện Hoành Bồ). Nguồn đất sét này là nguyên liệu để sản xuất gạch, ngói, với trữ lượng khoảng vài trăm triệu mét khối.
Đá vôi phân bố trên một vùng rộng lớn từ Đông Triều tới Hoành Bồ và VHL là nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng xây dựng.
1.6.4.2 Quỹ đất a.
Khu vực đảo Tuần Châu
Đảo có diện tích 405,2 ha (chiếm 3% tổng diện tích toàn bộ phần lục địa của thành phố Hạ Long). Trong đó:
- Đất thổ cư: 14,2 ha, chiếm 3,5%
- Đất nông nghiệp: 63,7 ha, chiếm 15,7%
- Đất lâm nghiệp: 231 ha, chiếm 57%
- Đất chuyên dùng: 18,6 ha, chiếm 4,6 % - Đất chưa sử dụng 77,7 ha. Chiếm 19,2 %
Ngoài ra còn khoảng 320 ha đất bãi triều phân bố chủ yếu ở phía tây, phía bắc đảo có tiềm năng khai thác cho du lịch sinh thái, phát triển rừng ngập
b.
Đất ngập nước
Trong 22 loại hình đất ngập nước do Ramsar quy định thì có 6 loại được phát hiện ở khu vực đảo Tuần Châu. Đây là vùng đất cần được bảo vệ khỏi những nguy cơ ô nhiễm, đặc biệt là từ những sự cố môi trường biển như tràn dầu vì chúng rất có giá trị kinh tế, giá trị cân bằng sinh thái và tăng tính hấp dẫn của khu du lịch sinh thái.
Bảng 1.9: Các loại cảnh quan đất ngập nước khu vực đảo Tuần Châu
Kiểu Phụ kiểu Loại Vị trí
Thường xuyên Không điều tiết Loại cảnh quan ngập nước ven bờ
Chạy men theo đường bờ quanh đảo
Có điều tiết Loại cảnh quan đất ngập nước trồng lúa
Phân bố trong vùng đất nông nghiệp trên đảo Loại cảnh quan
đầm nuôi thủy sản
Phát triển khu vực nuôi trồng thủy sản trên đảo và ven đảo
Tạm thời Do thủy triều Loại cảnh quan bãi triều có thực vật
Phân bố phía tây bắc đảo
Rừng ngập mặn Phát triển phía bắc và tây bắc