Bối cảnh ra đời và nội dung cơ bản của chính sách xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu PHưƠNG THỨC THAM GIA của NGưỜI dân vào QUÁ TRÌNH CHÍNH SÁCH CÔNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (QUA NGHIÊN cứu CHÍNH SÁCH xây DỰNG NÔNG THÔN mới) (Trang 65 - 68)

Chương 3: THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO QUÁ TRÌNH CHÍNH SÁCH CÔNG QUA NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI NGHỆ AN

3.1. Bối cảnh ra đời và nội dung cơ bản của chính sách xây dựng nông thôn mới

3.1.1. Bối cảnh ra đời chính sách xây dựng nông thôn mới

Có thể coi nông thôn Việt Nam bao gồm các địa bàn dân cƣ có số lƣợng dân tập trung dưới 4.000 người, mật độ dân cư ít hơn 6.000 người/ km2 và tỉ lệ lao động phi nông nghiệp dưới 60%, tức là tỉ lệ lao động nông nghiệp đạt từ 40% trở lên. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cƣ dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cƣ dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác. Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn định nghĩa “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” [10].

Chủ trương của Đảng, Nhà Nước ta hiện nay là phấn đấu xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp, hiện đại; Nhưng thực tiễn của thế giới đã chứng minh rằng:

sẽ không có một nước công nghiệp, nếu nông nghiệp và khu vực nông thôn nghèo nàn, lạc hậu, cƣ dân nông thôn đời sống vật chất và tinh thần thấp kém… Chính những lý do nêu trên mà chúng ta phải tổ chức XDNTM. Đây là vấn đề vừa mang tính chiến lược lâu dài, vừa mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta.

Thực hiện đường lối đổi mới về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nghị quyết Hội nghị TW5 (khóa IX) [29] về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 và Nghị quyết Hội nghị TW7 (khóa X) [32] về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời và đã đạt nhiều thành tựu to lớn.

Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của nước ta như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn còn chậm;

nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc xây dựng quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở cơ sở còn lúng túng, thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp

nước… còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Một số chính sách xã hội ở nông thôn triển khai thực hiện chậm và chƣa đồng bộ. Trình độ năng lực của một số cán bộ cơ sở còn yếu, chƣa đủ sức giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của dân. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, trong khi đó đây là nhóm dân số đông nhất nước ta hiện nay, là giai cấp cách mạng đồng hành cùng với giai cấp công nhân trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng lại đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và ít được hưởng lợi nhất các thành quả cách mạng; tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn. Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp.

Trước những đòi hỏi của thực tiễn, Đảng ta chủ trương “không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn”. Nghị quyết số 26- NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng nêu rõ: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” [32].

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ƣơng Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ Trung ƣơng khóa X, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008, xác định “Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới” [16];

Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới [111]. Thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới [10].

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 về phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010-2020 [112]. Theo đó, phấn đấu đến 2015 có 20%

số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, đến năm 2020 là 50%. Thông tƣ liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT- BTC, ngày 13/4/2011 Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ [11]; Quyết định số 695/QĐ- TTg, ngày 8/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình MTQG về XDNTM giai đoạn 2010-2020 [113].

Theo Quyết định 491/QĐ-TTg [111], ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về XDNTM, xã đƣợc công nhận là xã nông thôn mới phải đạt cả 19 tiêu chí, thể hiện bằng 39 chỉ tiêu cụ thể và chia thành 5 nhóm vấn đề cụ thể: về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị. Khi xã đạt đủ 19 tiêu chí đó thì được công nhận là xã nông thôn mới; huyện nông thôn mới có 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới;

tỉnh nông thôn mới có 80% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới.

3.1.2. Nội dung cơ bản chính sách xây dựng nông thôn mới - Mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Mục tiêu chung: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao [112].

Mục tiêu cụ thể: 1. Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới); 2. Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới) [112].

- Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí:

Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Tiêu chí 2: Giao thông; Tiêu chí 3: Thủy lợi; Tiêu chí 4: Điện; Tiêu chí 5: Trường học; Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa; Tiêu chí 7: Chợ nông thôn; Tiêu chí 8: Bưu điện; Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư;

Tiêu chí 10: Thu nhập; Tiêu chí 11: Hộ nghèo; Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động; Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất; Tiêu chí 14: Giáo dục; Tiêu chí 15: Y tế; Tiêu chí 16:

Văn hóa; Tiêu chí 17: Môi trường; Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội đƣợc giữ vững [111].

- Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới

Một là, các nội dung, hoạt động của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Bộ tiêu chí quốc gia Nông thôn mới).

Hai là, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ

trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.

Ba là, kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.

Bốn là, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Năm là, công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá.

Sáu là, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong XDNTM.

Một phần của tài liệu PHưƠNG THỨC THAM GIA của NGưỜI dân vào QUÁ TRÌNH CHÍNH SÁCH CÔNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (QUA NGHIÊN cứu CHÍNH SÁCH xây DỰNG NÔNG THÔN mới) (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)