Mô hình nghiên cứu sự thành công của trang web

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình thành công trang web Lazada.vn (Trang 21 - 38)

a. Thiết kế môi trường trang web

Khi các trình duyệt đã trở nên chuẩn hóa hơn, các yếu tố khác gần đây tiếp tục thay đổi và đặt ra những thách thức cho các nhà thiết kế Web.

Để thành công, thiết kế trang web của bạn phải mang tính linh hoạt và truy cập được bởi những người dùng có nhiều trình duyệt, hệ điều hành, nền tảng thiết bị và điều kiện vật lý khác nhau. Nhiều nhà thiết kế đã mắc lỗi khi thử nghiệm chỉ trong một môi trường, giả sử rằng các trang của họ trông giống nhau cho tất cả người dùng của họ. Dù bạn có đạt được bao nhiêu kinh nghiệm thiết kế web, hãy luôn nhớ kiểm tra trong các môi trường khác nhau và với những người dùng khác nhau, ngay cả khi bạn cảm thấy tự tin về kết quả của mình.

- Sự khác biệt về tốc độ kết nối

Tốc độ kết nối Internet thông thường của người dùng cũng là một thông số mà các nhà thiết kế Web không thể bỏ qua. Nếu các trang tải xuống chậm vì chúng chứa đồ họa lớn, đồ họa chi tiết hoặc hình ảnh động phức tạp, người dùng có thể nhấp để truy cập trang web khác trước khi họ nhìn thấy một phần nội dung trang web của bạn.

Ví dụ, tại Hoa Kỳ, số người có thể sử dụng băng thông rộng để truy cập vào web đang gia tăng, điều này làm cho tốc độ kết nối nhanh hơn, ít gặp sự cố hơn.

Theo Websiteoptimization.com (www.Websiteoptimization.com/bw/1002), tỷ lệ sử dụng băng thông rộng của Mỹ đã tăng 95,11% trong số những người sử dụng Internet hoạt động trong tháng 1 năm 2010.

- Vấn đề tương thích với trình duyệt

Một trong những thách thức lớn nhất mà các tác giả HTML đang phải đối mặt là thiết kế các trang mà nhiều trình duyệt có thể hiển thị chính xác. Một nhà thiết kế phải kiểm tra trang web của họ trong càng nhiều trình duyệt càng tốt để đảm bảo trang web hiển thị như khi thiết kế nó. Có thể những đoạn code HTML được lập trình hiển thị khác nhau khi xem với các trình duyệt khác nhau.

- Bộ nhớ Cache và thời gian tải xuống

Bạn có thể tận dụng khả năng lưu trữ của trình duyệt bằng cách sử dụng lại đồ họa càng nhiều càng tốt trong cả trang của bạn. Khi hình ảnh được tải xuống, nó vẫn còn trong bộ nhớ cache của người dùng trong một số ngày được chỉ định trong cài đặt tuỳ chọn của người dùng. Mỗi khi người dùng truy cập lại trang web của bạn, phần đồ hoạ sẽ được tải lên từ bộ nhớ cache hơn là từ máy chủ Web. Khả năng lưu trữ của trình duyệt là một công cụ tuyệt vời để chuẩn hóa giao diện trang web của bạn bằng cách sử dụng cùng một công cụ điều hướng, xây dựng thương hiệu và đồ hoạ nền trong suốt. Không chỉ sự thống nhất về đồ họa làm tăng khả năng sử dụng trang web của bạn mà nó còn làm cho các trang của bạn sẽ tải nhanh hơn.

b. Phác thảo giao diện trang web

Giao diện trực tuyến mà người dùng phải tương tác được gọi là giao diện trang web. Sự thiết kế, phân bổ nội dung, đường link liên kết sẽ giúp người dùng nhìn và cảm nhận về trang web của bạn.

- Cân bằng thiết kế và nội dung

Đối với một trang web, việc tạo một thiết kế thông nhất là điều rất quan trọng.

trong một công ty hoặc đội ngũ thiết kế web thường bao gồm nhiều người, mỗi người có những ý tưởng riêng về những gì được cho là quan trọng đối với trang web. Các nhà thiết kế mong muốn một trang web với các chức năng mà họ đã thiết kế. Nhóm phát triển kỹ thuật mong muốn bao gồm các công nghệ mới nhất. Trong khi đó, các nhà quản trị lại mong muốn nêu bật những nội dung của họ.

Mọi người đều muốn đóng góp những ý tưởng của mình cho quá trình thiết kế.

Việc nhấn mạnh vào giao diện của trang web có thể áp đảo nhu cầu của người dùng.

Ví dụ như khi các trang web có các trang nhập không cần thiết, quá nhiều hình ảnh, các lớp bổ sung thêm các nhấp chuột để khám phá nội dung, …

Tất cả những yếu tố trên có thể làm phân tâm người dùng khỏi việc tìm kiếm thông tin của họ. Một thiết kế của trang web nên bổ sung cho nội dung và hỗ trợ người đọc. Thiết kế thông tin cần được phân chia và cấu trúc một cách hợp lý để lộ các nhóm nội dung tương tự và sau đó cung cấp quyền truy cập vào nội dung thông qua thiết kế định hướng đến người dùng.

- Thông tin trang web

+ Tiếp cận thông tin dễ dàng

Thiết kế thông tin của bạn là yếu tố quan trọng nhất để xác định sự thành công của trang web của bạn. Nó xác định cách dễ dàng người dùng có thể truy cập nội dung Web của bạn. Các tùy chọn chuyển hướng của bạn nên có nhiều sự lựa chọn cho người dùng mà không cần phải giảm bớt bước để biết thông tin. Một khách truy cập vào trang web của bạn có thể chọn để trình duyệt ngẫu nhiên hoặc tìm kiếm thông tin cụ thể. Trâng web cũng nên cung cấp liên kết trực tiếp đến các vị trí của trang web mà bạn thấy hoặc mong muốn được truy cập nhiều nhất.

+ Trình bày thông tin rõ ràng

Việc trình bày thông tin trên trang web phải rõ ràng, dễ đọc để phòng tránh một số sự cố khách quan như các yếu tố môi trường (khoảng cách vật lý hay lóa), … Tuy nhiên, có nhiều trang web không đạt được các tiêu chí bởi vì sử dụng quá nhiều phông chữ, màu sắc, và đoạn văn dài.

Có một số biện pháp thường được áp dụng để giúp việc trình bày thông tin trở nên rõ ràng hơn. Ví dụ có thể chia văn bản thành các phân đoạn hợp lý giúp đọc trên màn hình dễ dàng hơn. Thiết kế các màu sắc tương phản để khách hàng dễ nhìn cũng là cách giúp trang web rõ ràng hơn. Chẳng hạn như các màu tối trên nền sáng hoặc trắng, hoặc sử dụng nhiều không gian trắng để nhấn mạnh các nội dung cụ thể và cung cấp sự tách biệt về cấu trúc cho thông tin của bạn.

Trang web cũng nên thiết kế nhiều tiêu đề để người dùng có thể tìm thấy nội dung nhanh chóng. Kiểm soát chiều rộng của văn bản của bạn để cung cấp các cột

đầy đủ, dễ đọc. Hộp văn bản tìm kiếm nằm ở đầu trang để truy cập nhanh và dễ dàng. Tạo nhiều khoảng trắng hoạt động giữa các phần tử trang làm tăng tính dễ đọc của trang.

- Tạo một thiết kế thống nhất

Khi thiết kế trang web, nên lập kế hoạch sao cho các chủ đề và cấu trúc ở các trang thống nhất với nhau. Sự lựa chọn màu sắc, phông chữ, đồ hoạ và cách bố trí trang của trang web phải truyền đạt một chủ đề thị giác nhất định cho người dùng và phải có liên quan đến nội dung trang web của bạn. Chủ đề này nên tái hiện cảm giác mà trang web muốn truyền tải.

1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của trang web a. Thông tin

Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học có thể định nghĩa thông tin khác nhau. Chẳng hạn theo Jame O` Brien “Thông tin là các dữ liệu đã được biến đổi thành dạng dễ hiểu, có ích cho người sử dụng”.

Theo Oxford English Dictionary thì: “Thông tin là sắp xếp, hình thành, tạo thành (trí tuệ và tính cách ...) bằng cách truyền đạt kiến thức”.

“Thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sức mạnh của con người”.

Thông tin được phân loại theo nhiều tiêu thức cụ thể:

- Theo giá trị và quy mô sử dụng có: thông tin thường thức, thông tin tác nghiệp, thông tin chiến lược.

- Theo nội dung bao gồm: thông tin khoa học công nghệ, thông tin kinh tế, thông tin pháp luật, thông tin văn hóa xã hội.

- Theo đối tượng sử dụng bao gồm: thông tin đại chúng, thông tin khoa học.

- Theo mức độ xử lý nội dung bao gồm: thông tin cấp một (thông tin phát sinh), thông tin cấp hai (tổng hợp thông tin cấp một), thông tin cấp ba (tìm kiếm và chỉ dẫn).

Theo hình thức thể hiện thông tin bao gồm: thông tin nói, viết, thông tin hình

Thông tin có thể nhận biết về mặt định lượng; nhưng khó nhận biết về mặt định tính. Thông tin có thể mua bán, trao đổi, tích lũy, lưu trữ, quyền sở hữu. Một nét đặc biệt của thông tin là nó không cạn kiệt và càng sử dụng thì thông tin càng được phổ biến, càng tạo ra được nhiều nguồn lợi ích, tri thức cho người sử dụng.

Thông tin tốt là phải đáp ứng yêu cầu của người sử dụng một cách hoàn toàn khi nó có khả năng thích ứng, kịp thời, chính xác và đầy đủ, và ngắn gọn. Nhưng đôi khi nguồn thông tin cũng cần trình bày hấp dẫn và dễ sử dụng. Một nguồn thông tin không tốt khi nó không thích ứng, không rõ ràng đầy đủ, hoặc quá tải nhưng đối với tri thức.

b. Dịch vụ thông tin

Bản thân dịch vụ thông tin được xem như là các hoạt động bao gồm: chọn lọc, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin ở tất cả các dạng có thể như bằng lời nói, chữ viết và âm thanh, v.v… nhưng bản chất của dịch vụ thông tin là cung cấp, là phổ biến thông tin. Bản thân của dịch vụ này tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa các tổng thể: cơ quan thông tin – người cung cấp, thực hiện dịch vụ - với khách hàng. Dịch vụ này được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu dùng tin ngày càng cao.

c. Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin là tập hợp người, thủ tục và các nguồn lực để thu thập, xử lý, truyền và phát thông tin trong một tổ chức.

Hệ thống thông tin hiện đại là hệ thống tự động hóa dựa vào máy tính (phần cứng, phần mềm) và các công nghệ thông tin khác.

HTTT là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm và các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức.

HTTT là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước.

Các tổ chức có thể sử dụng các HTTT với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống

nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh. Với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho sự phát triển.

Để đánh giá một hệ thống thông tin của tổ chức, cần đánh giá những thông tin mà hệ thống đó cung cấp. Cụ thể, thông tin trong hệ thống thông tin quản lý có các đặc tính sau:

- Độ tin cậy

Độ tin cậy của thông tin thể hiện thông qua độ xác thực và độ chính xác. Thông tin với độ tin cậy thấp có thể mạng lại những hậu quả nặng nề cho doang nghiệp.

Chẳng hạn hệ thống đặt hàng trực tuyến có những sai sót, chậm trễ, sẽ dễ gây ra những phàn nàn, không hài lòng từ khách hàng. Từ đó, số lượng khách hàng có thể giảm xuống và cùng với đó là doanh số giảm.

- Tính đầy đủ

Tính đầy đủ của thông tin thể hiện sự bao quát các vấn đề đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý, người sử dụng hệ thống thông tin. Nếu nhà quản lý sử dụng thông tin không đầy đủ thì dễ dẫn đến các quyết định và hành động không đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tế, làm hại đến doanh nghiệp.

- Tính thích hợp và dễ hiểu

Có một số trường hợp, thông tin không thích hợp và khó hiểu với người sử dụng. Có thể là có quá nhiều thông tin không thích ứng cho người nhận, thiếu rõ ràng, sử dụng nhiều từ viết tắt hoặc đa nghĩa, hoặc sự bố trí chưa hợp lý của các phần từ thông tin. Điều đó dẫn đến hoặc là tổn phí do tạo ra những thông tin không dùng, hoặc là ra quyết định sai vì hiểu sai thông tin.

- Tính an toàn

Thông tin là một nguồn lực quý báu của tổ chức. Chính vì thế thông tin cần được bảo vệ và chỉ những người được quyền mới được phép tiếp cận với thông tin.

Sự thiếu an toàn về thông tin cũng có thể gây ra những thiệt hại lớn cho các tổ chức

- Tính kịp thời

Thông tin chỉ trở nên cần thiết khi được gửi tới cho người sử dụng vào đúng lúc cần thiết. Dù thông tin có đầy đủ, tin cậy, an toàn nhưng gởi đến không đúng thời điểm thì cũng không có tác dụng.

d. Chất lượng thông tin

Chất lượng thông tin được định nghĩa là chất lượng của sản phẩm đầu ra của hệ thống (DeLone & McLean, 1992). Chất lượng thông tin có liên quan đến mức độ mà các thông tin được cung cấp phù hợp nhất với nhu cầu của người sử dụng (Chang và các tác giả khác., 2005).

Theo DeLone và các tác giả khác (2003), nó thường được đo bằng tính liên quan, tính chính xác, tính kịp thời và tính đầy đủ để giải quyết các nhu cầu từ phía người dùng. Cũng theo Delone thì chất lượng hệ thống thông tin được xác định dựa trên hiệu suất tổng thể của hệ thống và được đo bằng nhận thức của cá nhân.

Theo mô hình của DeLone & McLean (1992), chất lượng thông tin là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công cho hệ thống thông tin. Ví dụ, nhân viên có thể tạo ra thông tin bằng cách sử dụng HTTT của công ty, chẳng hạn như tạo số liệu thống kê về hoạt động bán hàng hằng ngày hoặc thống kê giá cả hiện tại cho bảng báo giá. Chất lượng thông tin thường được coi là tiền đề quan trọng của sự hài lòng của người dùng.

e. Chất lượng hệ thống

Chất lượng hệ thống được định nghĩa là chất lượng của việc truyền tải dữ liệu và hiệu năng phần mềm và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính phủ điện tử. Theo DeLone và McLean (1992), các nghiên cứu thực nghiệm trước đây nhiều thước đo hệ thống xử lý thông tin như: độ tin cậy, thời gian phản ứng, dễ sử dụng, hữu ích, tính linh hoạt, khả năng truy cập… phân tích chi phí, lợi ích đã được trình bày như một thước đo đánh giá giá trị của các hệ thống thông tin.

Chất lượng hệ thống được dựa trên các biện pháp bởi các tính năng sau đây: tính dễ sử dụng, độ tin cậy, chất lượng dữ liệu, chức năng, tích hợp, linh hoạt và khả năng bảo trì hệ thống (DeLone và các tác giả khác, 2003).

Chất lượng hệ thống có liên quan đến mức độ hiệu suất hoạt động của hệ thống để có thể giải quyết nhu cầu người dùng một cách tốt nhất và dễ dàng nhất (Chang và các tác giả khác, 2005; DeLone và các tác giả khác, 2003).

Theo Eldon (1997), chất lượng hệ thống bao gồm thời gian đáp ứng, thuận tiện truy cập, sử dụng ngôn ngữ kí tự, nhận thức về yêu cầu người sử dụng, sửa lỗi dữ liệu và mô hình bảo mật hệ thống, các thủ tục, tài liệu hướng dẫn, sự linh hoạt của hệ thống, và tính toàn vẹn của hệ thống. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Liu cùng cộng sự (2000) thì chất lượng hệ thống được bao gồm tính an toàn, truy cập nhanh, sửa lỗi nhanh chóng, các hoạt động khắc phục và tính toán, cảm nhận tính dễ sử dụng, và toàn vẹn của hệ thống.

Nếu một hệ thống có giao diện phức tạp, khó sử dụng, các tính năng hoạt động không đồng nhất, việc truy cập chậm chạp do tốc độ đường truyền hạn chế, lưu lượng băng thông đầu vào thấp thì những trải nghiệm của khách hàng với hệ thống sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

f. Chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ là một khái niệm khá trừ tượng và hiện nay chưa có khái niệm chính thống nào về nó. Dưới đây là một số định nghĩa về chất lượng dịch vụ:

Khác với các sản phẩm hữu hình, có thể dùng các giác quan để cảm nhận, dịch vụ là một sản phẩm vô hình, chỉ có thể cảm nhận về chúng. Chúng không đồng nhất và không có tiêu chuẩn đánh giá thống nhất nên có thể gặp khó khăn trong khi xác định, định nghĩa chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, qua một số nhà nghiên cứu đã định nghĩa chất lượng dịch vụ như sau:

- Theo DeLone và các tác giả khác (2003), chất lượng dịch vụ được định nghĩa là mức độ mà các dịch vụ được cung cấp để giải quyết nhu cầu của người dùng một cách tốt nhất và có liên quan đến các tổ chức quản lý hỗ trợ người dùng từ hệ thống. Ví dụ như sự hỗ trợ thông qua đường dây nóng hay bộ phận trợ giúp. Chất lượng dịch vụ là một nhân tố mới được thêm vào trong mô hình của DeLone và McLean (2003).

Một phần của tài liệu Đánh giá mô hình thành công trang web Lazada.vn (Trang 21 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w