CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Sau khi phân tích nhân tố EFA cho 5 thang đo trong mô hình nghiên cứu đề xuất, có được kết cấu mới cho đề tài:
Nhân tố chất lượng hệ thống được đo lường bởi thành phần với 13 biến quan sát
- Thành phần đáp ứng: bao gồm 6 biến quan sát: DU1, DU2, DU3, TK1, TK2, TK3.
- Thành phần công nghệ: bao gồm 4 biến quan sát: CN2, CN3, CN4, CN5.
- Thành phần dễ sử dụng: bao gồm 4 biến quan sát: DSD3, DSD4, DSD5.
Nhân tố chất lượng thông tin được đo lường bởi thành phần với 11 biến quan sát.
- Thành phần tin cậy: bao gồm 8 biến quan sát: KT1, KT2, TB1, TB2, TC1, TC2, CX1, CX2.
- Thành phần đầy đủ: bao gồm 3 biến quan sát: DD1, DD2, DD3.
Nhân tố Nhận thức lợi ích được đo lường bởi 4 biến quan sát: LI1, LI2, LI3, LI4.
Nhân tố Sự hài lòng được đo lường bởi 4 biến quan sát: HL1, HL2, HL3, HL4.
Nhân tố Ý định sử dụng được đo lường bởi 3 biến quan sát: YD1, YD2, YD3.
4.4.1. Kết quả CFA nhân tố chất lượng hệ thống
Ban đầu 3 thang đo trong nhân tố hệ thống có 14 nhân tố. Tuy nhiên sau khi chạy CFA ban đầu có biến DSD2 có trọng số tương đối nhỏ (0.368) (Phụ lục 2). Giá trị này nhỏ hơn mức cho phép (0.5). Vì vậy, biến DSD2 bị loại bỏ, sau khi kiểm định lại, có được kết quả:
Hình 4.8 Kết quả CFA nhân tố chất lượng hệ thống
Kết quả CFA của mô hình các thành phần chất lượng hệ thống được trình bày trong Hình 4.8. Mô hình này có Chi-square/df = 1.693 < 3 với giá trị P = 0.001 và các chỉ tiêu khác (GFI=0.929 > 0.9, CFI = 0.931 > 0.9, TLI = 0.945 >0.9, RMSEA = 0.059 <
0.08) cho thấy mô hình này tương đối phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Các trọng số trung bình của các thành phần đều > 50%, đạt tiêu chuẩn thống kê. Cụ thể trọng số trung bình của thành phần đáp ứng = 1.008, công nghệ = 1.205, dễ sử dụng
= 0.95. Và các thành phần đáp ứng, công nghệ, đáp ứng, dễ sử dụng đều không có mối tương quan giữa các sai số của biến quan sát nên đều đạt được tính đơn hướng.
Hệ số tương quan giữa các khái niệm thành phần nhỏ hơn 1 kèm theo sai lệch chuẩn (P-value) nhỏ hơn 0.05, vì vậy các thành phần đáp ứng, công nghệ, dễ sử dụng
Bảng 4.16 Bảng tính giá trị phân biệt của các thành phần chất lượng hệ thống
Estimate S.E. C.R. P
DapUng <--> CongNghe ,148 ,033 4,497 0.000
DapUng <--> DeSuDung ,197 ,044 4,513 0.000
CongNghe <--> DeSuDung ,107 ,028 3,811 0.000
Các trọng số chuẩn hóa đều đạt tiêu chuẩn cho phép (≥ 0.50) (xem phụ lục 4) và các trọng số (chưa chuẩn hóa) có ý nghĩa thống kê (P < 0.05) (xem phụ luc 3) nên các thành phần trong nhân tố chất lượng hệ thống đều đạt giá trị hội tụ.
Đánh giá đô tin cậy của chất lượng hệ thống thông qua: hệ số tin cậy tổng hợp (ρc - composite reliability), tổng phương sai trích được (ρvc - variance extracted) và hệ số Cronbach’s Alpha. Chỉ tiêu ρc, ρvc phải đạt giá trị từ 0.5 trở lên.
Bảng 4.17 Bảng tính độ tin cậy tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích của các thành phần chất lượng hệ thống
Các thành phần Độ tin cậy tổng hợp Tổng phương sai trích
Đáp ứng 0.855 0.498
Công nghệ 0.737 0.413
Dễ sử dụng 0.606 0.351
Kết quả cho thấy độ tin cậy tổng hợp của các thành phần đáp ứng, công nghệ, dễ sử dụng đều khá cao (≥ 0.606). Tuy nhiên tổng phương sai trích khá thấp so với yêu cầu về độ tin cậy (≥ 0.351, cao nhất là 0.498), nhưng vẫn có thể chấp nhận được.
4.4.2. Kết quả CFA nhân tố chất lượng thông tin
Kết quả CFA của mô hình các thành phần chất lượng thông tin được trình bày trong Hình 4.9. Mô hình này có Chi-square/df =2.379 < 3 với giá trị p = 0.000 và các chỉ tiêu khác như GFI=0.918, CFI=0.959, TLI=0.968 đều >0.9, RMSEA=0.083 <0.05 cho thấy mô hình này là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Hình 4.9 Kết quả CFA nhân tố chất lượng thông tin
Các trọng số trung bình của các thành phần đều đạt ý nghĩa thống kê (>50%) trừ DD1= 0.48 < 0.5 nhưng trọng số bình quân của thành phần tính đầy đủ cao nên có thể chấp nhận được. Cụ thể thành phần tin cậy = 0.94, đầy đủ = 0.83. Và các thành phần tin cậy, đầy đủ đều không có mối tương quan giữa các sai số của biến quan sát nên đều đạt được tính đơn hướng.
Hệ số tương quan giữa các khái niệm thành phần nhỏ hơn 1 kèm theo sai lệch chuẩn (P-value) nhỏ hơn 0.05, vì vậy các thành phần Đáp ứng, Thân thiên, Công nghệ, Tìm kiếm đều đạt được giá trị phân biệt.
Bảng 4.18 Bảng tính giá trị phân biệt của các thành phần chất lượng thông tin
Estimate S.E. C.R. P
TinCay <--> DayDu .306 .054 5.690 0.000
Các trọng số chuẩn hóa hầu hết đều đạt tiêu chuẩn cho phép (≥0.50) (phụ lục 6) và các trọng số (chưa chuẩn hóa) có ý nghĩa thống kê (P đều <0.05) (trừ biến DD1 tuy nhiên trọng số DD1 = 0.477 vẫn có thể chấp nhận được) (phụ luc 5) nên các thành phần trong nhân tố chất lượng thông tin đều đạt giá trị hội tụ.
Độ tin cậy của các thành phần Chất lượng chức năng được đánh giá thông qua: Hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích được.
Bảng 4.19 Bảng tính độ tin cậy tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích của các thành phần chất lượng thông tin
Các thành phần Độ tin cậy tổng hợp Tổng phương sai trích
Tin cậy 0.914 0.575
Đầy đủ 0.853 0.741
Kết quả cho thấy độ tin cậy tổng hợp của các thành phần tin cậy, đầy đủ đều khá cao (≥
0.853). Tổng phương sai đều đạt yêu cầu về độ tin cậy (≥ 0.5).
4.4.3. Kết quả CFA các thành phần lợi ích, hài lòng, ý định sử dụng
Kết quả CFA của các thành phần lợi ích, hài lòng, ý định sử dụng được trình bày trong Hình 4.10. Mô hình này có Chi-square/df = 2.185 < 3 với giá trị p = 0.000 và các chỉ tiêu khác GFI=0.923, CFI = 0.905, TLI = 0.929, RMSEA = 0.077 cho thấy mô hình này là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Các trọng số trung bình của các thành phần đều cao và có ý nghĩa thống kê (>50%) cụ thể thành phần lợi ích = 0.89, ý định tái sử dụng
= 1.04, hài lòng = 0.99. Đồng thời thành phần lợi ích, ý định tái sử dụng, hài lòng đều không có mối tương quan giữa các sai số của biến quan sát nên đều đạt được tính đơn hướng.
Hình 4.10 Kết quả CFA nhân tố hài lòng, lợi ích, ý định sử dụng
Hệ số tương quan giữa các khái niệm thành phần nhỏ hơn 1 kèm theo sai lệch chuẩn (P-value) nhỏ hơn 0.05, vì vậy thành phần hài lòng, lợi ích, ý định tái sử dụng đều đạt được giá trị phân biệt.
Bảng 4.20 Bảng tính giá trị phân biệt của các thành phần hài lòng, lợi ích, ý định tái sử dụng
Estimate S.E. C.R. P
LoiIch <--> HaiLong .215 .042 5.117 0.000
HaiLong <--> YDinhSuDung .265 .046 5.776 0.000 LoiIch <--> YDinhSuDung .243 .047 5.169 0.000
Các trọng số chuẩn hóa đều đạt tiêu chuẩn cho phép (≥ 0.50) (phụ lục 8) và các
số LI1 = 0.452 vẫn có thể chấp nhận được) (phụ luc 7) nên các thành phần trong mô hình tới hạn đều đạt giá trị hội tụ.
Bảng 4.21 Bảng tính độ tin cậy tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích của các thành phần hài lòng, lợi ích, ý định tái sử dụng
Các thành phần Độ tin cậy tổng hợp Tổng phương sai trích
Lợi ích 0.703 0.378
Hài lòng 0.775 0.465
Ý định sử dụng 0.760 0.513
Kết quả cho thấy độ tin cậy tổng hợp của các thành phần đáp ứng, công nghệ, dễ sử dụng đều khá cao (≥ 0.703). Tổng phương sai trích đạt yêu cầu về độ tin cậy (≥ 0.5), tuy nhiên tổng phương sai của 2 thành phần lợi ích và ý định sử dụng không cao (lần lượt là 0.378 và 0.465).