CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.3. Tình hình kinh doanh trên các website thương mại điện tử
Năm 2015 các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho website TMĐT bán hàng, tổng chi phí tăng trung bình khoảng 30% so với năm 2014.
- Nhóm mặt hàng được mua nhiều nhất
Nhóm hàng hóa, dịch vụ phổ biến nhất trên các website TMĐT là nhóm máy tính, điện thoại, thiết bị văn phòng với tỷ lệ 14%. Nhóm thời trang và phụ kiện đứng vị trí thứ hai với tỷ lệ 11%, tiếp th/eo là nhóm hàng điện lạnh và thiết bị gia dụng (10%). Trong khi đó, nhóm dịch vụ lưu trú và du lịch chiếm tỉ lệ thấp nhất (4%), tiếp theo là nhóm điện tử, kỹ thuật số, thiết bị âm thanh, hình ảnh (5%) và nhóm sách, văn phòng phẩm, quà tặng (5%).
Hình 2.4 Nhóm hàng hóa, dịch vụ bán chạy trên website TMĐT Nguồn: báo cáo TMĐT 2015 của bộ công thương
- Giá trị hàng hóa, dịch vụ được mua nhiều nhất
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán qua mạng, qua các website TMĐT ngày càng tăng, tuy nhiên giá trị hàng hóa trong mỗi lần giao dịch vẫn chưa cao. Theo thống kê, có 37% giá trị hàng hóa, dịch vụ được mua nhiều nhất trên các website TMĐT có mức giá từ 100.000 - 500.000 đồng. Trong khi đó, giá trị từ 500.000 đồng trở lên chỉ 14%. Điều này cho thấy rằng, khách hàng vẫn còn tâm lý lo ngại khi mua những món hàng đắt tiền qua mạng.
Hình 2.5 Giá trị hàng hóa, dịch vụ được mua nhiều nhất trên các website TMĐT
Nguồn: báo cáo TMĐT 2015 của bộ công thương
- Tỷ lệ đơn hàng ảo
Đối với các website TMĐT bán hàng cho phép đặt hàng trực tuyến, đơn hàng ảo là việc thường xuyên xảy ra. Tỷ lệ đơn hàng ảo trung bình chiếm khoảng 15% trong tổng số đơn đặt hàng. Đây là những đơn hàng không xác định được người mua do người mua đặt hàng với thông tin sai, đơn hàng bị hủy ngay sau khi đặt hàng hoặc người mua không tiến hành xác nhận đơn hàng. Các website TMĐT hiện vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tình trạng này.
- Hiệu quả kinh doanh
Theo báo cáo TMĐT của bộ công thương, tổng doanh thu trong 10 tháng đầu 2015 của 839 website TMĐT bán hàng tham gia khảo sát ước đạt 11.624 tỷ đồng.
So với năm 2014, doanh thu 10 tháng đầu năm của 875 website TMĐT bán hàng tham gia khảo sát chỉ đạt 8.084 tỷ đồng.
Các website TMĐT bán hàng có doanh thu lớn đa phần thuộc nhóm website kinh doanh các mặt hàng như: vé máy bay, đồ điện lạnh, thiết bị gia dụng, đồ điện tử và kỹ thuật số, thiết bị âm thanh, hình ảnh.
Hình 2.6 Các website TMĐT dẫn đầu về doanh thu bán hàng theo khảo sát của bộ công thương 2015
2.3.2. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Nhóm mặt hàng được mua nhiều nhất
Đối với các website cung cấp dịch vụ TMĐT thì nhóm hàng máy tính, điện thoại, thiết bị văn phòng và thời trang và phụ kiện là 2 nhóm mặt hàng giao dịch nhiều nhất với đồng tỷ lệ là 23%. Nhóm dịch vụ lưu trú và du lịch chiếm tỉ lệ thấp nhất (8%).
Hình 2.7 Hàng hóa/DV giao dịch nhiều trên website cung cấp dịch vụ TMĐT Nguồn: báo cáo TMĐT 2015 của bộ công thương
- Nguồn thu chính của website
Đối với các website cung cấp DV TMĐT, doanh thu đến từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó 54% website có nguồn thu từ hoạt động quảng cáo, 23% website thu phí dựa trên giá trị đơn hàng. Khoảng 12% - 18% website có các nguồn thu như phí thẻ thành viên, hoạt động trực tiếp từ bán hàng hóa, DV và từ nguồn thu khác.
Hình 2.8 Nguồn thu chính của website cung cấp địch vụ TMĐT Nguồn: báo cáo TMĐT 2015 của bộ công thương
- Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của website 105 website cung cấp dịch vụ TMĐT tham gia khảo sát có cung cấp số liệu cho biết tổng doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT (thu phí gian hàng, thu phí thành viên, quảng cáo, phí dựa trên % đơn hàng) trong 10 tháng đầu 2015 ước đạt 1.960 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2014, tổng doanh thu các website này đạt 806 tỷ đồng.
Dưới đây là các website TMĐT có doanh thu cao từ hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT (số liệu do doanh nghiệp cung cấp).
Hình 2.9 Các website TMĐT có doanh thu cao từ hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT
Nguồn: báo cáo TMĐT 2015 của bộ công thương
- Website khuyến mại trực tuyến
Tổng doanh thu từ việc thực hiện khuyến mại cho nhà cung cấp, người bán trên website trong 10 tháng đầu 2015 của các website khuyến mại trực tuyến tham gia khảo sát ước đạt 1.181 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2014, tổng doanh thu của các website này là 960 tỷ đồng.
Lượng tiền tiết kiệm của 30 website khuyến mại trực tuyến cho người tiêu dùng trong 10 tháng đầu năm 2015 ước đạt 319 tỷ đồng. Trong khi đó, lượng tiền tiết
kiệm của 40 website khuyến mãi trực tuyến cho người tiêu dùng trong 10 tháng đầu năm 2014 đạt 276 tỷ đồng.
2.4. Giới thiệu về lazada.vn
Hình 2.10 Giao diện trang web lazada.vn Nguồn: lazada.vn
Lazada.vn là thành viên của Lazada Group - tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia, trung tâm mua sắm trực tuyến số một Đông Nam Á, hiện đang có mặt tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đi tiên phong trong lĩnh vực Thương mại điện tử của khu vực, Lazada đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm hiệu quả và cung cấp cho các nhà bán lẻ một cách tiếp cận đơn giản, trực tiếp đến đông đảo khách hàng khu vực Đông Nam Á.
Thành lập vào tháng 3 năm 2012 tại thời điểm internet, mạng xã hội và các thiết bị di động tại Việt Nam phát triển chóng mặt, là thời điểm nhận thấy tiềm năng của thương mại điện tử ngày càng lớn mạnh.
Lazada Việt Nam là một sàn giao dịch thương mại điện tử, cung cấp sản phẩm trên nhiều ngành hàng khác nhau như nội thất, điện thoại máy tính bảng, thời trang và phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao.
Lazada Việt Nam là trang bán hàng trực tuyến tại Việt Nam với mô hình B2C (Business to Customer) và C2C (Customer to Customer) với hệ thống hậu cần và hệ thống Seller Center cho phép các nhà cung cấp tham gia bán hàng trực tiếp trên website.
Tháng 12 năm 2012, nhằm khuyến khích người dùng tham gia mua sắm trực tuyến, Lazada đã tổ chức chiến dịch Cách mạng mua sắm online lần thứ nhất (Lazada’s Online Revolution) với quy mô lớn về sản phẩm và truyền thông. Cho đến nay, đây đã trở thành sự kiện thường niên tại Lazada.vn hàng năm.
Trong năm 2015, Cách mạng mua sắm online Lazada tại Việt Nam đã thu hút 1.5 triệu lượt truy cập với 100.000 đơn hàng trong trong 3 ngày cuối cùng của chiến dịch. Trong đó, 50% doanh thu tổng chương trình đến từ các nền tảng ứng dụng trên thiết bị di động Andoid và iOS, khẳng định cho xu hướng phát triển M-Commercer trong tương lai.
Dựa theo Báo cáo Thương mại điện tử 2015 của Bộ Công Thương thì Lazada.vn hiện nay là trang web bán hàng trực tuyến có doanh thu đứng thứ 5 trong các website TMĐT dẫn đầu về doanh thu bán hàng. Và là website dẫn đầu về doanh thu cao từ hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT.
Với mục tiêu là trở thành siêu thị trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam nhằm mang tới cho người mua mức giá rẻ nhất, và dịch vụ tốt nhất cho người dùng, lazada Việt Nam được hỗ trợ mạnh về vốn từ tập đoàn Rocket Internet của Đức, là tập đoàn chuyên đầu tư về mảng bán hàng trực tuyến và hiện đang sở hữu những thương hiệu bán hàng trực tuyến lớn khác như Zalora, Zalando, Jabong, Lamora, Iconic v.v...
Với trên 5 triệu lượt truy cập 1 tháng và 30,000 nhãn hàng hóa khác nhau, Lazada Việt Nam đang dần khẳng định ví thế là website thương mại điện tử lớn và uy tín nhất Việt Nam.
Tóm tắt: chương 2 đã giới thiệu sơ lược về tình hình hoạt động của các website TMĐT tại Việt Nam thông qua các số liệu được cung cấp từ báo cáo TMĐT 2015.
Có thể nhận thấy rằng, TMĐT đã và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Chương
CHƯƠNG 3