Kết quả các cuộc khai quật, điều tra khảo cổ học ở phố cổ Hội An

Một phần của tài liệu giới thiệu phố cổ hội an (Trang 30 - 39)

CHƯƠNG II: KHẢO CỔ HỌC LỊCH SỬ Ở HỘI AN

2.2. Kết quả các cuộc khai quật, điều tra khảo cổ học ở phố cổ Hội An

Từ băm 1993 đến năm 1998 , trog ba dãy khu phố ổ, các nhà khảo cổ học đã tiến hành điều tra khai quật 6 địa điểm ở phố Trần Phú, nơi còn tồn tại những căn nhà gỗ cổ, 2 địa điểm ở phố Nguyễn Thị Minh Khai tiếp giáp với phố Trần Phú, 2 địa điểm ở phố Phan Chu Trinh, 2 địa điểm và 7 hố thám sát ở khoảng giữa phố Trần Phú và phố Phan Chu Trinh... Sau đây tôi xin trình bày một số cuộc khai quật, thám sát ở phố cổ Hội An.

2.2.1. Các cuộc khai quật ở đường Trần Phú Nhà số 65 Trần Phú (24, 25/3/1993)

Nhà số 65 nằm ở khoảng giữa của đường Trần Phú về phía Nam. Hiện trạng thái ngôi nhà này còn khá nguyên vẹn hình dạng ban đầu. Các nhà khảo cổ học đã tiến hành các khai quật có chiều dài 2m theo hướng Nam Bắc và chiều rộng 1m theo hướng Đông Tây ở ngay chính giữa sân sau. Đây là địa điểm đầu tiên được tiến hành khai quật trong khu vực phố cổ.

Tại phía nam của hố đào ở độ sau 80cm thấy xuất hiện hàng gạch chồng. Tại phía Bắc, ở độ sâu 40cm thấy xuất hiện hình dáng tường gạch, với độ sâu thêm 10cm thì thấy lộ rõ hình ảnh của tường gạch nêu trên với chiều cao 9 viên gạch và chiều rộng 50cm. Có thể dự đoán đây là phần móng của nhà sau có cùng thời kỳ với nhà trước hiện tại. Mặt trên của tường này không có vết tích của lớp vữa trát nên có thể đây là mặt trên của móng.

Phía dưới của tường này còn thấy xuất hiện một cấu trúc nền gạch được xây dựng khá công phu. Giữa hai dáu tích này là tầng trống. Điều này khiến chúng ta nghĩ rằng khi

xây dựng ngôi nhà hiện nay người ta đã để nguyên lớp nền cũ rồi xây móng của nhà mới chồng lên trên.

Như vậy theo suy đoán thì trước kia tại địa điêm này đã tòn tại một công trình khác. Như vậy, đã có hy vọng kiểm chứng sự tồn tại các công trình ở thời kỳ qua các tầng gạch ở phía Nam và phía Bắc hố đào có mối liên hệ nào đó với nhau nhưng không khẳng định được chính xác.

Nhà số 85 Trần Phú (điều tra lần 1: 23/3/1993, điều tra lần 2: 10 – 17/9/1994) Di chỉ nhà số 85 nằm phía Nam đường Trần Phú, cách chùa Cầu 300m về phía Đông. Di chỉ đã được các nhà Khảo cổ học Nhật Bản (Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Ban Quản lý Di tích Hội An và Viện khảo cổ học khai quật vào tháng 9 năm 1993.

Trước khi tiến hành khai quật, di chỉ đã được đào thám sát vào tháng 3 năm 1993. Hố khai quật có diện tích khoảng 8m2. Trong hố khai quật đã tìm thấy dấu vết của 3 lớp kiến trúc cổ.

Lớp 1: Là nền của căn nhà, phía sau nhà số 85 hiện tại .

Lớp 2: Dưới đáy cống ngầm của căn nhà lớp trên lộ ra một khoảng sân lát đá. Phía Đông sân đá là lớp nền của một nhà cầu cổ.

Lớp 3: Bên dưới sân lát đá là một lớp nền được lát bằng gạch. Dưới lớp nền này 0,2m lại có thêm một lóp nền nữa lát bên trên bề mặt lớp đất tạo nên.

Theo các khế ước, văn tự của nhà số 85 phố Trần Phú cho biết căn nhà này được kê khai vào khoảng năm 1811. Do vậy, lớp kiên trúc thứ nhất có niên đại cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Những mảnh gốm tìm thấy ở lớp nền thứ 2 và thứ 3 đều có niên đại cuối thế kỷ 18.

Đó cũng là niên đại của lớp kiến trúc này.

Tại đây, đã không phát hiện được bất kỳ dấu vết cư trú nào của cư dân Hội An vào thế kỷ 16-17. Vì vậy, có thể đoán chắc rằng, khu vực phía Nam đường Trần Phú hiện nay không phải là phố cổ Nhật Bản ngày xưa.

Ngoài các số nhà trên nhóm khảo cổ học còn khai quật tai các số nhà khác trên đường Trần Phú: Nhà số 69, nhà sô 144 (18,19/3/1994), nhà số 78 (23/3/1994), nhà số 80 (11,12/4/1995).

2.2.2. Đình Thổ Lễ (17 – 22/1/1994)

Đình Thổ Lễ có vị trí tại ngã ba đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Huỳnh Đức Cảnh, cách cầu Nhật Bản 400m về phía Tây. Tại đây, các nhà khảo cổ học đã khai quật 3 hố, trong đó chỉ có hố đầu tiên là thấy xuất hiện di tích còn các hố đào khác chỉ thấy một vài mãnh gốm sứ vỡ.

Hố đào thứ nhất có độ lớn 2m x 2m tại trước sân cửa đình. Dưới mặt nền hiện tại khoảng 70cm xuất hiện một hố có cả tàn tro. Hố này được cho là di tích một bêp lò nằm ngoài công trình, có niên đại thế kỷ 17. Ngoài ra ở tầng trên của hố đào còn thấy xuất hiện những đồ vật sản xuất lại lò gốm Quảng Đông, Phúc Kiến vào thế kỷ 18. Điều này khẳng định ở đây đã từng là khu cư trú từ thế kỷ thứ 17 đến thế ky 18.

2.2.3. Nhà số 129 Phan Chu Trinh (12 – 17/4/1994)

Nhà số 129 là ngôi nhà có hình thức mặt đứng đứng kiểu châu Âu, nằm về phía Nam của đường Phan Chu Trinh. Các nhà khảo cổ học tiến hành một hố 2m x3m. Dưới lớp nền hiện tai 80cm thấy xuất một di chỉ gồm 3 lớp gạch chồng người ta phán đoán đây là móng của một công trình. Khi quan sát tầng đất cho thấy tầng đất cách mặt đất nền hiện tại khoảng 30cm, chính là nền đường Phan Chu trinh năm 1930 và di tích này nằm cách nền đường năm 1930 khoảng 25cm. Xung quanh di tích này còn thấy xuất hiện nhiều lọ thuốc đựng bằng thủy tinh, có niên đại vào khoảng thế kỷ 19. Mặt khác ở tầng đất dưới do có chứa nhiều thành phần sắt trong đất nên có thể suy đoán được rằng trước kia ở đây thường có tình trạng đọng nước. Vì vậy trước thé kỷ 19 đây không phải là nơi phù hợp để cư trú. Di vật khai quật được là những mảnh gốm sứ Trung Quốc thế kỷ 18,

mảnh sứ Hizen nửa sau thế kỷ 17, đò gốm, mảnh đồ đất Việt nam, thạch cao và một số thứ khác.

2.2.4. Di chỉ khảo cổ học Đình Cẩm Phô

Đình Cẩm Phô nằm ở phía Bắc đường Nguyễn Thị Minh Khai, cách Chùa Cầu khoảng 200m về phía Tây.

Di chỉ đã được các nhà khảo cổ học Nhật Bản phối hợp với Bả tàng tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Ban Quản lý di tích Hội An và Viện Khảo cổ hộc đào thám sát 3 lần.

Hình: Hố khai quật ở đình Cẩm Phô

Lần thứ nhất (Hố thám sát I): Tháng 1 năm 1994, hố thám sát có diện tích 4m2, sau đó được mở rộng thêm 3m2. Trong hố thám sát đã tìm thấy dấu vết của một mực mước cổ cùng với nhiều mảnh gốm sứ Nhật (Hizen), gốm sứ Trung Quốc, và gốm sành Việt Nam thế kỷ 16, 17.

Lần thứ hai (hố thám sát thứ II): Tháng 3, 4 năm 1994 di chỉ được đào thám sát với diện tích 6m2 trên sân đình. Tại đây cũng tìm thấydấu vết của một rãnh nước cổ. trong lòng rãnh tìm thấy nhiều gốm sứ Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam cũng niên đại ở thế kỷ 16, 17.

Lần thứ 3 (hố thám sát thứ III): Tháng 7 năm 1995, hố thám sát được mở ở trước đình rộng 6m2. Tại đây cũng tìm thấy gốm sứ Nhật Bản, gốm sứ Trung Quốc và gốm sành Việt Nam thế kỷ 17.

Hình: Các nhà khảo cổ học khai quật sân trước đình Cẩm Phô

Các di vật được phát hiện ở các hố khai quật tại đình Cẩm Phô có niên đại thế kỷ 17 – 18, bao gồm: Hiện vật gốm sứ Trung Quốc (gốm bát đĩa hoa xanh, chén uống rượu nhỏ sản xuát tại lò Cảnh Đức Trấn; bát đĩa hoa xanh, bát hoa màu... tại các lò ở Phúc Kiến, Quảng Đông), hiện vật sứ Hizen (bát hoa xanh có hoa văn rồng, mây, đĩa hoa xanh...), hiện vật gốm Việt Nam (các chum, bình cao, chậu, ..). hiện vật gốm sứ Thái Lan và một số hiện vật khác như tiền ống, ống thổi bằng sắt, đĩa tròn phẳng bằng gốm, tẩu

bằng gốm... Những tài liệu này đã khẳng định khu vực này đã có người cư trú từ cuối thế kỷ XVI và trở nên đông đúc hơn vào thế kỷ 17.

2.2.5. Nhà số 16 Nguyễn Thị Minh Khai (nhà thờ tộc Tăng)

Nằm ở Khối Hoài Phô, phường Cảm Phô, cách di chỉ khảo cổ học Đình Cẩm Phô 150m về phía Đông, cách Chùa Cầu khoảng hơn 50m về phía Tây. Di chỉ có tọa độ 15052’86,1’’ vĩ Bắc và 10809’77.4’’ kinh Đông. Di chỉ khai quật vào tháng 8/2006 với diện tích là 6m2.

Hình: Hố khai quật ở nhà số 16 Nguyễn Thị Minh Khai.

Kết cấu địa tầng di chỉ từ mặt đất tự nhiên đến độ sau 100cm bị xáo trộn. Từ độ sâu 100cm trở xuống địa tầng khá ổn định, là loại đất phù sa pha sét mà vàng nhạt lẫn lộn nhiều than tro. Tại di chỉ đã phát hiện được di tích bếp lò và một dấu tích kiến trúc gạch đã bị đổ nát. Ngoài ra rất nhiều hiện vật được phát hiện ở di chỉ, bao gồm 5030 mảnh sành; 2532 mảnh sứ và 3 tiền đồng. Trong đó phần lớn là gốm sư Hizen nửa cuối thế kỷ

17, một số ít gôm sứ Trung Quốc thế kỷ XVII – XIX và nhiều mảnh gốm sành Việt Nam thế kỷ XVII – XIX.

Căn cứ và đặc điểm di tích và di vật có thể khẳng định đây là địa điểm cư trú có niên đại giữa thế kỷ XVII. Với mật độ dầy đặc đồ sứ Hizen – Nhật Bản kết hợp với bếp lò và dấu tích kiến trúc đã hé mở nhiều thông tin lý thú về khu vực cư trú của kiều dân Nhật tại khu phố cổ Hội An xưa.

2.2.6. Di chỉ Trường phổ thông trung học Trần Quý Cáp

Di chỉ Trường Phổ thông trung học Trần Quý Cáp nằm ở phía sau Hội Quán Triều Châu - Địa điểm được đào thám sát năm 1989, thuộc khối An Thọ, phường Sơn Phong.

Di chỉ có toạ độ 15002’59.8’’ vĩ Bắc, 108020’32.9’’ kinh Đông. Di chỉ được khai quật vào tháng 8/2006 với tổng diện tích là 8m2.

Tại di chỉ đã phát hiện tổng cộng có 5990 tiêu bản hiện vật gồm 4485 mảnh sành, 1504 mảnh sứ và 01 tiền đồng. Hiện vật gốm sứ có niên đại thế kỷ XVIII - XX, trong đó chủ yếu là sành sứ Trung Quốc và một số đồ sành sứ Việt Nam, sứ Hizen - Nhật Bản.

Tại đây cũng phát hiện dấu tích của 4 lớp kiến trúc cắt phá nhau, trong đó sớm nhất là dấu vết móng kiến trúc bằng gạch có niên đại thế kỷ XVIII, muộn nhất là móng đá hiện đại. Di chỉ có niên đại thế kỷ XVIII.

2.2.7. Di chỉ Hội quán Triều Châu

Di chỉ Hội quán Triều Châu nằm ở phía Bắc đường Nguyễn Duy Hiệu. Tháng 7/1989, di chỉ đã được các nhà klhảo cổ học thuộc Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Bảo Tàng Quảng Nam - Đà Nẵng và Ban Quản lý Di tích Hội An đào 4 hố thám sát với mục đích nghiên cứu địa tầng và tìm vết tích những kiến trúc cổ.

Tầng văn hóa ở các hố dầy từ 1,6m đến 1,9m:

Hiện vật thu được gồm:

- Gốm sứ Đại Việt thời Lê - Nguyễn, gốm sứ Trung Quốc thời Minh - Thanh và một số gốm sứ Nhật Bản (HIZEN). Khung niên đại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20.

- Gốm sành: không rõ xuất xứ, có số lượng lớn, phong phú hình loại. Khung niên đại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20.

- Gạch, ngói vụn: không xác định được niên đại và xuất xứ.

- Tiền đồng: 6 đồng còn nguyên vẹn, 4 mảnh còn đoán được niên hiệu các triều vua Việt Nam, Trung Quốc. Tiền đồng được phát hiện từ trên bề mặt đến độ sâu 1,35m.

Khung niên đại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20.

Kết quả khai quật di chỉ cho thấy, tại đây từ lâu đời đã có cư dân sinh sống và cư trú liên tục cho đến nay.

2.2.8. Di chỉ Chùa Cầu

Di chỉ Chùa Cầu nằm ở sát phía đông Chùa Cầu, thuộc khối An Thắng, phường Minh An. Có toạ độ 15052’53.3’’ vĩ Bắc, 108019’82.5 kinh Đông. Di chỉ được khai quật vào tháng 8/2006 với tổng diện tích là 5,8m2.

Hình: Hố khai quật ở di chỉ Chùa Cầu.

Địa tầng của di chỉ từ độ sâu 0m40 - 2m00 là tầng đất sét màu vàng đến màu vàng nhạt. Tầng đất màu đen xuất lộ ở độ sâu 2m00 trở xuống. Tại di chỉ đã phát hiện dấu tích kiến trúc gỗ, cống thoát nước xây dựng bằng gạch, đường đi lát đá và đặc biệt là tầng cư trú sớm có niên đại đầu thế kỷ XVII xuất lộ ở độ sâu 2m00.

Di vật được tìm thấy có tổng cộng 5237 tiêu bản gồm 2401 mảnh sành, 2824 mảnh sứ, 11 tiền đồng và 01 quả cân(?). Đồ sành sứ có niên đại thế kỷ XVII - XVIII, trong đó chủ yếu có nguồn gốc Trung Quốc, một số đồ gốm sứ Việt Nam và Nhật Bản.

Tiền đồng gồm Thiệu Thánh Nguyên bảo, Hoàng Tống Thông bảo, Chính Hòa Thông bảo, Thái Bình Thông bảo... thuộc thời Tống - Trung Quốc. Di chỉ có niên đại đầu thế kỷ XVI.

Một phần của tài liệu giới thiệu phố cổ hội an (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w