CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BẢO TỒN DI TÍCH PHỐ
3.3. Công tác bảo tồn
Di sản văn hóa được xem là báu vật thiêng liêng, thể hiện bản sắc văn hóa, nét riêng biệt của mỗi dân tộc dân tộc, mỗi quốc gia. Nhiều di sản đã vượt ra khuôn khổ của một dân tộc, một quốc gia – có giá trị và ảnh hưởng toàn cầu, đó là di sản văn hóa thế giới. Di sản văn hóa cũng là nguồn tài nguyên du lịch hết sức quý báu và đặc biệt háp dẫn. Vì vậy, phát triển du lịch là một trong những phương hướng phát huy giá trị di sản văn hóa có hiệu quả nhất.
Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận năm 1999 đến nay đã là 18 năm, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản này gắn với phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam đã thu được niều kết quả đáng khích lệ.
Phố cổ Hội An được cong nhận khá sớm, chỉ sau quần thể di tích cố đô Huế (năm 1993), vịnh Hạ Long (1994). Có được điều đó không phải la sự ngẫu nhiên, mà là cả một quá trình nổ lực của chính quyền địa phương, của các nhà nghiên cứu cũng như củ người dân nơi đây nhằm bảo tồn và phát huy của di tích này. Với tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo quản lý, sự tham mưu, phối hợp tích cực của các cơ quan và ý thức trách nhiệm cao của người dân mà các di tích ở đây sớm đươc quan tâm, có sự đầu tư để gìn giữ, tôn tạo, đầu tư nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới, đầu tư phát triển du lịch.
Ngay từ đầu tháng 3 – 1985, Bộ Văn hóa Thông tin ra quyêt định công nhận khu phố cổ Hội An là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Sau đó tháng 6 – 1986, ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) đã thành lập Ban Quản lý di tích và dịch vụ du lịch Hội An, đó là cơ quan chuyên trách về các vấn đề liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích phố cổ Hội An. Đặc biệt từ tháng 2 – 1999 đến nay, sau khi Phố cổ
Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, thì công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển với du lịch khởi sắc hơn bao giờ hết.
Do sớm nhận thức được trách nhiệm việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản là chung của toàn xã hôi, mà trước tiên là của những người công tác lãnh đạo, quản lý, vì vậy, Hội An coi đây là công việc chung của các cấp chính quyền, đảng, đoàn thể, và nhân dân địa phương chứ không chỉ của ngành văn hóa. nên các chủ trương, chính sách, giải pháp được quán triệt và thực hiện đồng bộ ở tất cả các cơ quan liên quan, trong đó tập trung nhất là Ban Quản lý di tích và dịch vụ du lịch Hội An (năm 1996 đổi tên là Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An; năm 2011 đổi tên là Trung tâm Quản Lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An). Nhờ đó, Hội An đã thành công trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản, các cơ quan hữu quan ở Hội An đã có nhiều giải pháp đạt hiệu quả cao trong vấn đề này. Để có kinh phí đầu tư, Hội An đã kêu gọi rất nhiều nguồn , từ ngân sách của địa phương, của tỉnh, của trung ương, các tổ chscw quốc tế, nguồn xã hội hóa của nhân dân.
Trong đầu tư, Hội An cũng không chỉ đầu tư cho bảo tồn, trùng tư di tích mà còn đầu tư tỏ chức lễ hội, hợp tác trong nước và quốc tế nghiên cứu khoa học về lịch sử, khỏa cổ học, kiến trúc, văn hóa, bảo tồn, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Cụ thể, từ năm 2000 – nay,
“đã trung tu hết hơn 100 tỷ, trong đó ngân sách trung ương và địa phương hỗ trợ 30 tỷ, các tổ chức trên thế giới ủng hộ 3 tỷ, còn lại, Hội An dùng số tiền 70 tỷ để trùng tu. Tiền nghiên cứu khoa học về phố cổ là 15 tỷ, tiền làm các lễ hội trong phố cổ là 35 tỷ’’. Bên cạnh đó, Hội An còn đầu tư đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng và đa dang hóa các sản phẩm du lịch, quảng bá du lịch.
Hội An đã làm tốt các công tác xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Ngoài việc tuyên truyền, vận động, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ, phát huy giá trị di tích, thành phố Hội An đã thành lập quỹ hỗ trợ trùng tu di tích để cho các chủ sỡ hữu tư nhân vay ưu đãi, miễn thuế xây dựng, tham gia hỗ trợ tư vấn, giám sát việc sửa chữa, trùng tư di tích. Đối với các di tích thuộc chủ sở hữu tập thế, tư nhân có hoàn cảnh khó khăn, thành phố đã xét hỗ trợ từ 40% đến 75% kinh phí tu sửa, số kinh phí còn lại nếu có nhu cầu sẽ được vay. Người dân Hộ An không chỉ tự hào
mà còn được hưởng lợi từ việc bảo vệ di sản, nên họ cố gắng đóng góp công sức để bảo tồn, phát huy di sản. chính vì vậy, nhiều người đã khẳng địn cái được lớn nhất trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản chính là việc người dân Hội An biết trân trọng, gìn giữ di sản.
Một khía cạnh không thể không đề cập đó là việc hợp tác nghiên cứu khoa học, hỗ trợ trùng tu, đào tạo nhân lực rấ được lãnh đạo các cấp quan tâm. Các nhà khoa học, chuyên gia, tình nguyện viên của các đối tác nước ngoài (tổ chức UNESCO, Nhật Bane, Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn quốc….) cũng như trong nước được địa phương mời tham gia nghiên cứu, kêu goi hỗ trợ trùng tu, bảo tồn di sản, Hội An đã tổ chức hàng chục hội thảo quốc gia, hội thảo quốc tế; đón tiếp , làm việc với hàng trăm lượt đoàn quốc tế đến hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm quản lý, bảo tồn di sản, hợp tác tổ chức lễ hội; cử nhiều đoàn đi công tác nước ngoài học tập kinh nghiệm… Thành phó cũng thường xuyên phối hợp với đội ngũ cán bộ khoa học của địa phương, của tỉnh, của trung ương thực hiện hàng chục đề tài các cấp ngành, cấp tỉnh… công tác này đã giúp cho địa phương có được nguồn tri thức về nhiều lĩnh vực, có cơ sở khoa học, cách thức bảo tòn và phát huy một cách hiệu quả di sản văn hóa của mình. Các di tích của địa phương đều được nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực trạng, lập hồ sơ theo dõi để kịp thời có phương án sửa chữa, trùng tu. Đặc biệt, đã góp phần tạo nên một đội ngũ quản lý cũng như chuyên mon đáp ứng yêu cầu. nhiệm vụ.
Nhờ đó, di sản Phố cổ Hội An đã được UNESCO tặng giải thưởng như “Dự án kiệt xuất về hợp tác bảo tồn khu phố cổ Hội An”, “Thành tựu đặc biệt về bảo tồn làng Kim Bồng Hội An”… Di sản văn hóa thế giới này hội tụ đầy đủ những thế mạng để phát triển du lịch, ngày càng được mở rộng về nhiêu hình thức như du lịch văn hóa, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái….đáp ứng đông đảo nhu cầu của khách tham quan. Hội An không chỉ là điểm sáng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Việt Nam, Hội An còn vươn ra quốc tế với những danh hiệu xuất sắc: Theo tạp chí du lịch Wanderlust danh tiếng của Anh bình chọn cuối tháng 1 – 2013, Hội An đã xuất sắc sếp vị trí số 1 trong những thành phố được yêu thích hàng đầu thế giới; theo binh chọn của UN Habitat
(Tổ chức định cư con người Liên Hiệp quốc tại châu Á), Hội An là thành phố cảnh quan năm 2013; Kết quả khảo sát của tạp chí Conde Nast Traveler cho thấy Hội An đứng thứ 2 trong danh sách bảng xếp hạng các điểm du lich được yêu thích nhất châu Á (chỉ sau thành phố Kyoto của Nhật Bản).
Kết quả Phố cổ Hội An đã trở thành điểm du lịch yêu thích được du khách lựa chọn, lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ở đây tăng nhanh, mỗi năm nơi đây đón hàng triệu lượt khách đến tham quan… Nếu như 1997 lượt khác đến đây tham quan là 200 ngàn lượt thì đến 2013 lượng khác đã tăng lên với 1,6 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt khoảng 877 tỷ đồng. Và những dịp năm mới hoặc lễ hội Festival thì lượt khách mỗi ngày đạt 10.000 lượt.