Giá trị của Hội An

Một phần của tài liệu giới thiệu phố cổ hội an (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG II: KHẢO CỔ HỌC LỊCH SỬ Ở HỘI AN

2.3. Giá trị của Hội An

Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 4 – 12 – 1999 với 2 tiêu chí:

Tiêu chí 2: Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.

Tiêu chí 5: Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.

Giá trị vật thể

Nhà gỗ Hội An là một chỉnh thể kiến trúc hợp lý về tổ chức về không gian và công năng sử dụng. Đó là điển hình của sự giao lưu văn hóa trong kiến trúc và lối sống đô thị truyền thống. 1109 ngôi nhà cổ trong khu phố cổ được chọn là di tích kiến trúc nghệ thuật. Nhà gỗ là thành phần chính tạo nên phố cổ với sự gia hòa kiến trúc Việt – Hoa – Nhât. Kế thừa và phát triển bộ khung cửa của nhà rường nông thôn thành nhà phố, nhà gỗ Hội An được thiết kế với nhiều công năng sử dụng và tổ chức hợp lý cho việc sinh hoạt, ăn ở, thờ phụng, buôn bán, chứa hàng, chống lụt, sinh hoạt. Nhà thường có hai tầng và của thông tầng để kéo hàng hóa, vật dụng mỗi khi lụt. Ở sân trời thường có giếng nước, ngoài ra còn có nơi sinh hoạt gia đình. Kiến trúc nội thất gỗ hay vôi đều được trạm trổ hay tô vẻ tinh xảo. Các biểu tượng như sóng nước đặc trưng cho công nước, hoa dây cách

điệu thành các con vật, mây, sông nước, giao long tạo thành đầu linh vật nửa rồng nửa rắn gọi là con Cù (gắn với ý nghĩa của Chùa Cầu), dơi là con vật tượng trưng cho phúc... Mắt cửa luôn luôn xuất hiện phía trước của các ngôi nhà cổ. Mắt cửa rất được người phương Đông coi trọng. Mắt cửa như một đôi mắt của thần cửa, giám sát, trấn giữ, ngăn chặn tà ma, nghênh đón điều lành.

Khu di sản Hội An là một đô thị cảng thị phương Đông truyền thống. Đô thị cổ Hội An gồm 1360 di tích có niên đại từ 100 – 400 năm. Trong thời kỳ từ thế kỷ XVI – XIX, Hội An là nơi giao lưu kinh tế - văn hóa thường xuyên nhất giữa cư dân bản địa và các dân tộc khác. Đô thị này có cấu trúc truyền thống: nhà cửa, đường xá, đình chùa, giếng, chợ, cổ thụ, mộ.... Kiểu dáng kiến trúc đa dạng từ quá trình cộng cư và giao lưu buôn bán của các tộc người Việt, Hoa, Nhật... đã tạo cho phố cổ Hội An những nét độc đáo riêng. Những kiểu trạm khắc nội thất đẹp mắt đã tôn thêm vẻ quyến rủ của đô thị cổ.

Nét duyên dáng kiến trúc kết hợp với không gian yên bình của phố trên từng con đường hẹp đã tạp cho nơi này sự hài hòa gần gũi.

Giá trị vật thể

Hội An được coi là một bảo tàng sống về lối sống đô thị của nhiều thành phần cư dân trong nhiều thế kỷ. Nơi đây từng là một thương cảng hưng thịnh. Các thương nhân nước ngoài không chỉ đến đây buôn bán mà còn lập cảng, lập phố (Phố Nhật , Phố Khách) để định cư lâu dài. Quá trình cộng cư đó không chỉ diễn ra ở thế kỷ XVI – XIX ma còn kéo dài đến tận ngày nay. Các dân tộc chung sống với nhau hòa bình và hợp tác tạo nên nét văn hóa đa dạng và sống động. Ngày nay, người Hội An cũng rất giỏi kinh doanh du lịch chào đón khách từ khắp nơi trên thế giới. Kiến trúc cổ vẫn còn đó, nhưng hiện tại sống trong đó là những hậu duệ của các chủ nhân. Xưa và nay hòa quyện vào nhau khiến Hội An thật đặc sắc và thu hút.

Hội An còn là một trong những nơi khai sinh và điểm đến rất sớm của các tôn giao, tín ngưỡng trong và ngoài nước. Đầu thế kỷ XII, nhiều giáo sĩ phương Tây đã đến Hội An để truyền giáo như Alexandre de Rphodes, Cristophoro Borri), họ đã có những

bút ký về cuộc sống thương nghiệp tấp nập của Hội An xưa. Phật giáo Đại thừa du nhập Hội An vào thế kỷ XVII. Chùa Chúc Thánh, thuộc phái Lâm Tế Chúc Thánh, là tổ đình của phái ở khu vực phía Nam nước ta. Ngôi chùa này nay vẫn còn tồn tại ở Hội An. Phật giáo Đai thừa ở Hội An ngày nay cũng có rất nhiều tín đồ.

Hội An có nhiều đặc sản, sản vật giá trị. Môi trường tự nhiên đa dạng với cả sông biển, hải đảo đã tạo ra nhiều loại sản vật phong phú và quý hiếm. Trến các vách núi Cù Lao Chàm, yến sào là tổ chim Yến từ giếng nước. Yến sào có giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng, là vật hiến cho vua chúa ngày xưa.

Nói chung, Hội An ngày nay có một tiến trình lịch sử lâu đời. Miền đất này trải qua các giai đoạn lịch sử: thời kỳ tiền sử, thời kỳ Chăm pa, thời kỳ Đại Việt – Việt Nam.

Đặc biệt trong thời kỳ Đại Việt – Việt Nam là “nơi hội văn, hội thủy, hội nhân”, thương cảng quốc tế Faifo ra đời vào cuối thế kỷ XVI và phát triển thịnh vượng nhất vào thế kỷ XVII. Nhiều nhà buôn nước ngoài đã đến giao thương và định cư lâu đời ở đây. Sự chung sống hòa bình của các dân tộc là điều kiện tốt góp phần giúp cho kinh tế phát triển. Đến thế kỷ XVIII, vì lý do chiến tranh ác liệt Hội An bớt nhộn nhịp như những thế kỷ trước.

Cuối thế kỷ XIX, sông Cổ Cỏ bị bồi lấp và nhiều lý do chính trị khác nhau đã khiến Hội An mất đi vai trò thương cảng. Vai trò đã chuyển dần qua cho đô thị Đà Nẵng. Hiện nay, sau bao nhiêu năm ngủ quên, đô thị Hội An đã sống dậy và đầy tiềm năng.

Một phần của tài liệu giới thiệu phố cổ hội an (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w