Tình hình sản xuất và tiêu thụ ethanol ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý và thủy phân rong biển ứng dụng trong sản xuất cồn1 (Trang 21 - 25)

1.2.1. Thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ ethanol hiện nay

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẻ khoa học kỹ thuật nhiều loại nhiên liệu có nguồn gốc sinh học đã được phát hiện và ứng dụng rộng rãi. Trong tất cả các loại nhiên liệu đã được phát hiện, ethanol là nhiên liệu được sử dụng phổ biến nhất trên nhiều quốc gia. Nguyên nhân Ethanol là nhiên liệu sinh học dễ sản xuất có nguồn nguyên liệu sản xuất đa dạng và phong phú.

Theo nghiên cứu của các tác giả “Quá trình sản xuất ethanol là một quá trình chuyển hóa sinh học dưới xúc tác của nấm mem và một số vi sinh vật khác cơ chất sẽ được chuyển hóa thành etylic” (Nguyễn Đức Lượng, 2006) [3]. Nguồn cơ chất mà vi sinh vật cần là nguồn carbohydrate. Carbohydrate là một trong những thành phần quan trọng có trong vật chất hữu cơ, là nguồn năng lượng thiết yếu trong chu trình sống của sinh vật và chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần hóa học sinh khối thực vật. Vì vậy sinh khối thực vật là nguyên liệu chính cho sản xuất ethanol.

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nước trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu và sản xuất thành công nhiên liệu sinh học từ đường, bột ngũ cốc gọi là nhiên

liệu sinh học thế hệ thứ nhất. Năng suất ethanol trung bình dao động từ 2.100 đến 5.600 lít/ ha đất trồng trọt tùy thuộc vào từng loại cây trồng. Đối với các loại hạt, năng suất ethanol thu được vào khoảng 2.800 lít/ha, tức là vào khoảng 3 tấn nguyên liệu hạt sẽ thu được 1 tấn ethanol (Phạm Văn Ty, 2006) [8].

Tại Việt nguồn nguyên liệu phổ biến nhất được sử dụng sản xuất cồn tại các nhà máy trong nước có nguồn gốc tinh bột, mía. Nhiều loại cây như sắn, ngô, mía,...

có thể sản xuất cồn sinh học mà ở Việt Nam lại có nhiều vùng đất rất thích hợp với các loại cây trồng này. Sản lượng sắn cả nước năm 2007 là hơn 7 triệu tấn, mía đường hơn 14 triệu tấn và ngô gần 4 triệu tấn. Với sản lượng này có thể đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất cồn sinh học ở quy mô vừa và nhỏ. Ước tính Việt Nam có thể sản xuất 5 triệu lít cồn sinh học mỗi năm nếu như có sự điều chỉnh về sản lượng và diện tích cây trồng.

Hiện nay với sự đầu tư của nhà nước nhiều nhà máy sản xuất cồn đã đi vào hoạt động. Là một doanh nghiệp lớn của Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của NLSH đối với vấn đề an ninh năng lượng, tập đoàn dầu khí quốc gia (PetroVietnam) đã đưa ra "Kế hoạch và Chương trình triển khai các dự án NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" với nội dung tổng quát gồm phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh và phân phối các loại NLSH. Thực hiện kế hoạch này, trong thời gian qua, PetroVietnam đã phối hợp với các bộ ban ngành và các địa phương triển khai tốt công tác đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất cồn sinh học đặt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam với công suất mỗi nhà máy là 100.000 m³ cồn/năm.

Trong đó, tập đoàn giao Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) trực tiếp làm chủ đầu tư 2 nhà máy ở tỉnh Phú Thọ và Bình Phước, còn tập đoàn trực tiếp làm chủ đầu tư nhà máy Dung Quất ở Quảng Ngãi. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cồn nhiên liệu (ethanol) tại Phú Thọ có số vốn 80 triệu USD, được xây dựng trên địa bàn huyện Tam Nông với diện tích hơn 50 ha, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong cuối năm 2010. Vùng nguyên liệu trồng sắn và mía có diện tích 35.000ha đuợc đặt ngay tại Phú Thọ đủ để đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định.

Nhà máy sản xuất ethanol tại Bình Phước với tổng mức đầu tư trên 80 triệu USD,

tiêu thụ khoảng 240.000 tấn sắn lát khô một năm. Sản phẩm của nhà máy là ethanol biến tính sẽ được pha trộn với xăng của nhà máy lọc dầu Dung Quất để phân phối trên thị trường cả nước. Nhà máy đã được khởi công xây dựng tháng 3/2010 tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng do Công ty TNHH nhiên liệu sinh học Phương Đông (OBF) - thành viên PVOil - làm chủ đầu tư. Dự kiến thời gian xây dựng nhà máy là 21 tháng. Tháng 9/2010, Petro Vietnam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất ethanol Dung Quất. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 80 triệu USD, trên diện tích 24,62 ha, do Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung (PCB) làm chủ đầu tư. Thời gian xây dựng nhà máy là 18 tháng. Đây là nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học có quy mô đầu tư lớn nhất miền Trung hiện nay, sử dụng công nghệ tiên tiến. Nhà máy sử dụng nguyên liệu sắn lát để sản xuất ethanol.

Vùng nguyên liệu chủ yếu của nhà máy tại tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên. Bên cạnh các nhà máy sản xuất ethanol của Petro Vietnam, còn có nhiều các dự án sản xuất NLSH của các công ty khác đã được triển khai thực hiện. Điển hình là nhà máy sản xuất cồn sinh học - Nhà máy ethanol Đại Tân, đã được khánh thành và chính thức cung cấp xăng cho thị trường tháng 8/2010. Nhà máy có tổng vốn đầu tư khoảng 900 tỉ đồng đặt tại xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam do Công ty CP Đồng Xanh đầu tư. Với công suất của nhà máy là100.000 tấn ethanol/năm, nhà máy cần 300.000 tấn sắn khô mỗinăm. Ngoài ra sản phẩm phụ của nhà máy là CO2 có công xuất 20 ngàn tấn/năm và 40 ngàn tấn phân vi sinh/năm. Tháng 9/2009, nhà máy ethanol Đại Tân đã sản xuất thử mẻ sản phẩm đầu tiên, từ tháng 4-6/2010 sản xuất 50% công xuất và từ tháng 7/2010 nhà máy đã chạy từ 60-70% công suất [42]

Bioethanol là nhiên liệu sinh học được sản xuất và sử dụng đầu tiên tại nước ta. Mặc dù vậy nguồn nhiên liệu này vẫn chưa được sử dụng phổ biến. Phần lớn ethanol được sản xuất ra pha trộn với xăng tạo ra xăng E5, năm 2010 toàn quốc sử dụng 100 nghìn tấn E5 bảo đảm đáp ứng 0,3% nhu cầu xăng dầu của cả nước.

Ngoài ra một lượng lớn ethanol được sản xuất bán cho các nước lân cận xuất theo đường tiểu ngạch hoặc sử dụng vào mục đích chất đốt sinh hoạt.

1.2.2. Triển vọng về phát triển nhiên liệu sinh học ở Việt Nam

Nhiên liệu sinh học (NLSH) là loại nhiên liệu có nguồn gốc từ các vật liệu sinh học như các loại thực vật (lúa mỳ, ngô, đậu tương, sắn,…), chất béo động thực vật (mỡ động vật, dầu mè…), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, trấu, chất thải vật nuôi…), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa,…). NLSH có thể chia làm các loại: Cồn sinh học, dầu điêzen sinh học, khí sinh học.

Tại Việt Nam việc phát triển NLSH rất có triển vọng. NLSH có thể làm nhiên liệu thay thế cho xăng dầu có nguồn gốc dầu mỏ. Là một đất nước có nền nông nghiệp lâu đời, nên Việt Nam có nguồn sinh khối thực vật rất đa dạng diện tích đất hoang hóa đồi núi còn nhiều. Nhiều giống cây trồng tại Việt Nam có thể sử dụng làm nguyên liệu cho nhiên liệu sinh học ethanol như sắn, ngô, mía, ngủ cốc và nguồn sinh khối giàu cellulose..., ngoài ra với điều kiện tự nhiên thích hợp đã du nhập được một số giống cây ngoại lai dùng làm cây nguyên liệu cho sản xuất diesel (cây cộc rào Jatropha), bên cạnh đó các sản phẩm phụ có nguồn gốc lipid của quá trình chế biến thủy sản cũng được sử dụng sản xuất nhiên liệu sinh học.

Chính sách hổ trợ và phát triển nhiên liệu sinh học của nhà nước bao gồm nhiều đề án với các quyết định rõ ràng:

Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 (Quyết định 177/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/11/2007

Quyết định 5368/QĐ-BCT của Bộ Công thương ngày 6/10/2008 và Quyết định 2696/QĐ-BCT ngày 29/5/2009 về việc phê duyệt danh mục các đề tài, dự án để tuyển chọn để thực hiện trong năm 2009, 2010 nhằm mục đích hiện thực hóa Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025

Quyết định 1842/QĐ-BNN-LN về phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008- 2015 và tầm nhìn đến 2025

Thông tư liên tịch 147/2009/TTLT-BTC-BCT ngày 21/7/2009 Quy định chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học.

Sự đầu tư mạnh mẻ của các tập đoàn công ty nhà nước và các công ty tư nhân trong và ngoài nước. Đi đầu trong lĩnh vực này là Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PetroVietnam), bên cạnh đó còn có một số công ty Tổng Công ty Dầu Việt Nam, TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông, Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung, Công ty CP Đồng Xanh, Công ty xuất khẩu cá da trơn Agifish, Tập đoàn Saigon Petro, Công ty đồ uống Sài Gòn (SABECO).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý và thủy phân rong biển ứng dụng trong sản xuất cồn1 (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)