Biện pháp phòng bệnh sởi hữu hiệu nhất, vừa kinh tế, vừa mang lại hiệu quả lâu dài là tiêm vắc xin. Trẻ cần đƣợc tiêm một mũi vắc xin đầu tiên vào tháng thứ 9 (tiêm chậm nhất không quá tháng thứ 12). Để tạo ra đủ miễn dịch bền vững và rộng rãi trong cộng đồng do tỷ lệ trẻ tiêm phòng bệnh sót, cũng nhƣ tỷ lệ đạt đƣợc miễn dịch của vắc xin sởi chỉ đạt khoảng 90%. Do vậy cần phải tiêm nhắc lại mũi 2 ở độ tuổi đi học bước vào lớp 1. Việc tiêm nhắc lại mũi thứ 2 có thể tạo miễn dịch đạt tới 99%. Có hai loại vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin bất hoạt bởi Formalin và vắc xin sống giảm độc lực.
o Vắc xin bất hoạt - vắc xin chết
Là loại vắc xin mà thành phần của chúng có chứa toàn bộ hoặc một phần xác chết của virus hoặc vi khuẩn nào đó. Khi tiêm vào cơ thể, những thành phần này không gây bệnh cho con người mà chỉ có vai trò kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại loại mầm bệnh.
Nhƣng vì đây là những thành phần đã chết hoặc đã bị bất hoạt nên chúng không có khả năng tự nhân lên trong cơ thể con người. Kháng thể được sinh ra sẽ quay lại tiêu diệt các thành phần đƣa từ vắc xin vào, cho đến khi không còn chúng trong cơ thể nữa. Vì thế, loại này cần tiêm nhiều mũi. Do vắc xin bất hoạt gây đáp ứng miễn dịch thấp, thời gian kháng thể tồn tại ngắn và có một số phản ứng phụ, sau đó vắc xin này đã không đƣợc sản xuất nữa.
o Vắc xin sống giảm độc lực
Vắc xin sống giảm độc lực là loại vắc xin đƣợc điều chế từ virus hoặc vi khuẩn còn sống nhƣng đã qua nhiều công đoạn nuôi cấy làm giảm độc lực của tác nhân gây bệnh, mất độc tính nhƣng vẫn giữ tính kháng nguyên. Khi tiêm vào cơ thể các virus hoặc vi khuẩn còn sống này sẽ không gây bệnh mà tiếp tục nhân lên kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất ra kháng thể để chống lại chúng.
1.5.2 Điều trị bệnh sởi
Sởi thường xuất hiện nhiều vào cuối năm cũ, đầu năm mới. Không chỉ gây các biến chứng nhƣ kiết lỵ ra máu mũi, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi, sởi còn có thể là nguyên nhân gây còi xương, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi nếu không đƣợc điều trị đúng. Hiện nay, chúng ta vẫn chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh sởi nên chủ yếu điều trị triệu chứng, chăm sóc, phòng ngừa và điều trị biến chứng (nếu có). Việc chuẩn đoán bệnh sớm là rất cần thiết để ngăn chặn sự lây lan và phát triển thành dịch ở những nơi đông dân cƣ.
Với thể sởi lành tính, điều trị tại nhà, cách ly tại phòng riêng ngay khi trẻ mới sốt và viêm long đường hô hấp trên, phòng cách ly bảo đảm thoáng, sáng, tránh gió lùa, không cho tiếp xúc với những trẻ khác. Hằng ngày vệ sinh da, răng miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn. Rửa mặt, lau mắt, lau người bằng nước ấm, thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch, mềm đã nhúng nước đun sôi để nguội. Với trẻ lớn, cho súc miệng nước muối 0,9%. Nhỏ mắt, nhỏ mũi thuốc kháng sinh. Cho ăn nhẹ, đủ chất, uống nhiều nước (dung dịch oresol, nước quả tươi) khi trẻ sốt cao, tiêu chảy.
Với trẻ đang bú, tiếp tục cho bú mẹ. Nếu trẻ đang ăn bổ sung thì ngoài sữa mẹ cần ƣu tiên khẩu phần đủ chất dinh dƣỡng nhất là những thực phẩm giàu protid và caroten. Cho uống thuốc giảm ho. Trẻ sốt cao thì lau khăn ấm, hạ sốt. Chỉ dùng kháng sinh nếu thấy cần thiết để dự phòng biến chứng hoặc khi có nhiễm khuẩn:
Viêm tai giữa, viêm thanh - khí - phế quản, viêm phổi.
1.5.3 Tình hình tiêm chủng vắc xin sởi phòng bệnh tại Việt Nam
Theo Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh, sởi là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất so với các bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tác nhân gây bệnh là virus. Virus sởi gây nhiễm trùng cao và dễ lây thành dịch. Sởi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở trẻ nhỏ bệnh nặng hơn. Trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu không tiêm
phòng sởi thì rất dễ mắc bệnh. Thể bệnh nặng hay xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi, có thể bị tiêu chảy nhiều. Trẻ em có thể bị mất nước do tiêu chảy, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp và thanh quản do virus sởi làm giảm hệ miễn dịch, gây tử vong.
Trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì tất cả trẻ em Việt nam đều được tiêm chủng vắc xin sởi để phòng bệnh sởi. Theo lịch của Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, vắc xin sởi cần tiêm chủng đầy đủ 2 liều nhƣ sau: Tiêm mũi 1 khi trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi để gây miễn dịch cơ bản và sau đó tiêm nhắc lại mũi 2 cho trẻ vào lúc 6 tuổi, tuổi bắt đầu đến trường.