CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.8. Kiểm định chất lƣợng 3 lô vắc xin sởi bán thành phẩm
Kết quả kiểm định chất lƣợng các nhóm nghiên cứu của 3 lô vắc xin sởi bán thành phẩm (MBM 0114, MBM 0214 và MBM 0314) đều đạt chất lƣợng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới quy định.
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định chất lƣợng của 3 lô vắc xin sởi bán thành phẩm từ nhóm I đến nhóm V
TT Thử nghiệm Tiêu chuẩn chấp
thuận Kết quả Đánh
giá 1 Quan sát tế bào đối
chứng
Không quan sát thấy CPE
Không quan sát thấy
CPE Đạt
2 Thử nghiệm hấp phụ hồng cầu
Không quan sát thấy virus ngoại lai gây hấp phụ hồng cầu chuột lang
Không quan sát thấy virus ngoại lai gây hấp phụ hồng cầu chuột lang
Đạt
3 Kiểm tra tác nhân ngoại lai trên TB FL
Không quan sát thấy CPE
Không quan sát thấy
CPE Đạt
4 Kiểm tra tác nhân ngoại lai trên TB Vero
Không quan sát thấy CPE
Không quan sát thấy
CPE Đạt
5 Kiểm tra tác nhân ngoại lai trên TB CEC
Không quan sát thấy CPE
Không quan sát thấy
CPE Đạt
6
Kiểm tra tác nhân ngoại lai trên trứng gà (yolk sac)
Không quan sát thấy focus virus Pox trên màng phôi gà
Không quan sát thấy focus virus Pox trên màng phôi gà
Đạt
7
Kiểm tra tác nhân ngoại lai trên túi niệu trứng gà (Allantoic)
Không phát hiện thấy virus gây ngƣng kết hồng cầu gà
Không phát hiện thấy virus gây ngƣng kết hồng cầu gà
Đạt
8 pH 6.50 ÷ 8.50 pH từ 6.71 ÷ 7.45 Đạt
9 Thử vô trùng
Không có sự phát triển của vi khuẩn và nấm
Không có sự phát triển
của vi khuẩn và nấm Đạt
10 Hiệu giá
(lg PFU/0.5ml) ≥ 5.6 (lg PFU/0.5ml)
Hiệu giá từ 5.68 ÷ 6.35
(lg PFU/0.5ml)
Đạt
11 Thử nghiệm phát hiện Mycoplasma
Không có sự phát triển của
Mycoplasma
Không có sự phát triển
của Mycoplasma Đạt
12 Quy trình xác nhận loại
bỏ tế bào Không còn tế bào Không còn tế bào Đạt 13 Thử nghiệm BSA tồn
dƣ < 50ng/liều BSA tồn dƣ từ
5.90 ÷ 6.03 ng/liều Đạt
14
Kiểm tra tác nhân ngoại lai trên tế bào thận gà
Không quan sát thấy CPE
Không quan sát thấy
CPE Đạt
3.9. So sánh kết quả hiệu giá vắc xin sởi BTP sản xuất từ năm 2009 ÷ 2012 tại Polyvac với hiệu giá các lô nghiên cứu.
Từ năm 2009 ÷ 2012 Polyvac đã sản xuất đƣợc 37 lô vắc xin sởi bán thành phẩm đạt chất lƣợng theo tiêu chuẩn đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới quy định.
Hình 3.8: Hiệu giá vắc xin sởi bán thành phẩm sản xuất từ năm 2009 ÷ 2012 Qua hình 3.8 cho thấy, Hiệu giá của 37 lô vắc xin sởi bán thành phẩm giao động từ: 5.96 ÷ 6.25 lg PFU/0.5 ml (hiệu giá trung bình là 6.15 lg PFU/0.5 ml) và đều nằm trong tiêu chuẩn đánh giá: ≥ 5.6 lg PFU/0.5 ml. Với kết quả này, 37 lô vắc xin sởi BTP đã đƣợc cấp chứng chỉ phân tích CoA là đạt chất lƣợng và đƣợc phép đƣa vào sử dụng cho sản xuất vắc xin sởi thành phẩm.
Từ kết quả hiệu giá các lô bán thành phẩm sản xuất thường qui, chúng tôi tiến hành so sánh với kết quả hiệu giá của các lô nghiên cứu để đánh giá hiệu qủa sản xuất vắc xin sởi thành phẩm như kết quả thể hiện tại bảng dưới đây.
Bảng 3.9. Kết qủa tính toán hiệu suất sản xuất vắc xin sởi thành phẩm từ hiệu giá các lô BTP nghiên cứu và sản xuất thường quy
TT
Hiệu giá trung bình
(lg PFU/0.5ml) Hiệu giá MFB
(lý thuyết)
Chênh lệch
Hệ số pha
Số liều vắc xin
Nhóm Kết quả
hiệu giá 1 Nhóm nghiên cứu
(III.1)
6.32
5.4
0.92 8.3 1.138.790 2 Nhóm nghiên cứu
(III.2)
6.35 0.95 8.9 1.221.370
3 Nhóm đối chứng (IV.2)
6.21 0.81 6.4 878.316
4 Sản xuất thường quy 6.15 0.75 5.6 768.000
Qua bảng 3.9 cho thấy, với hiệu giá nhóm nghiên cứu III.1 và III.2 (6.32 và 6.35 lg PFU/0.5ml) sẽ sản xuất được số liều vắc xin sởi thành phẩm tương ứng là 1.138.790 và 1.221.370 liều. So sách nhóm nghiên cứu III.2, nhóm có hiệu giá cao nhất với nhóm đối chứng IV.2 và nhóm thường quy cho thấy nhóm III.2 có số liều vắc xin thu đƣợc cao hơn nhóm đối chứng là 343.054 liều vắc xin và nhóm sản xuất thường quy là 453.370 liều vắc xin (số liệu cao hơn tương đương với 1 lô sản xuất vắc xin sởi thành phẩm). Điều này cho thấy nếu áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất thường quy thì hiệu suất sản xuất sẽ tăng lên khoảng 30%, đồng nghĩa với việc rút ngắn đƣợc số lô sản xuất vắc xin sởi bán thành phẩm, tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất và nhân công.
KẾT LUẬN
Đã xác định được khoảng pH tối ưu của môi trường M199/PR(+) là từ 7.74 ÷ 7.76 (ứng với nồng độ NaHCO3 là 2%) và khoảng pH tối ưu của môi trường M199/PR(-) là từ 7.68 ÷ 7.81 (ứng với nồng độ NaHCO3 là 2.5% ÷ 3%). Áp dụng khoảng pH tối ưu cho môi trường M199/PR(+) và M199/PR(-) tìm được ở trên, đã xác định đƣợc 2 nhóm có hiệu giá trung bình cao nhất, hiệu giá đạt đƣợc trong khoảng 6.32÷ 6.35 lg PFU/0.5ml cao hơn so với lô vắc xin đối chứng 6.21 lg PFU/0.5ml. Hiệu suất sản xuất sẽ tăng lên khoảng 30%. Việc điều chỉnh pH môi trường nuôi cấy virus (M199/PR(+) và M199/PR(-) trong giới hạn cho phép không làm ảnh hưởng tới chất lượng của vắc xin sởi bán thành phẩm. Tất cả các nhóm nghiên cứu của 3 lô vắc xin sởi bán thành phẩm đều đạt chất lƣợng và nằm trong tiêu chuẩn về 14 thử nghiệm theo quy định của tổ chức y tế thế giới.
KIẾN NGHỊ
Để nâng cao hiệu quả sản xuất vắc xin sởi bán thành phẩm thì việc nghiên cứu tìm pH tối ưu của môi trường nuôi cấy virus phù hợp với những điều kiện sản xuất ở Polyvac là rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với khoảng pH tối ưu của môi trường M199/PR(+) là từ 7.74 ÷ 7.76 (tương ứng với nồng độ NaHCO3 là 2%) và khoảng pH tối ưu của môi trường M199/PR(-) là từ 7.68 ÷ 7.81 (tương ứng với nồng độ NaHCO3 là 2.5% ÷ 3%) cho kết quả hiệu giá vắc xin đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nhóm nghiên cứu ở các dải pH khác.
Với kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất sử dụng nồng độ NaHCO3 nhƣ trên để đưa vào môi trường nuôi cấy virus sởi trong sản xuất thường quy tại Polyvac, xem xét thực hiện quản lý thay đổi qui trình sản xuất, tiến hành thực hiện thẩm định quy trình sản xuất 3 lô vắc xin sởi bán thành phẩm liên tiếp. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất thường quy nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất, tiết kiệm thời gian và công sức lao động, dẫn đến giảm chi phí sản xuất.