TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ TINH BỘT VÀ TINH BỘT BIẾN TÍNH TỪ SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến chất lượng tinh bột biến (Trang 30 - 35)

1.6.1. Tình hình sản xuất, sử dụng tinh bột và tinh bột sắn biến tính trên thế giới

Tinh bột xuất hiện khắp nơi trên thế giới thực vật nhưng chỉ có một số nguyên liệu được dùng phổ biến trong thương mại. Trên 90% tinh bột sản xuất tại Mỹ từ ngô, khoai tây, lúa mì. Theo số liệu thống kê của FAO [36], năm 2005 sắn là cây trồng có diện tích trên 18,5 triệu ha và sản lượng khoảng 208 triệu tấn, đứng thứ 5 về sản lượng so với các cây lương thực chính trên thế giới, sau lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây. Tính trung bình, từ năm 1994 đến 2005, sản lượng sắn tăng 2%/năm, trong đó các nước châu Phi tăng 3%/năm, còn các nước châu Á, châu Mỹ La Tinh và vùng Caribe tăng 1% /năm.

Công nghiệp sản xuất tinh bột sắn chủ yếu tập trung ở các nước châu Á, theo phương pháp hiện đại, quy mô lớn. Thái Lan là nước duy nhất mà hầu hết củ sắn được chế biến thành dạng lát, miếng và tinh bột. Năm 2001, trong tổng số 18 triệu tấn củ sắn ở Thái Lan thì 10 triệu tấn được sản xuất thành tinh bột, sản xuất ra gần 2 triệu tấn tinh bột/năm [58]. Là một nước dẫn đầu về sản xuất tinh bột từ sắn, Thái Lan cũng là nước duy nhất mà tinh bột biến tính từ sắn được sản xuất ở quy mô lớn.

Công nghiệp sản xuất tinh bột biến tính ở Thái Lan bắt đầu từ khoảng năm 1984, do các hãng của Nhật Bản đầu tư nhằm đáp ứng thị trường trong nước và thế giới, chủ yếu là các nước châu Á. Năm 1998, trong 49 nhà máy tinh bột sắn có 11 nhà máy sản xuất tinh bột biến tính hoặc được trang bị để sản xuất tinh bột biến

29

tính. Trung bình, trong tổng sản lượng 1,8 triệu tấn tinh bột/năm, có khoảng 300- 500 nghìn tấn được dùng để sản xuất tinh bột biến tính. Công nghiệp tinh bột biến tính hiện nay cũng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng ở Thái Lan.

Động lực phát triển của ngành công nghiệp này là nhu cầu thị trường trong, ngoài nước về các sản phẩm biến tính từ tinh bột sắn rất lớn.

Tinh bột sắn biến tính tiền hồ hóa của Thái Lan được ra đời từ cuối những năm 1980 tại những bè nuôi cá trình khi người nuôi cần một loại chất kết dính tan trong nước lạnh và tổng sản lượng tinh bột sắn biến tính tiền hồ hóa (tinh bột α) được sản xuất ở Thái Lan khoảng 50.000 tấn/năm [1]. Các sản phẩm thu từ tinh bột sắn (cả tự nhiên và biến tính) làm tăng đánh kể nguồn thu nhập trong nước và rất có triển vọng trong tương lai (Bảng 1.1).

1Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm tinh bột sắn của Thái Lan [1].

Mặt hàng Số lượng (tấn) Giá trị (triệu Baht)

1999 2000 2001 1999 2000 2001

Tinh bột sắn 699.157 1.044.087 724.393 4.817 6.149 5.242 Tinh bột sắn

biến tính 331.604 365.571 344.738 5.607 6.257 6.064 Sago (Tinh bột

sắn dạng hạt) 15.508 15.470 14.455 165 150 150

Tổng cộng 1.046.287 1.425.128 1.083.586 10.589 12.556 11.456

1 USD = 45 Baht

Trong khi đó, theo Henry [59] mặc dù một số nhà máy sản xuất tinh bột được xây dựng ở châu Phi trong những năm qua như ở các nước Uganda, Tanzania, Madagasca, nhưng hiện nay hầu như không còn hoạt động. Năm 1993, trong số 120 tấn tinh bột nhập khẩu để sử dụng trong công nghiệp dệt, hồ dán và thực phẩm ở Be nanh, có 30 tấn tinh bột sắn, 30 tấn tinh bột khoai lang và 60 tấn tinh bột ngô. Sản phẩm tapioca và gari sản xuất trong nước không được sử dụng trong công nghiệp vì chất lượng kém. Mặc dù giá nhập khẩu tinh bột là 818-940 USD/1 tấn, trong khi giá sắn củ trong nước là 14–21 USD/tấn và ước tính nếu sản xuất tinh bột trong nước, giá thành sẽ là 264 - 343USD/tấn nếu có thiết bị chế biến thích hợp. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường rất nhỏ như vậy cũng không có quá nhiều cơ hội cho công nghiệp sản

30

xuất tinh bột phát triển mạnh. Năm 1993, công ty liên doanh giữa Bê nanh và Canada xây dựng một nhà máy sản xuất tinh bột sắn, năng suất 950 tấn tinh bột/năm, đủ cung cấp cho nhu cầu công nghiệp trong nước, phần còn lại xuất cho Nhật bản và các nước châu Âu.

Sản xuất tinh bột sắn ở châu Mỹ La tinh tập trung chủ yếu ở phía Nam Braxin.

Một số nhà máy nhỏ cũng được xây dựng ở Colombia, Bolivia, Argentina và Trung mỹ. Lorenz, là công ty sản xuất tinh bột sắn lớn nhất ở Braxin, cũng sở hữu phần lớn nhà máy ở Venezuela và liên doanh với ba nhà máy ở Paragoay, trong đó 1 nhà máy có năng suất 400 tấn sắn/ngày và 2 nhà máy năng suât 200 tấn sắn/ngày.

Trong năm 1997, 80 nhà máy là sở hữu của 60 công ty ở Braxin sản xuất 300.000 tấn tinh bột sắn, hầu hết là sản phẩm tinh bột tự nhiên. Tuy nhiên, các sản phẩm tinh bột biến tính cũng được chú trọng từ 5 năm trước và đến cuối năm 1997, sản lượng tinh bột biến tính đã đạt tới 30% sản lượng tinh bột sắn. Các loại tinh bột biến tính được sử dụng chủ yếu cho công nghiệp giấy và dệt là tinh bột cation, tinh bột axit. Các dạng tinh bột biến tính khác gồm dextrin, malto dextrin, tinh bột gelatin hóa sơ bộ và các sản phẩm thủy phân tinh bột. Công nghiệp sản xuất tinh bột ở Braxin có triển vọng do nhu cầu về tinh bột rất lớn và tiềm năng tăng sản lượng như năng suất, hàm lượng tinh bột và điều kiện trồng thuận lợi trên nhiều vùng rộng lớn. Vì vậy các công ty lớn vẫn tiếp tục hiện đại hóa công nghệ và thiết bị sản xuất tinh bột biến tính từ sắn, đạt hiệu quả cao, có thể cạnh tranh.

Nhu cầu về sử dụng tinh bột biến tính trên thế giới ngày càng tăng cả về tốc độ và khối lượng. Do vậy tình hình sản xuất tinh bột biến tính trên thế giới của các nước như Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc đa dạng về chủng loại và không ngừng tăng về số lượng.

Từ những năm của thập kỷ 90 thế kỷ 20, nhu cầu sử dụng tinh bột biến tính ở các nước phát triển tăng rất nhanh do nhu cầu về tăng chất lượng sản phẩm trong các lĩnh vực kinh tế quốc dân. Vào những năm đầu của thế kỷ 21, sản lượng tinh bột biến tính đã vượt 7 triệu tấn, trong đó Mỹ trên 3 triệu tấn, EU trên 2 triệu tấn, Nhật Bản 0.3 triệu tấn, Thái Lan 0.45 triệu tấn, Trung Quốc 0.35 triệu tấn [6].

Ngành giấy của Mỹ năm 1979 với 64.9 triệu tấn và chế phẩm giấy dùng 64

31

vạn tấn tinh bột, trong đó tinh bột biến tính khoảng 43 vạn tấn. Đến đầu thế kỷ 21 với 70 triệu tấn giấy và chế phẩm giấy đã sử dụng 1.5 triệu tấn tinh bột biến tính [6].

Trung Quốc là một trong những nước đang phát triển có nhu cầu tiêu thụ tinh bột biến tính với tốc độ và khối lượng lớn nhất. Năm 2003, nhu cầu sử dụng cho các lĩnh vực kinh tế là 99 vạn tấn, năm 2005 nhu cầu ầy lên đến 1.8 triệu tấn.

1.6.2. Tình hình sản xuất, sử dụng tinh bột và tinh bột sắn biến tính ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có trên 500.000 ha trồng sắn với sản lượng trên 8 triệu tấn và có trên 60 nhà máy chế biến Tinh bột sắn có quy mô công nghiệp với tổng công suất chế biến mỗi năm hơn nửa triệu tấn tinh bột sắn. Nước ta là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan trong đó 70% sắn và các sản phẩm từ sắn được xuất khẩu, 30% tiêu thụ nội địa. Trong đó 90% được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (Bảng 1.2).

2Bảng 1.2: Thống kê thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 3 tháng 2013 ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD) Thị trường KNXK 3tháng/2013 KNXK 3tháng/2012 % so sánh

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Tổng KN 1.414.007 435.582.054 1.259.947 372.956.452 12,23 16,79 Trung Quốc 1.257.763 384.682.836 1.113.357 319.438.509 12,97 20,42 Hàn Quốc 73.795 19.177.990 58.441 15.504.900 26,27 23,69 Philippin 39.316 12.457.476 16.996 7.332.262 131,33 69,90 Đài Loan 19.884 8.616.331 16.837 6.827.902 18,10 26,19 Malaixia 6.674 2.953.051 8.027 3.321.617 -16.86 -11,10 Nhật Bản 1.189 525.374 1.506 623.818 -21,05 -15,78

KN: Kim nghạch

KNXK: Kim nghạch xuất khẩu

Nguồn số liệu: Tổng cục hải quan

Cho đến nay công nghiệp chế biến tinh bột sắn biến tính trong nước cũng đã được chú ý đến và đầu tư. Nhu cầu về các loại tinh bột biến tính trong nước sẽ ngày

32

càng tăng để đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ chế biến và nâng cao chất lượng của sản phẩm trong các ngành công nghiệp. Lượng tinh bột biến tính được sản xuất trong nước không nhiều và không đủ về chủng loại. Doanh nghiệp có quy mô sản xuất tinh bột biến tính lớn nhất trong cả nước là Công ty Vedan Việt Nam với sản lượng hàng năm khoảng 70.000 tấn tinh bột biến tính và dự kiến tăng lên 100.000 tấn trong năm 2013. Trong đó 80% sản phẩm tinh bột biến tính của Vedan được xuất khẩu đi các nước trên thế giới như: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, New Zealand, Philipine, Indonesia, Malaixia, Trung Đông, Đức, Nga, Nam Phi,..Sản phẩm tinh bột biến tính do Vedan Việt Nam sản xuất: tinh bột acetate, tinh bột ôxy hóa, tinh bột biến tính kép acetate và phosphate, tinh bột liên kết ngang, tinh bột biến tính axit, tinh bột cation, Octennyl succinated monoester [7]. Ngoài ra Công ty TNHH Đại Thịnh sản xuất tinh bột ôxy hóa phần lớn cung cấp cho ngành giấy. Công ty hóa chất Gia Định sản xuất tinh bột cation để phục vụ cho ngành giấy và ngành dệt.

Về việc sản xuất tinh bột biến tính tiền hồ hóa (Tinh bột α). Năm 2005 Viện Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp có đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất tinh bột biến tính tiền hồ hóa (Tinh bột α) với công suất sản phẩm là 500 tấn/năm, sản phẩm được sử dụng chủ yếu cho ngành thủy sản, ngành đúc, thực phẩm và sử dụng cho ngành dầu khí.

Năm 2010 Công ty cổ phần Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia đã đầu tư cơ sở hạ tầng và dây chuyền thiết bị sản xuất tinh bột biến tính bằng phương pháp tiền hồ hóa (Tinh bột α) với công suất 2.000 tấn/năm, sản phẩm sử dụng cho ngành dầu khí [8].

Hiện nay, ở nước ta nhu cầu sử dụng tinh bột biến tính tiền hồ hóa trong ngành thủy sản khoảng 10.000 tấn/năm, ngành thực phẩm (tương ớt, kem, nước sốt,..), ngành đúc, ngành phân bón nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm khoảng 10.000 tấn/năm phần đa sản phẩm phải nhập khẩu này từ nước ngoài.

33

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến chất lượng tinh bột biến (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)