ỨNG DỤNG TINH BỘT BIẾN TÍNH TIỀN HỒ HÓA TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN THỦY SẢN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến chất lượng tinh bột biến (Trang 78 - 83)

Sử dụng tinh bột biến tính tiền hồ hóa (tinh bột α) làm tăng độ kết dính của viên thức ăn, vì thế làm tăng độ bền của viên thức ăn trong môi trường nước, bao

77

gồm cả nước mặn và nước ngọt, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: nó giúp cho thủy sản nhận được đầy đủ thành phần dinh dưỡng mà người ta cấp cho chúng, đồng thời cũng hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản do vậy sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế. Với nhu cầu nâng cao tỷ lệ hấp thu thức ăn của vật nuôi, khoa học dinh dưỡng đã khẳng định tinh bột biến tính tiền hồ hóa (tinh bột α) đã được làm chín hoàn toàn giúp cho vật nuôi dễ dàng hấp thụ hết lượng tinh bột có trong khẩu phần thức ăn.

Dựa trên cơ sở đó chúng tôi đã sản xuất viên thức ăn cho cá theo quy trình được thực hiện ở hình 2.2 mục 2.3.5.

Thức ăn cho cá trình gồm những nguyên liệu sau: Bột cá, bột máu, Gluten, khô đậu tương, dầu ăn, mix, sắn.

Cách tạo viên: Nguyên liệu được phối trộn đều và bổ sung tinh bột biến tính tiền hồ hóa theo tỉ lệ lần lượt là 0, 1, 3, 5, 7, 9%. Sau đó phun ẩm sao cho độ ẩm đạt 15% rồi đưa vào máy ép viên. Viên thu được tẩm dầu, sấy khô và làm mát thu được sản phẩm là viên thức ăn cho cá.

Chỉ tiêu đánh giá được sử dụng là độ hòa tan, độ thấm hút nước và tốc độ rơi của viên trong nước.

3.8.1. Xác định một số thông số vật lý của viên thức ăn cho cá

Kích thước của viên thức ăn cho cá ở các nồng độ từ 0 - 9% đều có đường kính là 6,2 mm; chiều dài viên là 10 mm là Kết quả xác đinh độ ẩm, dung trọng, kích thước viên, độ bền nén của viên thức ăn cho cá được trình bày ở bảng 3.15.

17Bảng 3.15. Một số thông số vật lý của viên thức ăn cho cá Nồng độ

(%)

Độ ẩm (%)

Dung trọng (g/l)

Tải trọng cực đại (N)

Độ bền nén (Mpa) 0 12.15 ± 660,2 ± 0,56 37,2 ± 0,12 1.23 ± 0.24 1 10.45 ± 669,8 ± 0,2 69,0 ± 0,24 2.29 ± 0.19 3 10.16 ± 678,5 ± 0,2 146,4 ± 0,26 4.85 ± 0.18 5 10.83 ± 683,3 ± 0,2 213,2 ± 0,18 7.07 ± 0.61 7 10.76 ± 692,6 ± 0,2 243,2 ± 0,24 8.06 ± 0.99 9 10.34 ± 693,3 ± 0.1 254,3 ± 0, 23 8.43 ± 0.96

78

Từ số liệu bảng 3.15. cho thấy đường kính viên và chiều dài viên là như nhau, như vậy kích thước viên ở các nồng độ giống nhau.

Độ ẩm của 6 nồng độ viên thức ăn cho cá thấp nhất ở nồng độ 3% là 10.16%

và cao nhất là ở nồng độ 0% là 12.15%.

Dung trọng của viên dùng trong nghiên cứu cao nhất khoảng 693.3 g/l và thấp nhất là của nồng độ 0% chỉ 660.2 g/l.

Mặc dù đường kính viên và chiều dài viên giống nhau nhưng tải trọng cực đại của viên khác nhau do đó độ bền nén viên khác nhau. Tải trọng cực đại của viên cao nhất khoảng 254.3 N, thấp nhất là ở nồng độ 0% chỉ 37.2 N. Độ bền nén của viên cao nhất khoảng 8.43 Mpa và thấp nhất ở nồng độ 0% chỉ 1.23 Mpa.

3.8.2. Độ hòa tan của viên thức ăn cho cá

Viên thức ăn cho cá được ngâm trong nước ở các nhiệt độ khác nhau, ngâm khoảng 15 phút sau đó rót dịch nước sấy khô đến trọng lượng không đổi và đem xác độ hòa tan của viên thức ăn cho cá. Kết quả độ hòa tan của viên được thể hiện trong hình 3.16.

36Hình 3.16. Độ hòa tan của viên thức ăn cho cá

Từ hình 3.16. cho thấy ở nồng độ 0% độ hòa tan ở nhiệt độ 35oC cao gấp 2.56 lần ở nhiệt độ 15oC, nồng độ 1% cao gấp 1.44 lần, nồng độ 3% cao gấp 1.68 lần, nồng độ 5% cao gấp 1.76 lần, nồng độ 7% cao gấp 1.65 lần, nồng độ 9% cao gấp

79

1.8 lần. So sánh độ hòa tan giữa nồng độ 0% với nồng độ 9% ta thấy nồng độ hòa tan ở nhiệt độ 35oC của nồng độ 0% cao gấp 13.6 lần và ở 15oC cao gấp 9.53 lần.

Khi không bổ sung tinh bột α độ hòa tan của viên rất cao, bổ sung tinh bột α nhiều độ hòa tan của viên ở trong nước thấp là do khi bổ sung tinh bột α các viên kết dính chặt lại với nhau tạo thành màng bọc bao quanh viên nên độ hòa tan ít hơn. Do vậy khi nhiệt độ tăng thì độ hòa tan tăng. Khi nồng độ tinh bột α tăng độ hòa tan giảm.

3.8.3. Độ thấm hút nước của viên thức ăn cho cá

Độ thấm hút nước của viên được xác định giống như độ hòa tan của viên. Sau khi ngâm vớt viên ra cân và xác định độ thấm hút nước của viên. Kết quả được thể hiện trong hình 3.17.

37Hình 3.17. Độ thấm hút nước của viên thức ăn cho cá

Từ hình 3.17. cho thấy ở nồng độ 0% độ thấm hút nước ở nhiệt độ 35oC cao gấp 1.2 lần ở nhiệt độ 15oC, nồng độ 1% cao gấp 1.16 lần, nồng độ 3% cao gấp 1.06 lần, nồng độ 5% cao gấp 1.06 lần, nồng độ 7% cao gấp 1.05 lần, nồng độ 9% cao gấp 1.07 lần. So sánh độ thấm hút nước giữa nồng độ 0% với nồng độ 9% ta thấy nồng độ thấm hút nước ở nhiệt độ 35oC ở nồng độ 0% cao gấp 1.63 lần và ở 15oC cao gấp 1.45 lần. Khi không bổ sung tinh bột α độ thấm hút nước của viên rất cao, bổ sung tinh bột α nhiều độ thấm hút nước của viên ở trong nước thấp là do khi bổ sung tinh bột α các viên kết dính chặt lại với nhau tạo thành màng bọc bao quanh viên do đó nước ít thâm nhập vào được nên thấm hút nước ít hơn. Do vậy khi nhiệt

80

độ tăng thì độ thấm hút nước tăng. Khi nồng độ tinh bột α tăng độ thấm hút nước giảm.

3.8.4. Tốc độ rơi của viên thức ăn cho cá

Viên thức ăn cho cá được thả vào nước với các mức nước khác nhau. Kết quả tốc độ rơi của viên được thể hiện trong hình 3.18

38Hình 3.18. Tốc độ rơi của viên thức ăn cho cá

Từ hình 3.18. cho thấy ở mực nước 100-800 ml thì tốc độ rơi của vien ở các nồng độ từ 0, 1,3,5,7,9% là như nhau. Khi ở mực nước 900ml thì tốc độ rơi của viên ở các nồng độ khác nhau.

Nồng độ 0% tốc độ rơi ở mực nước 900 ml là 1.1 giây và ở 1300 ml là 2 giây Nồng độ 1% tốc độ rơi ở mực nước 900 ml là 1.12 giây và ở 1300 ml là 2.05 giây Nồng độ 3% tốc độ rơi ở mực nước 900 ml là 1.13 giây và ở 1300 ml là 2.07 giây Nồng độ 5% tốc độ rơi ở mực nước 900 ml là 1.14 giây và ở 1300 ml là 2.01 giây Nồng độ 7% tốc độ rơi ở mực nước 900 ml là 1.15 giây và ở 1300 ml là 2.12 giây Nồng độ 9% tốc độ rơi ở mực nước 900 ml là 1.16 giây và ở 1300 ml là 2.15 giây Khi không bổ sung tinh bột α vào viên thức ăn cho cá thì tốc độ rơi của viên trong nước khác nhau không đáng kể.

Như vậy, từ các kết quả phân tích ở trên thì nên bổ sung nồng độ tinh bột α là 5% vào viên thức ăn cho cá là thích hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến chất lượng tinh bột biến (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)