Hiện trạng môi trường tại xã Đạo Đức

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 26 - 33)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại xã Đạo Đức

3.2. Hiện trạng môi trường tại xã Đạo Đức

3.2.1. Hiện trạng môi trường nước.

a. Hiện trạng môi trường nước mặt.

Nguồn: Phiếu điều tra thực tế tại xã Đạo Đức Hình 3.4: Ý kiến của người dân về môi trường nước mặt tại xã Đạo Đức.

Theo như hình 3.2. thì có 86%(43/50 phiếu) ý kiến người dân cho rằng môi trường nước mặt tại xã Đạo Đức đang bị ô nhiễm, có 14%(7/50 phiếu) ý kiến người dân cho rằng môi trường mặt tại xã không bị ô nhiễm.

Theo khảo sát và điều tra thực tế thì chất lượng nước ở các kênh, mương bị ô nhiễm khá nghiêm trọng. Nước nhìn bằng mắt thường thấy màu đen đục, sủi bọt bẩn. Nhất là vào những ngày trời nắng nóng, mùi hôi thối bốc nên nồng nặc, ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh. Đặc biệt, trên các kênh, mương, ao, hồ, sông rất nhiều rác thải nooit lềnh bềnh.

b. Hiện trạng môi trường nước dưới đất.

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp thông tin nước hộ gia đình Tên thôn Tổng số hộ Loại giếng sử dụng Hình thức sử

dụng nước Giếng

khoan

Giếng đào

Nước máy tập

trung

Máy lọc

Tổng cộng 2,807 2,795 27 1,460

Nguồn: Ban thống kê xã

Theo bảng 3.1 ta có thể thấy số trong 2807 hộ thì có 2795 hộ dùng nước giếng khoan chiếm 99,6%, có 27 hộ dùng giếng đào chiếm 1,4%. Trong đó các hộ dùng máy lọc nước để xử lý nước khi dùng cho ăn uống là 1460 hộ chiếm 52%. Hiện tại ở xã Đạo Đức vẫn chưa có nước sạch để dùng nên người dân chủ yếu là lọc nước bằng máy lọc để sử dụng cho ăn uống, nhưng nước lọc qua máy như vậy vẫn chưa đảm bảo chất lượng. Nên việc cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng trong thời gian tới là việc rất cấp bách tại địa phương.

Nguồn: Phiếu điều tra thực tế tại xã Đạo Đức Bảng 3.5. Kết quả điều tra về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt.

tra về hiện trạng sử dụng nguồn nước được thể hiện qua hình 3.5. Trong đó có 20%(10/50 phiếu) ý kiến người dân cho rằng nguồn nước hiện tại họ đang dùng chất lượng tốt có thể dùng cho ăn uống, 34%(17/50 phiếu) ý kiến người dân cho rằng nước dùng cho sinh hoạt của họ trong nhưng có mùi tanh.

Nhận xét:

- Nhìn chung nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân là từ nước giếng khoan, khi dùng cho ăn, uống thì được lọc qua bằng máy lọc nước.

- Nước được lấy từ giếng khoan bị ô nhiễm, có mùi tanh và cặn vôi.

- Ở địa phương hiện tại chưa có nước sạch để dùng.

 Như vậy, môi trường nước tại xã Đạo Đức đang bị ô nhiễm. Các hộ trong xã chưa có nước sạch để dùng cho sinh hoạt , xã cần có biện pháp để cải thiện chất lượng nước tại địa phương, để đảm bảo sức khỏe và đời sống hàng ngày của người dân.

3.2.2. Hiện trạng môi trường không khí.

Thông qua quá trình điều tra khảo sát, thu thập ý kiến của người dân và cán bộ xã Đạo Đức về môi trường không khí tại xã:

Nguồn: Phiếu điều tra thực tế tại xã Đạo Đức Hình 3.2. Ý kiến của người dân về môi trường không khí tại xã Đạo Đức

Có 96%(48/50 phiếu) ý kiến của người dân cho rằng môi trường không khí tại địa phương đang bị ô nhiễm, có 4%(2/50 phiếu) người dân cho rằng ít bị ô nhiễm. Như vậy, chất lượng môi trường không khí tại xã đang bị suy giảm.

 Như vậy, xã Đạo Đức cần có các biện pháp, chính sách kịp thời để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn.Đây là việc làm cấp bách cần có sự chỉ đạo của các cấp chính quyền vá có sự tham gia của người dân.

3.2.3. Hiện trạng môi trường đất.

Nguồn: Phiếu điều tra thực tế tại xã Đạo Đức.

Hình 3.6. Ý kiến của người dân về chất lượng môi trường đất tại xã Đạo Đức Theo như điều tra thực tế tại xã Đạo Đức thì có 46%(23/50 phiếu) là cho rằng môi trường đất ở xã là không bị ô nhiễm, còn lại 54%(27/50 phiếu) là cho rằng môi trường đất ở xã là bị ô nhiễm. Nhưng môi trường đất của xã có bị ô nhiễm hay không thì không dõ tại chưa có số liệu quan trắc nào về hiện trạng môi trường đất tại xã Đạo Đức, đây chỉ là ý kiến chủ quan của người dân.

Nhưng tiềm năng bị ô nhiễm là rất cao vì:

Nguồn: Phiếu điều tra thực tế tại xã Đạo Đức.

Hình 3.7: Ý kiến của cán bộ về hoạt động kinh tế chính ở Xã Đạo Đức.

Theo như hình trên thì hoạt động nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính ở địa phương với 55%(11/20 phiếu) ý kiến của cán bộ xã. Tiềm năng ô nhiễm môi trường đất từ hoạt động nông nghiệp là đất cao khi mà người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng:

Nguồn: Phiếu điều tra thực tế tại xã Đạo Đức.

Hình 3.8. Ý kiến cảu người dân về liều lượng sử dụng thuốc trừ sâu mà họ dùng.

Theo như hình 3.8 ta có thể thấy liều lượng sử dụng thuốc trừ sâu mà người dân sử dụng thì có đến 40%( 20/50 phiếu) là họ tự ước lượng liều lượng cảu bản thân và thường là liều lượng nhiều hơn sao với hướng dẫn sử dụng. Dùng với liều lượng như vậy, thì dư lượng từ thuốc trừ sâu là rất cao rồi ngấm vào đất gây ô nhiễm môi trường.

Theo điều tra bằng phiếu hỏi thì 100% người dân đều nói rằng họ vứt vỏ BVTV tại ruộng khi sử dụng xong, đây cũng là một tiềm năng cao gây ô nhiễm môi trường đất vì trong vỏ BVTV sau khi sử dụng vẫn còn lượng thuốc dư thừa.

Với quy mô chăn nuôi ở xã Đạo Đức, với số liệu như ở phần nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, thì có thể thấy nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường đất, khi mà chất thải chăn nuôi hiện nay tại xã vẫn chưa được xử lý hợp lí [6].

 Hiện nay, môi trường đất của xã chưa dõ là có bị ô nhiễm hay không nhưng tiềm năng ô nhiếm là rất cao, nên cần phải cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý và bảo vệ môi trường đất đặc biệt là trong vấn đề sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV.

3.2.4. Hiện trạng chất thải rắn.

Trong những năm vừa qua, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự gia tăng dân số trên địa bàn xã Đạo Đức đã làm gia tăng về số lượng cũng như thành phần chất thải rắn (CTR), điều này đã và đang gây sức ép lớn đến vấn đề môi trường.

a. Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người. Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và tỉ lệ gia tăng dân số nhanh nên khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng lớn.

Bảng 3.2. Đánh giá lượng rác thải của các hộ gia đình Lượng rác (kg/ngày) Số gia đình Tỉ lệ (%)

0,5 – 1 2 4

1 – 1,5 11 22

1,5 - 2 29 58

Nguồn: Phiếu điều tra thực tế tại xã Đạo Đức Nguồn: Phiếu điều tra thực tế tại xã Đạo Đức Hình 3.9. Biểu đồ tỉ lệ lượng rác của các hộ gia đình

Theo như hình 3.3 thì lượng rác thải thải ra hàng ngày của xã chủ yếu là tù 1,5 – 2 kg, với mức trên 2 kg chủ yếu là từ các hộ làm kinh doanh, buôn bán thì lượng rác thải nhiều hơn.

Bảng 3.3. Lượng rác thải sinh hoạt của xã Đạo Đức năm 2015 Đơn vị Dân số (người) Lượng rác bình

quân (người/kg/

ngày đêm)

Khối lượng rác (tấn/ngày)

Xã Đạo Đức 16.230 0,5 8,115

(Nguồn: Thuyết minh tổng hợp quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020) Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người. Thành phần chất thải sinh hoạt chủ yếu ở xã bao gồm chất thải có thể tái chế và chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ. Trong đó chất thải hữu cơ như là cẳng rau, thức ăn thừa,…. Chất thải vô cơ như là thủy tinh, gạch, đá,… Chất thải có thể tái chế như là giấy, vỏ chai,…. Theo như kết quả điều tra về thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt tại xã Đạo Đức:

Bảng 3.3. Thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt tại xã Đạo Đức Thành phần rác thải Số gia đình

Rác thải vô cơ (gạch, đá

vỡ,…) 15

Rác thải hữu cơ (cẳng rau,

củ, quả thối, hỏng,…) 50

Rác thải có thể tái sử dụng (chai, lọ, nhựa hỏng, sắt

vụn, bìa catton,…)

50

Thành phần khác 8

Theo như bảng trên ta có thể thấy hộ gia đình nào cũng có rác thải hữu cơ, rác thải có thể tái sử dụng được, còn có một số thành phần khác chủ yếu như là bóng đèn, pin,…

Xã Đạo Đức đang trên đà phát triển, cộng với dân số ngày một tăng dẫn đến khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng theo, thành phần các chất cũng thay đổi. Hiện nay do ý thức của người dân còn kém, việc vứt rác bừa bãi tại các con kênh, trên đường vẫn còn diễn ra đã làm ô nhiễm môi trường, mất mĩ quan khu vực.

Theo ý kiến điều tra thì có 87% người dân được hỏi thì họ đã phân loại rác tại nhà. Có 20% người được hỏi thì gia đình họ chỉ phân loại rác có thể tái chế, còn các loại rác còn lại các hộ gia điình đều để chung rồi đem đi bỏ. 3% còn lại là không phân loại rác tại nhà.

b. Chất thải rắn nông nghiệp.

Chất thải rắn nông nghiệp của xã chủ thường là các chất thải phát sinh từ hoạt động: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ,…), thu hoạch nông sản (rơm, thân ngô,…), bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, từ chất thải chăn nuôi: hiện nay, số vật nuôi trên địa bàn xã có khoảng 96.982 con, trong đó có 4.660 con lợn, trâu bò có khoảng 1.911 con, gia cầm có 90.411 con[6]. Với lượng chất thải bao gồm phân và thức ăn thừa hoặc rơi vãi thì 1 con trâu (bò) khoảng 10 kg/ngày, 1 con lợn khoảng 3 kg/ngày, gia cầm (gà, vịt) khoảng 0,1 kg/ngày, tương đương với lượng chất thải rắn trong chăn nuôi trong một ngày là 42. 131 kg/ ngày[7]. Hiện tại chất thải nông nghiệp vẫn chưa được xử lý triệt để dẫn đến ô nhiễm môi trường.

 Hiện nay, rác thải trên địa bàn chủ yếu từ 2 nguồn đó là rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp. Tỉ lệ thu gom rác ở địa phương mới chỉ thu gom được 60% số lượng rác và chất thải nông nghiệp vẫn chưa được xử lý triệt để đã dẫn đến ô nhiễm môi trường[5].

Bên cạnh đó ý thưc của người dân còn chưa cao nên vấn đề rác thải ở xã đang là một vấn

3.1.5. Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người.

Sức khỏe của con người và môi trường có liên quan mật thiết với nhau. Con người muốn khỏe thì phải sống trong môi trường trong lành, khi chúng ta sống trong môi trường ô nhiễm thì sức khỏe của chúng ta không được đảm bảo. Ô nhiễm môi trường tùy thuộc vào mức độ, loại ô nhiếm nó gây nên những bệnh khác nhau, nhiều trường hợp còn ảnh hưởng đến tính mạng.

Hình 3.10. Các căn bệnh thường gặp tại xã Đạo Đức.

Như hình trên ta thấy tỉ lệ người dân mắc bệnh về đường hô hấp là căn bệnh hay gặp nhất, còn các bệnh khác họ hay bị là về đường ruột.

a. Tác động do môi trường nước.

Hiện nay, tại xã chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khỏe của người dân. Nhưng nguồn nước của người dân ở đây chưa được đảm bảo. Ô nhiễm môi trường nước có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là các chứng bệnh đường ruột và nhiều chứng bệnh ngoài da, bệnh viêm gan do các loại vi khuẩn và siêu vi trùng có trong nước bị ô nhiễm gây ra. Nước là nguồn truyền bệnh rộng nhất, nhanh nhất và nguy hiểm nhất. Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn có thể liên quan đến những nhóm bệnh cơ bản sau: Hỏng men răng và chảy máu chân răng do Fluo quá cao;

các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…; các bệnh siêu vi trùng như bại liệt và viêm gan B; các bệnh ký sinh trùng, giun sán; các bệnh lây truyền do các côn trùng có liên quan tới nước như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não; các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, bệnh mắt hột, bệnh phụ khoa.

Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người có thể thông qua hai con

đường: một là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm, hai là do tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động.

b. Tác động do ô nhiễm môi trường không khí.

Các chất gây ô nhiễm không khí có thể là thể khí (SO2, NOx, Pb,…), có thể là thể rắn (bụi), tiếng ồn, phóng xạ… gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, đặc biệt đối với đường hô hấp. Những tác động xấu của ô nhiễm không khí đó là đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm chức năng của phổi, dễ mắc các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, thậm chí có thể bị ung thư… Đối tượng nhạy cảm nhất với không khí bị ô nhiễm là những người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang mang bệnh, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời.

c. Tác động do ô nhiễm môi tường đất.

Các yếu tố gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước là trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất. Đất là nơi sản sinh ra các sản phẩm vật chất và cũng nơi chứa đựng chất thải. Ô nhiễm đất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người thông sinh hoạt, gián tiếp thông qua việc sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất trong môi trường đất bị ô nhiễm.

d. Tác hại của ô nhiễm chất thải rắn

Chất thỉa rắn, rác thải sinh hoạt không được quản lý tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm gia tăng các bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn… Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ thải bừa bãi ra đường, các dòng sông, ao, hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không được xử lý là nơi nuôi dưỡng ruồi, nhặng, chuột, bọ… là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh. Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,...gây ô nhiễm môi trường không khí. Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn... Còn đối với loại hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật gây hại...) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về đường hô hấp. Một số chất độc hại còn có thể thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể, thậm chí gây ung thư.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w