ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 40 - 43)

1. Hương ước bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành kể từ ngày phê duyệt.

2. Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc hoặc chưa phù hợp với điều kiện thực tế của thôn, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đề nghị trưởng thôn phản ánh kịp thời với UBND xã để nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung. Các nội dung chỉnh sửa, bổ sung phải được thảo luận và có sự thống nhất của cộng đồng dân cư.

3. Hương ước này chỉ áp dụng cho lĩnh vực bảo vệ môi trường, không có giá trị thay thế cho các quy ước khác. Và chỉ áp dụng trong toàn xã Đạo Đức.

Điều 9. Hướng dẫn thi hành

1. Trưởng phố, trưởng thôn có trách nhiệm niêm yết, tuyên truyền, phát cho mỗi gia đình trong xã một bản hương ước và tổ chức thực hiện hương ước.

Tổ chức họp cộng đồng:

Để đảm bảo lấy được sự đồng tình và thống nhất của người dân địa phương và bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự ham gia của cộng đồng, tôi đã xin ý kiến lãnh đạo xã và tiến hành tổ chức họp cộng đồng và lấy ý kiến của người dân.

Buổi họp cộng đồng được tổ chức tại hội trường Ủy ban nhân dân xã Đạo Đức.

Thời gian diễn ra cuộc họp từ 9h – 11h vào ngày 28 tháng 04 năm 2017.

Thành phần tham dự có:

- Đại diện cán bộ lãnh đạo UBND xã Đạo Đức:

+ Ông Nguyễn Văn Phòng, Phó chủ tịch UBND xã, chủ tọa buổi họp.

+ Ông Trần Định Kiên và bà Nguyễn Thị Vân, Cán bộ địa chính môi trường xã Đạo Đức.

+ Bà Ngô Thị Thủy, Hội trưởng hội liên hiệp phụ nữ xã Đạo Đức.

- Trưởng khu các thôn và người dân đại diện cho các hộ gia đình.

- Sinh viên Nguyễn Thị Hương, trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sinh viên thực hiện đề tài: “Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại xã Đạo Đức.” - thư ký cuộc họp.

Nội dung cuộc họp:

Đưa ra bản dự thảo hương ước, quy ước tới các nhà quản lý và người dân tham gia cuộc họp; lấy ý kiến đóng góp về các điều đưa ra trong bản dự thảo hương ước.

Trong cuộc họp đã có rất nhiều ý kiến đóng góp xây dựng bản hương ước hoàn chỉnh bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường, một số ý kiến cụ thể như sau:

Ông Nguyễn Văn Tuấn: Từ lần 2 vi phạm cần phải phạt tiền luôn thì mới không tái phạm nữa.

Bà Trần Thị Lan: Đối với khen thưởng cũng phải có thưởng tiền. Lấy từ tiền xử phạt để khen thưởng cho người dân.

Bà Lê Thu Thủy: Cần phải tăng mức xử phạt lên.

Ông Trần Định Kiên – cán bộ địa chính môi trường, đề nghị các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng tham gia đóng góp ý kiến.

Ngoài ra, còn một số ý kiến đóng góp khác trong cuộc họp đã được tổng hợp chi tiết trong biên bản cuộc họp.

Kết thúc cuộc họp 100% người dân tham gia đều tán thành xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường và thống nhất với bản hương ước, quy ước đã đực chỉnh sửa sau các ý kiến đóng góp của người dân.

3.3.2. Bản hương ước hoàn chỉnh.

Sau khi tổ chức họp cộng đồng, với sự đóng góp ý kiến của cán bộ và người dân tại xã Đạo Đức, bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường được xây dựng hợp pháp theo luật pháp Việt Nam và có sự xác nhận của chính quyền đại phương (Ủy ban nhân dân xã) bao gồm các điều khoản như sau:

BẢN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐẠO ĐỨC

CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả mọi người dân trong xã;

trong công tác bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường phải được thực hiện một cách tự giác và phải được duy trì thường xuyên.

Điều 2: Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn thị trấn đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chấp hành các quy định của Hương ước, quy ước bảo vệ môi trường của xã.

CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Điều 3:Các quy định về vệ sinh quanh khu vực sinh sống.

1. Mọi người dân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống và khu vực xung quanh. Không được vứt rác bừa bãi, phải vứt rác đúng nơi quy định.

2. Các hộ gia đình tự giác khơi thông cống rãnh và quét dọn quanh khu vực sinh sống.

3. Các hộ gia đình chăn nuôi thì phải thường xuyên quét dọn chuồng trại để tránh gây mùi hôi thối, nước thải từ hoạt động tắm, dội chuồng trại không được thải trực tiếp ra cống, rãnh mà phải thu gom lại cho vào hố chứa.

Điều 4: Quy định về quản lý chất thải

1. Hạn chế sử dụng túi nilon, khi đi chợ thì dùng bằng làn để đựng đồ, có thể thay thế túi nilon bằng túi giấy hoặc gói bằng lá chuối.

2. Các hộ gia đình không được buộc hay chăn thả gia súc trên đường làng gây mất vệ sinh và gây cản trở giao thông.

3. Người bán hàng ở khu vực chợ cần phải quét dọn và thu gom, đổ rác đúng nơi quy định sau khi tan chợ. Không được xả rác xuống cống, rãnh.

4. Các gia đình cần phải phân loại rác tại nhà trước khi đem đổ bỏ.

5. Các cơ sở sản suất phải thực hiện tốt các công tác thu gom và xử lý rác thải. Không để rác thải và nước thải gây ô nhiễm môi trường. Phải có công tác phân loại rác và có thùng để chứa rác thải.

6. Các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải được thu gom riêng, chôn lấp xa nguồn nước.

Điều 5: Quy định về bảo vệ môi trường khong khí

1. Vào mùa gặt các gia đình làm ruộng không được đốt rơm rạ, nên dùng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ hoặc cày vùi rơm rạ vào trong đất.

2. Các hộ sống gần mặt đường trồng thêm cây xanh trước cửa và thường xuyên phun nước để làm giảm bụi do hoạt động giao thông.

CHƯƠNG 3: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VỊ PHẠM Điều 6: Khen thưởng

Việc thực hiện tốt các quy định của hương ước là một trong những tiêu chí để xét gia đình văn hóa. Được biểu dương tại các cuộc họp tại thôn, xã, được trao tặng bằng khen. Nếu nhiều lần được tuyên dương sẽ được khen thưởng từ 50.000-100.000 đồng.

Điều 7: Xử lý vi phạm

Các hành vi vi phạm một trong các điều trong hương ước sẽ có các biện pháp xử lý như sau:

1. Vi phạm lần đầu nhắc nhở tại chỗ và yêu cầu có biện pháp khắc phục ô nhiễm.

2. Vi phạm lần 2 nhắc nhở tại chỗ, yêu cầu khắc phục hậu quả và nêu tên trên loa của xã.

Phạt từ 40.000-50.000 đồng.

3. Vi phạm lần 3 trở đi sẽ nhắc nhở tại chỗ, yêu cầu khắc phục hậu quả và nêu tên trên loa của xã và phạt từ 100.000-150.000 đồng, lao động công ích 01 ngày.

4. Các lần vi phạm sau sẽ nhắc nhở tại chỗ, yêu cầu khắc phục hậu quả và nêu tên trên loa của xã, lao động công ích 01 ngày, mức phạt sẽ tăng thêm 50.000 đồng mỗi lần.

5. Đối với cơ sở kinh doanh mức phạt tăng gấp 02 lần.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w