Công tác quản lý nhà nước về môi trường

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại xã Đạo Đức

3.2. Công tác quản lý nhà nước về môi trường

3.2.1. Cơ sở pháp lý bảo vệ môi trường tại xã Đạo Đức.

Một số văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường đang được xã ấp dụng:

- Luật bảo vệ môi trường 2014.

- Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 1/6/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Đề án bảo vệ môi trường huyện Bình Xuyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND, ngày 23/01/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Chỉ thị số 08/CT-UBND, ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2.2. Công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại xã Đạo Đức.

a. Công tác tuyên truyền.

Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết đối với mỗi địa phương, đặc biệt là trng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân là điều rất quan trọng. CHính vì vật mà trong những năm gần đây thì vấn đề truyền thông bảo vệ môi trường tại xã Đạo Đức đang được quan tâm và chú trọng hơn. Những hoạt động mà xã đã thực hiện được để bảo vệ môi trường là:

- Tuyên truyền thông qua đài phát thanh của xã.

- Khẩu hiệu và băng rôn được treo trên đường, cột điện, đặt biệt vào các dịp nghĩ lễ, tết, kỉ niệm như 30/4, 1/5, 2/9,…các sự kiện môi trường như: giờ trái đất, ngày môi trường 5/6…

- Thông qua các cuộc họp, hội nghị bàn luận về vấn đề môi trường, tuyên truyền về môi trường. Công tác môi trường được tham gia phối hợp của chi hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, đặc biệt với sự tham gia tích cực của đoàn thanh niên của xã.

- Tổ chức tập huấn giúp người dân trong phát triển nông nghiệp cho các loại cây trồng để tránh lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thay thế bằng các sản phẩm than thiện với môi trường, sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi tránh phát sinh chất thải rắn do gia súc, gia cầm trên địa bàn…

- Vận động người dân thường xuyên quét dọn đường làng, ngõ xóm. Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải ở các ao, kênh, mương,…

- Tổ chức các buổi học ngoại khóa cho các em học sinh trên địa bàn về bảo vệ môi trường. Vận động các em tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ môi trường: vứt rác đúng nơi quy định, trồng cây,…

- Tổ chức các buổi gặp mặt với các doanh nghiệp trên địa bàn, vận động các cơ sở sản xuất kinh doanh chấp hành tốt Luật bảo vệ môi trường.

Với kết quả công tác tuyên truyền chưa thực sự đạt hiệu quả trên thì chứng tỏ công tác truyền thông chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của người dân.

b. Công tác quản lý thu gom rác thải trên địa bàn.

Bộ máy quản lý môi trường của xã: Xã có 2 cán bộ địa chính môi trường với trình độ đại học và cao đẳng. Các cán bộ này chịu trách nhiệm phân công thu gom rác trên địa bàn, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư, xí nghiệp, cơ sở xản

xuất… Thu lệ phí môi trường, trả lương cho công nhân thực hiện công tác thu gom rác thải trên địa bàn. Tất cả các sự cố môi trường được các cán bộ tìm hiểu đưa ra biện pháp xử lý trong thẩm quyền hoặc báo cáo lên cấp cao hơn để kịp thời xử lý.

Nhân lực thu gom rác thải: trong xã có 9 người đi thu gom rác thải phát sinh trên địa bàn với tần xuất 1 lần/ngày.

Hình 3.5. Đánh giá công tác thu gom rác tại xã Đạo Đức.

Theo như điều tra thì có đến 54% người đân được hỏi thì để bảo là công tác thu gom rác tốt. chứng tỏ công tác thu gom rác ở xã đã tạm thời đáp ứng được nhu cầu cảu đa số người dân.

Những thành tựu đạt được:

Thành lập được đội thu gom rác, giảm được lượng rác thải sinh hoạt và chất thải rắn được vứt bừa bãi quanh khu dân cư.

Nâng cao được ý thức của người dân về vấn đề môi trường sống xung quanh.

Giảm thiểu được những bãi rác phát sinh bên lề đường làm mất mỹ quan. Có tổ chức nạo vét cống rãnh bị tắc nghẽn lâu ngày để khai thông doàng cháy tránh tình trạng bị ứ đọng, bốc mùi hôi thối. Theo như người dân cho biết xã tổ chức thu gom rác 1 lần/ngày.

Vận động, tuyên truyền người dân bảo vệ môi trường, có các cuộc họp liên quan đến vấn đề môi trường tại địa phương. Có các khóa tập huấn bảo vệ môi trường cho cán bộ, tổ chức các cuộc thi về bảo vệ môi trường.

Vận động người dân tham gia dọn vệ sinh, quét dọn đường phố vào các ngày lễ, kỉ niệm, hay các cuộc phát động phong trào của huyện, tỉnh về môi trường.

Hằng năm, các thôn trong xã tổ chức họp cam kết về việc giữ gìn vệ dinh, không gây mất trật tự làng xóm,…

Bắt buộc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn kí cam kết bảo vệ môi trường.

Những khó khăn và thách thức:

Hiện nay, ở xã Đạo Đức công tác quản lý bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn do:

Đầu tư từ các nguồn khác cho hạ tầng BVMT ở xã còn hạn chế.

Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn chưa cao, nhận thức của người dân về phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường là chưa có. Bên cạnh đó, việc tổ chức tuyên truyền bảo vệ môi trường ở xã diễn ra không thường xuyên.

Các hạng mục môi trường thiết yếu khác như hệ thống thu gom, xử lý rác... cũng chưa có sự đầu tư phù hợp, chủ yếu mới chỉ để giải quyết tình thế. Việc xử lý rác hiện nay của xã chỉ dừng lại ở việc chôn lấp thô sơ và đốt thủ công tạm thời, do vậy, không giải quyết triệt

hiện nay xã vẫn chưa bố trí được nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng bao quanh bãi rác. Do là địa bàn đông dân cư nên lượng rác sinh hoạt thải ra môi trường rất lớn, nên về lâu về dài diện tích bãi rác tập trung của xã khó có thể đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Đối với các hộ chăn nuôi ở xã, đã có các lớp tập huấn về việc xây dựng, lắp đặt hầm khí biogas, tuy nhiên, số hộ sử dụng hầm biogas còn thấp do nhiều hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ và chưa thật sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường.

Đến nay, ở xã hầu như chưa được quy hoạch, xây dựng hệ thống cấp, thoát nước hoàn chỉnh. Hầu hết nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp đều đổ trực tiếp ra môi trường, ngấm vào đất hoặc chảy vào ao, hồ, sông, suối...

Công tác quản lý bỏa vệ môi trường vãn còn bị buông lỏng, chưa vào cuộc thực sự để kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm. Các biện pháp bảo vệ môi trường còn mang tính cục bộ. Năng lực chuyên môn của các cán bộ về quản lý môi trường còn yếu.

Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, trong khi đó nguồn vốn đầu tư cho việc bảo vệ môi trường của địa phương từ từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp và từ các doanh nghiệp, các hộ gia đình Việc huy động các nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế do chưa có cơ chế rõ ràng, phù hợp.

Tình trạng gia tăng dân số cũng là vấn đề thách thức không hề nhỏ đối với công tác quản lý môi trường đất và bả vệ môi trường ở xã.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ ĐẠO ĐỨC, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w