Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch hà nội (Trang 27 - 40)

1.3.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch:

Những chính sách vĩ mô phát triển nguồn nhân lực ở các nước nói chung và nước ta nói riêng gồm: Chính sách về giáo dục-đào tạo; chính sách bảo vệ - chăm sóc sức khoẻ nguồn nhân lực và chính sách phát triển thể dục thể thao cộng đồng.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch là một bộ phận trong hệ thống các chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực.

Những chính sách cơ bản phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch gồm:

- Chính sách về quản lý phát triển du lịch: Quy định những tiêu chuẩn nghề nghiệp du lịch, chương trình đào tạo chuyên ngành...

- Chính sách về giáo dục, đào tạo du lịch: Quy định về cơ sở đào tạo du lịch, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giáo viên, chế độ với giáo viên và học viên, học phí...

- Chính sách thu hút và sử dụng lao động (quy định chế độ làm việc , điều tiết quan hệ và điều kiện lao động, chế độ dãi ngộ, bảo hiểm tiền lương...),

- Chính sách đặc thù (chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực quản lý nhà nước),

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ, chính sách phát triển đội ngũ doanh nhân.

1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch:

Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm các nội dung sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch:

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch giữ một vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành Du lịch, nó là sự cụ thể hoá đồng thời là mục tiêu, động lực của chiến lược phát triển ngành Du lịch. Ở nước ta, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan duy nhất có chức năng hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên phạm vi toàn quốc.

Những tiêu chí cơ bản cần có của chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch gồm số lượng nguồn nhân lực cần có, tỷ lệ lao động được đào tạo, cơ cấu trình độ và cơ cấu lao động giữa các ngành nghề thuộc ngành Du lịch. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên

phạm vi toàn quốc cần được cụ thể hoá thông qua chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở các địa phương.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên phạm vi toàn quốc; chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch, các chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở từng địa phương, vùng miền, khu vực.

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cùng các cơ quan có liên quan khác sử dụng công cụ pháp luật và các chính sách vĩ mô tác động vào các mối quan hệ sản xuất, quan hệ lao động và quản lý để điều chỉnh, định hướng cho sự phát triển của nguồn nhân lực ngành Du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển.

Hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch do nhiều cơ quan khác nhau ban hành. Vấn đề là những văn bản này phải được tập hợp trong một thể thống nhất, giải quyết được những nội dung quản lý giao thoa, tránh tình trạng chồng chéo, phủ định lẫn nhau và phải tạo được cơ chế phối hợp, lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Xây dựng và ban hành các chính sách về tuyển dụng lao động trong ngành Du lịch: Chính sách quản lý nhà nước đối với tuyển dụng lao động trong ngành Du lịch có nhiều nội dung, trong đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành Du lịch là một nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp du lịch có căn cứ để nhận xét, đánh giá, bố trí tuyển chọn lao động vào làm việc trong ngành du lịch, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động

ngành Du lịch cần tính đến đặc điểm lao động và cơ cấu lao động của ngành Du lịch để tuyển dụng được đội ngũ lao động phù hợp.

Nhà nước, ngoài việc ban hành hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành Du lịch, còn cần phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra giám sát, tránh tình trạng tuyển dụng và sử dụng lao động một cách tuỳ tiện, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động, đồng thời tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Xây dựng và hoàn thiện các chính sách về giáo dục đào tạo, đào tạo du lịch, thu hút và sử dụng lao động. Ban hành, hướng dẫn thi hành các chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với lao động ngành Du lịch. Ban hành quy chế về thu hút, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Mở rộng quan hệ hợp tác, thúc đẩy sự giao lưu hợp tác về nguồn nhân lực ngành Du lịch giữa các vùng miền và các quốc gia: Giao lưu hợp tác về nguồn nhân lực là một trong những biện pháp nhanh nhất khắc phục những mâu thuẫn, bất hợp lý của nguồn nhân lực ngành Du lịch, quá trình này không chỉ phát huy thế mạnh của mỗi vùng miền mà còn giúp thay đổi phong cách, thói quen, tinh thần kỷ luật và đổi mới tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch, tạo mặt bằng chất lượng nguồn nhân lực thống nhất giữa các vùng miền và các quốc gia.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, chỉ đạo thực hiện đưa các chiến lược chính sách phát triển nguồn nhân lực vào cuộc sống: Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Việc tổ chức thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức bộ máy, cách thức tiến hành và các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, cần tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đủ

mạnh từ Trung ương đến địa phương, bổ sung thêm lực lượng, tăng cường chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý.

Công tác thanh kiểm tra tình hình thực hiện cần được tiến hành thường xuyên, liên tục để có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo các chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch thực sự đi vào cuộc sống, phù hợp với nhu cầu phát triển ngành Du lịch.

II. Đặc điểm, nội dung nguồn nhân lực du lịch Hà Nội.

Lao động nghành du lịch thời gian qua được tăng nhanh về số lượng và tương đối đảm bảo về mặt chất lượng, số lượng lao động đạt xấp xỉ dự báo của quy hoạch : năm 2003, Hà Nội có trên 20 ngàn lao động, trong đó có 11,7 ngàn lao động trực tiếp ; 2005 có xấp xỉ 30 ngàn lao động, trong đó có khoảng hơn 21 ngàn lao đọng trực tiếp, nă 2007 có tới 40 ngàn lao động (tăng gấp 2,2 lần so với năm 2003).

Bảng 2.5. Thống kê số lượng lao động củ ngành Du lịch Hà Nội Đơn vị tính : Người

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng số lao động

18.000 20.000 222000 30.000 35.000 40.000 (Nguồn : Sở Du lịch Hà Nội)

Trong sự nghiệp đổi mới phát triển du lịch thời gian vừa qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được chú trọng và đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận : Quy mô tuyển sinh ngày càng tăng, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế ; mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,dày nghề (trên 30 trường) và nhiều trung tâm dạy nghề được hình thành và phát triển nhanh ; cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch được nâng cấp, xây dựng mới, trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại ; đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên tăng nhanh về số lượng, nâng dần về kiến

thức nghiệp vụ, ngoại ngữ. Chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng, từng bước được chuẩn hóa ; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên. Lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được hình thành. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ mới được ngành Du lịch Hà Nội thực hiện gần đây cho thấy, đã có 86,3% lao động trực tiếp được đào tạo (1,65% cán bộ đạt trình độ trên đại học ; 42,75% đại học và cao đẳng ; 23,8% trung cấp và 18,1% sơ cấp nghề). Có 32% lao động phục vụ trực tiếp biết tiếng Anh ; 13,2 biết tiếng Pháp ; 3,6% biết tiếng Trung Quốc ở các mức độ khác nhau ; các ngoại ngữ khác cũng đã được quan tâm đào tạo, đặc biệt là một số ngoại ngữ hiếm như : Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha…

Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức nghành du lịch mặc dù với biên chế rất hạn hẹp, nhưng đã nổ lực hoàn thành được chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở cả tầm chiến lược và các tác nghiệp cụ thể

III. So sánh, rút kinh nghiệp thực tế chính sách phát triển nguồn nhân lực của các nước trên thế giới.

1. Kinh nghiệm QLNN về chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch của một số nước trên thế giới

Kinh doanh du lịch hàng đầu thế giới thuộc về các quốc gia công nghiệp phát triển. Những thành công của họ rất lớn lao và đã trở thành hình mẫu cho toàn thế giới. Khác nhau về điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử, văn hoá Việt Nam vẫn có thể học hỏi từ họ rất lớn lao và đã trở thành hình mẫu cho toàn thế giới. Khác nhau về điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử, văn hoá ,Việt Nam vẫn có thể học hỏi từ họ nhiều bài học quý giá, truớc hết trong nghệ thuật kinh doanh du lịch ,tiếp đến là tổ chức quản lý, lịch sử, văn hoá, Việt Nam vẫn có thể học hỏi từ họ nhiều bài học quý giá,trước hết trong nghệ thuật kinh doanh du lịch ,tiếp đến là tổ chức quản lý nghành kinh tế này. Tuy nhiên ,trong luận văn này ,tác giả muốn giới thiệu một số

nét chủ yếu trong tổ chức quản lý ngành du lịch ở một số nước có điểu kiện tương đồng trong khu vực. Những thành công và thất bại của họ đã trải qua sẽ có thể là của Việt Nam ngày mai. Nhưng nếu biết tận dụng lợi thế đi sau, Việt Nam sẽ tránh được nguy cơ và cái giá phải trả cho thành công.

1.1. Cơ quan quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

Việc giao cho cơ quan nào thẩm quyền quản lý về du lịch khá khác nhau giữa các nước. Điều đó quan niệm của chính phủ về thực tế của quốc gia quyết định. Điểm chung thứ nhất của tất cả các quốc gia là đều trao cho môt cơ quan nhà nước thẩm quyền quản lý lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm này. Tiếp đến, việc giao thẩm quyền cho cơ quan quản lý du lịch ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào yêu cầu, điều kiện, nội luật và có thể thay đổi được theo nhu cầu và đặc thù quản lý kinh tế của các nước. Ví dụ, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Thụy Điển là Ủy ban du lịch thuộc Bộ du lịch – Thể thao và thanh niên; Nhật Bản: Ban du lịch thuộc Bộ Giao thông vận tải; Thái Lan: Bộ du lịch thể thao; Malaysia: Bộ văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch, hiện nay là Bộ Du lịch; Trung Quốc: Cục Du lịch Quốc gia Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dưới sự chỉ đạo của Quốc Vụ viện ( Chính phủ); Hoa kỳ:

Cục du lịch và Lữ hành Mỹ trực thuộc Bộ thương mại; Canada: Cơ quan Du lịch Quốc gia Canada thuộc Bộ Công nghiệp – khoa học và Công nghệ;

Úc: Ủy ban du lịch nằm trong Bộ thể thao – Giải trí và Du lịch; New Zealand: Cơ quan quản lý du lịch quốc gia New Zealand thuộc Bộ du lịch và Công cộng; Vương quốc Anh: Cục du lịch Anh trực thuộc Bộ việc làm Pháp: Bộ giao thông, thiết bị nhà ở và du lịch; Phần Lan: Văn phòng du lịch Phần Lan thuộc Bộ thương mại; Fiji: Bộ kinh tế, du lịch, di sản và Hàng không dân dụng.

1.2. Một số kinh nghiệm QLNN về nguồn nhân lực du lịch ở các nước trong khu vực

a. Thái Lan:

Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều chú trọng phát triển du lịch nhờ được thiên nhiên ưu đãi về các điều kiện tự nhiên và khí hậu. Vào những năm 1960, Thái Lan với chiến dịch Xanh đã nỗi bật lên như một quốc gia hàng đầu trong khu vực du lịch. Thuật ngữ “ Ngành công nghiệp không khói” được ra đời để mô tả đầy đủ quy mô và kỹ nghệ kinh doanh du lịch ở đất nước Chùa Vàng này. Khách đỗ về đây từ khắp nơi trên thế giới nhờ giá rẻ, những ấn tượng mới trong phục vụ và văn hóa phương đông.

Nhờ các dự án đầu tư tốn kém, Thái Lan có những khu du lịch nỗi tiếng thế giới. Với chủ trưng chú trọng vào kinh doanh lớn, lợi dụng quy luật lợi thế theo quy mô, Thái Lan nhanh chóng đáp ứng nhu cầu mọi mặt của một lượng khổng lồ du khách, và cũng thu về nguồn ngoại tệ tương ứng. Du khách đến Thái Lan không chỉ đươc hưởng thụ về vật chất mà còn cả được thưởng thức nghệ thuật dân gian, tham quan đền chùa và các di tích, tắm biến với đầy đủ tiện nghi, mà còn mua sắm thoải mái. Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ của nền kinh tế này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng doanh số bán hàng, điển hình là hàng dệt, da, may mặc, hàng điện tử, hàng cơ khí tiêu dùng, ngoài ra du khách còn tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm và các sản phẩm và các sản phẩm công nghiệp ngành chế biến thực phẩm. Ngành hàng không, tàu biển cũng vì thế được mở mang nhanh chóng. Trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính, ngành du lịch Thailand được biết đến như một thiên đường dành cho khách du lịch. Ngày nay, tuy không còn là hình mẫu số một của khu vực, ngành du lịch Thailand vẫn còn là đổi thủ cạnh tranh đáng nể của các quốc gia lân cận. Thành công của quốc gia du lịch này có được nhờ chiến lược tăng tốc vào những năm 1960- 1970, các kế hoạch 5 năm liên tiếp, bắt đầu từ kế hoạch năm năm lần thứ nhất 1961-1965, đã vạch ra con đường và tiến độ thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh ở các khu vực trung tâm, mà điển hình là Bangkok, với kỳ vọng tạo sức mạnh “lan tỏa” sang các vùng lân cận. Trên thực tế Thailand

đã tăng trưởng nhanh bằng mọi giá. Cái giá phải trả cho tốc độ tăng trưởng cao là các vấn đề xã hội, y tế trên toàn quốc, và vấn đề kinh tế, đời sống ở phần bên ngoài Bangkok và một số ít trung tâm du lịch của đất nước rộng lớn này.

Khi bàn về nguyên nhân của “ cái giá của tăng trưởng kiểu Thailand”, trong đó có du lịch, nhiều nhà phân tích đã cho rằng, tăng trưởng và tăng trưởng nhanh là mục tiêu duy nhất trong chiến lược phát triển của Thasiland. Tiếp đến là họ thiếu đầu tư cho các yếu tố nền tảng của tăng trưởng, mà trước hết là con người. Hoạt động kinh doanh du lịch ở đất nước này theo quy mô lớn, tập trung vào tay các tập đoàn và doanh nghiệp lớn.

Trong khi Thailand chú trọng tăng trưởng trước, bình đẳng sau, thì vấn đề phân phối thu thập hoàn toàn do thị trường quyết định. Đại đa số dân chúng không được tiếp cận giáo dục. Công nghiệp, thương mại và du lịch lấn át nông nghiệp và các ngành nghề truyền thống, cũng đồng thời tước bỏ việc làm và thu thập ở hầu hết các tầng lớp dân cư. Thất nghiệp và nghèo đói đẩy người lao động chấp nhận kiếm sống bằng mọi hình thức kể cả từ bỏ đạo đức và các quy tắc cộng đồng. Ngoài ra, không thể không nói đến nguyên nhân từ sự buông lỏng trong quản lý của các cấp chính quyền. Tại Thailand, tham nhũng là hiện tượng phổ biến, luồng du khách dồi dào đã khó quản lý cộng với sự thờ ơ của chính quyền càng làm tăng các vấn đề xã hội. Khi cuộc khủng hoảng tài chính cuối những năm 1990 xảy ra ở đây, người ta không thấy ngạc nhiên vì những dấu hiệu đe dọa dường như đã lộ quá rõ ràng từ trước đó rồi.

b. Malaysia

Bán đảo rộng lớn với những công trình nhân tạo nổi tiếng này có chiến lược phát triển du lịch điềm đạm hơn người láng giềng Thailand của họ. Từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đầu tiên 1957 – 1970, đến các chiến lược tiếp theo, và ngày nay là “ Tầm nhìn 2020”, chính phủ Malaysia

Một phần của tài liệu Luận văn chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch hà nội (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w