3. Phương hướng (định hướng) phát triển ngành Du lịch Hà Nội
3.3. Đề xuất, kiến nghị và lộ trình thực hiện
Một là, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, ban hành các chính sách, văn bản pháp quy kịp thời, tránh chồng chéo;
Cần có luật bảo vệ người tiêu dung, luật cạnh tranh và chống độc quyeenfm cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh thuận tiện hơn nữa.
Hai là, có chính sách đầu tư thỏa đáng cho phát triền du lịch, cụ thể là chính sách đầu tư hạ tầng du lịch, đầu tư phát triển các khu du lịch, các điểm tham quan du lịch. Cho ngành du lịch được hưởng những ưu tiên cho phát triển như như các ngành sản xuất như cho vay với lãi suất ưu đãi, giảm giá cho các dịch vụ bưu chính, điện nước, hàng không…,áp dụng chính sách một giá. Có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp du lịch (cơ chế, chính sách một giá. Có chính sách các sản phẩm du lịch đặc thù). Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Xem xét lại thuế VAT chưa hợp lý với kinh doanh lữ hành (hiện nay là 10% thuế dịch vụ +5% thuế vận chuyển), vận chuyển khách du lịch (xe nhập vào hiện nay phải chịu thuế nhập khẩu (100%) và thuế tiêu thụ đặc biệt (45%) quá cao làm cho giá dịch vụ cao gây khó khăn cho doanh nghiệp triển khai việc trả nợ Đông Âu và Nga bằng các dịch vụ du lịch. Giảm thuế thu nhập đối với người Việt Nam để kích cầu du lịch. Giảm thuế thu nhập đối với người Việt Nam để kích cầu du lịch nội địa. Có các chính sách khuyến khích hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và trẻ. Đặt ra các chế tài xử lý những trường hợp vi phạm quy định bảo tồn di tích, danh lam thắng cảnh các điểm du lich, vui chơi giải trí.
3.3.2. Các đề xuất và kiến nghị với Tổng cục du lịch
Tăng cường hoạt động của cục Xúc tiến du lịch để quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong đó có các hoạt động xúc tiến của du lịch Hà Nội. Kết hợp với các đại Xứ Quán để lập các văn phòng đại diện du lịch ở một số thị trường nước ngoài trọng điểm nhằm thu hút khách.
- Đầu tư kinh phí thỏa đáng và hỗ trợ kinh phí cho Hà Nội để tăng cường xúc
tiến, quảng bá du lịch.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường du lịch thế giới, cung cấp thongo tin cho các địa phương và doanh nghiệp.
- Ban hành và hoàn thiện các văn bản quản lý nhà nước về du lịch, hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện.
- Tăng cường kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của các cơ sở lưu trú cũng như công ty lữ hành, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên.
- Hỗ trợ các địa phương, đặc biệt là Hà Nội trong việc đào tạo nguồn nhân lực (hướng dẫn chương trình, nội dung). Bộ Văn hóa – Thể Thao – Du lịch, nghiên cứu trình chính phủ về việc thành lập Học viện du lịch; xây dựng chương trình nội dung đào tạo thống nhất về lĩnh vực du lịch tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; tổ chức đào tạo lại và đào tạo mới lực lượng lao động có kỹ năng nhiệm vụ du lịch theo định hướng phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cần xúc tiến thành lập các tổng công ty du lịch với quy mô lớn, không nên để các công ty, doanh nghiệp nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay, tích cực triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc làm động cơ để tăng cường thu hút khách, để nâng cao chất lượng, giảm chi phí, tăng hiệu quả.
3.3.3. Các đề xuất, kiến nghị với Thành phố Hà Nội.
Đề nghị UBND xem xét, quan tâm bố trí các khu đất còn trống cho phép quy hoạch xây dựng khách sạn và phân bổ đều tại các quận – huyện.
UBND Thành phố có chủ trương di dời các nhà máy công nghiệp ra khỏi khu vực nội đô. Phần lớn các khu đất này đều nằm tại vị trí trung tâm, diện tích lớn phù hợp để xây dựng các khách sạn 4 – 5 sao, đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng để kêu gọi đầu tư xây dựng khách sạn , trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế.
Đề nghị Thành Phố có chính sách cụ thể trong phạm vi chức năng để hỗ trợ cho du lịch phát triển:
- Cho Du lịch được nằm trong diện ưu đãi đầu tư, có những chính sách ưu đãi về lãi xuất vay, miễn giảm thuế cho các công trình đầu tư du lịch…Hiện nay quỹ hỗ
trợ phát triển không cho ngành du lịch được vay, việc vay vốn để xây dựng khách sạn và các sản phẩm du lịch không được hưởng lãi xuất ưu đãi.
- Cho các doanh nghiệp được đưa xe chở khách du lịch vào tham quan thàh phố, đặc biệt là khu vực phố cổ.
- tạo môi trường văn hóa lành mạnh tại các điểm du lịch, thực hiện nghiêm văn bản và kế hoạch của thành phố để dẹp tệ nàn ăn xin, bán hàng rong tại các điểm du lịch ở Hà Nội, từng bước triển khai có hiệu quả.
- Cho du lịch được áp dụng biểu giá điện, nước, điện thoại áp dụng cho du lịch tương đương với các đơn vi sản xuất để giảm chi phí đầu tư cho du lịch và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào du lịch.
3.3.4 Các đề xuất, kiến nghị với các ban, ngành của Hà Nội
- Với Ngành Ngoài giao và Công an: cần cải tiến thủ tục cấp thị thực cho khách vào Việt Nam du lịch dễ dang hơn, chi phí thấp hơn; khuyến khích những nhà báo nước ngoài viết bài quay phim giớ thiệu về du lịch Việt Nam, không nên thu lệ phí quay phim của họ.
- Ngành Giao thông – Vận tải chú ý đến việc xây dựng hạ tầng dẫn đến điểm tham quan du lịch, tạo điều kiện nhanh chóng về thủ tục với những đoàn khách đi ô tô qua cửa khẩu. Tăng cường năng lực của Hàng không Việt Nam hơn nữa , tăng cường năng lực của Hàng không Việt Nam hơn nữa, tăng chuyến bay thẳng quốc tế vào Hà nội, tráng hủy chuyến, hoãn chuyến. Cải tiến thiết bị, các dịch vụ đón khách tại cửa khẩu Nội Bài phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao chất lượng đội ngũ tiếp viên, cán bộ giao dịch. Hiện nay việc xác nhận đặt chỗ cho các đoàn từ 10 khách trở lên trên các chuyến bay nội địa đang là trở ngại vì chính sách của hàng không là không xác nhận đặt chỗ cho các đoàn như đặt chỗ cho khách lẽ, vì vậy rất khó cho các doanh nghiệp lữ hành xác nhận chương trình đoàn động với các hãng nước ngoài. Hàng không Việt Nam chưa có chính sách thỏa đáng, chậm xác nhận chỗ nội địa (dưới 45 ngày) với những đoàn không đi chặng quốc tế của họ, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty lữ hành trong nước. Thực tế tuyến bay quốc tế
thường do đối tác nước ngoài thực hiện hoạch khác đề nghị, các công ty của Việt Nam không quyết định được. Đối với khách phải chờ chuyến bay tiếp (transit) tại cửa khẩu, thời gian tương đối lâu, đề nghị cho phép tổ chức các tour ngày vào thành phố để tránh gây ức chế cho du khách trong thời gian chờ đợi. Việc áp dụng giá vé máy bay trong nước như người Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài rất phức tạp khi phải đi xin thẻ cho các nhà đầu tư, thủ tục làm thẻ chưa rõ ràng, việc xóa bỏ mức giá phân biệt trong một số trường hợp vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc…
- Ngành Tài chính: Thông tư 01/1998/TT-BTC ngày 3/01/19998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi phí dịch vụ, hoa hồng môi giới trong doanh nghiệp nhà nước: “mức chi hoa hồng môi giớ, chi phí dịch vụ được khống chế không quá 3% doanh thu” – qua thấp đối với thực tế phải chi hiện nay. Trong bối cảnh cạnh tranh, các doanh nghiệp nhiều khi phải chi hoa hồng môi giới từ 15-20% doanh thu mới có khách nhưng không được trừ vào chi phí khi tính thuế. Hiện nay phí môi giới ở các đơn vị quốc doanh phải áp dụng mức theo quy định của nhà nước quá thấp so với thực tế, tư nhan thường trả phí hoa hồng mức cao, khiến cạnh tranh bất bình đẳng. Cách thức thu thuế vận dụng khác nhau, không công bằng giữa các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, ví dụ như các khách sạn quốc doanh khi hoạch toán phải chịu giá thành rất cao nên lợi nhuận thu vén thấp, còn các khoản này khách sạn tư nhân lại được vận dụng mức thuế khoán nên họ có thể áp dụng mức giá thấp gây thế cạnh tranh bất bình đẳng giữa các khách sạn. Việc khấu trừ thuế ở các đơn vị quốc doanh phải thực hiện với đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ do đó khó khăn trong việc hoạch toán thực hiện do quá trình hoạt động kinh doanh phải đến các vùng xâu, vùng xa, mau bán nhỏ, lặt vặt nên không có đủ chứng từ chứng từ hợp lệ. Phân phối lợi nhuận chưa hợp lý, tỷ lệ lợi nhuận trích trở lại vào quỹ phát triển sản xuất lớn. Đề nghị Bộ Tài nguyên xem xét giải quyết các vướng mắc trên.
- Ngành Tài nguyên – Môi trường: có hướng và hỗ trợ địa phương và chủ quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường tại các khu du lịch , điểm du lịch.
- Ngành Ngân hàng cần áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại thuận tiện cho khách hàng trong mua hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn Thủ đô.
- Các ngành điện, nước, bưu chính viễn thông cần phối hợp với ngành Du lịch nghiên cứu giảm giá điện, nước, dịch vụ viễn thông,…
II. Các giải pháp cơ bản:
3.3.2.1. Nhóm giải pháp thứ nhất: Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.
1) Lập hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành Du lịch: Hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành Du lịch giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá số lượng, chất lượng, cơ cấu đào tạo của nguồn nhân lực ngành Du lịch. Chuỗi dữ liệu theo thời gian không chỉ dùng để đánh giá những biến động về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực ngành du lịch mà còn cho phép hoạch định các chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển và các định hướng phát triển du lịch.
- Mục tiêu của giải pháp: Xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành Du lịch Hà Nội. Hệ thống cơ sở dữ liệu này sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình trạng của nguồn nhân lực ngành Du lịch của khu vực, từ đó có những kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của khu vực đáp ứng với yêu cầu phát triển. Tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thể sử dụng và vận hành cơ sở dữ liệu. Nâng cao hiệu quả của công tác phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu. Hệ thống này cũng cho phép kết nối toàn quốc và với Tổng cục Du lịch, Bộ VH, TT & DL giúp cho việc hoạch
định chiến lược phát triển nguồn nhân lực chung của toàn ngành Du lịch.
- Nội dung của giải pháp:
+ Tiến hành điều tra về nguồn nhân lực ngành Du lịch của Hà Nội. Việc điều tra cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở VH,TT&DL trên địa bàn khu vực với Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch để xây dựng phương án điều tra và nội dung của phiếu điều tra. Trước khi điều tra cần tiến hành thống kê sơ bộ số lượng các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch để xác định số lượng phiếu điều tra cần phát ra.
Phiếu điều tra gồm 2 loại: loại dành cho cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý, các cấp quản lý và loại dành cho lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch. Chỉ tiêu nội dung của phiếu điều tra gồm 2 nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh về số lượng (biểu hiển bằng con số) và nhóm chỉ tiêu phản ánh về chất lượng (biểu hiện bằng mức độ; các chỉ tiêu này phải được xác định để phản ánh năng lực, trình độ cũng như khả năng đáp ứng của họ với tình hình thực tế).
Những thông tin mà phiếu điều tra cần thu thập về nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm: độ tuổi giới tính, nơi làm việc, công việc đang đảm nhân, trình độ văn hoá, ngoại ngữ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, những yêu cầu về đào tạo bồi dưỡng trong thời gian tới. Phiếu điều tra được phát cho các doanh nghiệp du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn các tỉnh trong khu vực.
Về số lượng phiếu điều tra: Trong quá trình viết luận án, do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn nên tác giả chỉ phát 286 phiếu cho cán bộ quản lý và 922 phiếu cho lao động tại doanh nghiệp. Để tăng độ chuẩn xác của thông tin cần thu thập, cần phát hành phiếu điều tra đến từng doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn (phát đồng thời 2 mẫu phiếu điều tra về lao động quản lý và lao động trực tiếp). Muốn làm được điều này, trước hết cần thống kê sơ bộ về số lượng doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn từng tỉnh để phát hành đủ số lượng phiếu điều tra. Các Sở VH,TT&DL phối hợp với các Sở LĐ,TB&XH , Cục Thống kê tỉnh và các chủ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch để những doanh
nghiệp, cơ sở này có trách nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác những nội dung của phiếu điều tra.
+ Xây dựng phần mềm cập nhật và xử lý dữ liệu về nguồn nhân lực ngành Du lịch: Sở VH,TT&DL thuê viết phần mềm cập nhật, xử lý dữ liệu về nguồn nhân lực ngành Du lịch. Phần mềm này cần được thống nhất sử dụng chung để đảm bảo tính kết nối và tương thích giữa các tỉnh trong khu vực.
Các bảng biểu phân tích đầu ra cũng cần được cân nhắc để phục vụ tốt yêu cầu quản lý và phát triển. Song song với các bảng biểu phân tích, các mẫu biểu báo cáo về tình hình biến động nguồn nhân lực ngành Du lịch cũng được thiết kế để phát hành và cập nhật (hàng tháng, quý, 6 tháng và năm) sau khi đã có được cơ sở dữ liệu ban đầu.
Sau khi đã có phần mềm, các tỉnh cần trang bị hệ thống máy tính đủ mạnh, cài phần mềm, kết nối với nhau và với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với Tổng cục Du lịch.
+ Đào tạo, tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và tiến hành đào tạo, tập huấn cho các cán bộ phụ trách nắm vững kỹ thuật và quy trình vận hành, khai thác hệ thống thông tin điện tử về nguồn nhân lực ngành Du lịch.
+ Vận hành, tổng kết đánh giá: Việc vận hành thời gian đầu không thể tránh được những trục trặc nhất định, do vậy cần có quá trình vận hành thử và điều chỉnh phần mềm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Việc tổng kết đánh giá cần được tiến hành ngay sau khi vận hành thành công hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử. Do đặc diểm của nước ta là không có cơ quan quản lý vùng nên những thông tin về nguồn nhân lực mỗi tỉnh và của toàn khu vực nên được tập hợp báo cáo tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương kèm theo những kiến nghị, đề xuất cụ thể để có những chính sách phù hợp phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.
- Điều kiện để tiến hành xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu:
+ Các Sở VH,TT&DL chủ động xây dựng phương án điều tra, mẫu phiếu điều tra trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp kinh phí điều tra.
+ Các Sở VH,TT&DL phối hợp với các Sở LĐ,TB&XH , Cục Thống kê, công ty tư vấn về tin học có uy tín, các chủ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch để tiến hành hoạt động điều tra.
+ Các Sở VH,TT&DL phối hợp tích cực với nhau và kết nối với Tổng cục Du lịch để chia sẻ và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu. Thành lập bộ phận chuyên theo dõi và phân tích dữ liệu của nguồn nhân lực ngành Du lịch phục vụ cho việc hoạch định các chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.
+ Bộ VH,TT&DL, Tổng cục Thống kê, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh cấp kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc điều tra; bố trí nhân lực chuyên trách vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu.
2) Hoàn thiện cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch:
- Mục tiêu của giải pháp: Cơ chế phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực ngành Du lịch nói riêng còn khá nhiều bất cập. Việc hoàn thiện hệ thống cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch cần được tiến hành một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cả đối với ngành Du lịch và với các ngành khác có liên quan đến hoạt động du lịch.
- Nội dung giải pháp hoàn thiện cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch gồm:
+ Xây dựng, ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật quy định về đào tạo du lịch liên quan trực tiếp đến: các cơ sở đào tạo du lịch;
hình thức đào tạo du lịch; đội ngũ giảng viên, giáo viên, đào tạo viên; công tác tuyển sinh; chương trình khung theo các bậc học; học phí; văn bằng, chứng chỉ;
tuyển dụng và sử dụng lao động du lịch. Những quy định này sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng của công tác đào tạo du lịch, cũng như quy trình tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo.
+ Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh quản lý và nghiệp vụ của ngành