Quản lý nhà nhà nước đối với cơ sở dịch vụ mua sắm, hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch hà nội (Trang 58 - 71)

I. Khái quát chung về Sở Văn Hóa, Thê thao & Du lịch Hà Nội

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Hà Nội

2.2.2.3 Quản lý nhà nhà nước đối với cơ sở dịch vụ mua sắm, hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan

Mua sắm là hoạt động quan trọng của đô thị du lịch, mục tiêu quan trọng của du khách hiện nay đi du lịch đến các Thành phố lớn. Hà Nội có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động dịch vụ mua sắm với hệ thống mua sắm với các trung tâm thương mại, siêu thị đang hình thành ;một số đường phố thuộc khu phố cổ Hà Nội được cải tạo, nâng cấp thành các tuyến đi bộ, mua sắm, chợ đêm… đang là những điểm đến hấp dẫn, tăng thêm tính phong phú, đa dạng cho du lịch Thủ đô.

Hà Nội đã có chính sách phát triển nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như đồ gốm sứ, thêu, thổ cẩm, sơn mài, khảm trai, tranh sơn dầu được khách du lịch ưa chuộng, mua sắm làm quà tặng, đồ lưu niệm. Việc tổ chức các dịch vụ bán đồ lưu niệm, mua sắm hàng lưu niệm được quan tâm triển khai đầu tư gắn với việc bảo tồn nâng cấp các làng nghề truyền thống như làng gốm, làng dệt và các làng nghề khác thành những điểm du lịch thu hút khách mua sắm.

Tuy nhiên hệ thống cơ sở dịch vụ mua sắm phát triển còn nhanh mún, chưa thực hiện theo quy hoạch, nhiều tuyến phố mua sắm các hàng hóa, đồ lưu niệm hình thành tự phát, có quy mô nhỏ, ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị làm giảm tính hiệu quả của du lịch mua sắm ; sản phẩm dịch vụ, hàng hóa chưa phong phú, thiếu hấp dãn du khách.

2.2.2.4 Quản lý nhà nước đối với cơ sở dịch vụ vui chơi, giải trí, văn hóa thể thao

Các khu vực vui chơi giải trí công cộng hiện nay của Thành phố Hà Nội được thực hiên theo quy hoạch chưa nhiều, cơ sở vật chất, trang thiết bị vui chơi còn nghèo nàn ,chưa có sức hấp dẫn du khách,bước đầu mới chỉ đáp ứng được một phần không nhiều nhu cầu của nhân dân Thủ đô .Cụ thể là :

a.Về giải trí văn hóa : tại Hà Nội tập trung hệ thống cơ sở văn hóa,thông tin của cả nước như trung tâm phát thanh, truyền hình,nhà hát lớn, Trung tâm chiếu phim quốc gia, thư viện quôc gia,các bảo tàng lớn,các nhà biểu diễn nghệ thuật dân

gian như nhà hát chèo,múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách đặc biệt là khách quôc tế.Tuy nhiên,việc khai thác các tiềm năng này chưa hiệu quả , mặc dù doanh thu tương đối cao, song vì lợi nhuận, các nhà quản lý hầu như chưa quan tâm và bất lực với hiện tượng này.

b. Về thể thao : Thành phố có hệ thống công trình thể thao được đầu tư xây dựng phục vụ thi đấu trong nước và quôc tế như khu liên hợp Thể thao quốc gai Mỹ đình, sân vận động Hà Nội,các trung tâm thể thao,nhà thi đấu,huyện tương đối tốt,đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, nhưng việc khai thác chưa hiệu quả,mặc dù vài năm gần đây, Việt Nam đã tổ chức đăng cai một số giải thi đấu quốc tế và khu vực, song chưa khẳng định được là một tâm điểm thu hút các hoạt động thể thao.

Các tiện nghi thể thao vui chơi giải trí ngoài cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch vừa phục nhu cầu vui chơi giải trí của dân cư đô thị phát triển còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ quy hoạch không khoa học, hợp lý.

c. Cơ sở vui chơi giải trí : Các tiện nghi,trang thiết bị phục vụ vui chơi giải trí được bố trí tại các khách sạn tứ 4 sao trở lên như bể bơi,sân tennis centre ,quầy ba,câu lạc bộ đêm,vũ trường, phòng karaoke,masage… chủ yếu phục vụ khách lưu trú tại khách sạn. Các điểm du lịch vui chơi giải trí khác đang được triển khai đầu tư gắn với các khu du lịch, điểm du lịch như khu du lịch Sóc sơn,Cổ Loa ,Ba Vì … Sân golf là loại hình vui chơi gải trí cao cấp mới đang được đầu tư phát triển tại một số khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận mới đang được đầu tư phát triển tại một số khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận Hà Nội như : Sân golf Sóc Sơn,Đông Mô ,Lương sơn (HN),Tam đảo (Vĩnh Phúc), Chí linh (Hải Dương)… nhung việc khai thác còn chưa thiếu quả ,do chi phí cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

d. Công việc cây xanh giải trí : Hệ thống công viên cây xanh của Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí chủ yếu phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân Thành phố .Một số công viện giải trí chủ yếu phục vụ nhu cầu giải trí như công viên nước Hồ Tây,công viên giải trí tại khu du lịch Sóc

Sơn ,khu du lịch văn hóa Cổ loa… đang được đầu tư xây dựng với nhiều sản phẩm vui chơi, giải trí đa dạng phong phú,phục vụ nhu cầu của khách du lịch và dân cư đô thị .Nhiều vùng đất trống đồi trọc của Thành phố đã được phủ xanh từng bước tạo cảnh quan để phát triển thành các khu du lịch cuối tuần.Tuy nhiên, bình quân diện tích cây xanh còn thấp, toàn thành phố chỉ đạt 4,7m2 / người và khu vực nội thành đạt 0,9m2/ người.Tại các hồ Nước của Hà Nội với cảnh quan đẹp như hồ tây,hồ Linh Đàm,hồ Thuyên Quang ,hồ Bảy Mẫu … đang hình thành một số dịch vụ thể thao nước và các hoạt động tiêu khiển khác phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thư giản của người dân.Nhưng các hoạt động tiêu khiển khác phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của người dân. Nhưng các hoạt động này phát triển chưa đồng bộ,đặc biệt là du khách,những người có nhu cầu cao về hoạt động giải trí.

2.2.3.Quản lý tuyển, điểm ,sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch Hà Nội đang được đa dạng hóa,từng bước nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch, bảo tồn và phục hồi các lễ hội truyền thống , tổ chức nhiều hoạt động du lịch với nhiều chủ đề độc đáo,hấp dẫn . Nhiều sản phẩm du lịch mới được xây dựng đưa vào khai thác như : các tuyên du lịch sinh thái,du lịch văn hóa dân tộc ít người,khảo cứu đồng quê,du lịch trang trại nhà vườn… và một số sản phẩm du lịch có giá trị độc đáo về văn hóa lịch sử nhằm thu hút khách du lịch,thúc đẩy sự hấp dẫn của du lịch Hà Nội.

2.2.3.1 . Tuyến , điểm, sản phẩm du lịch tại khu vực nội thành

Tuyến, điểm du lịch tại các khu vực nội thành phục vụ du khách chủ yếu là tham quan các di tích văn hóa,lịch sử, tham quan phố cổ, các điểm danh thắng của Thủ đô với các sản phẩm chủ yếu gồm : Du lịch tham quan,mua sắm hàng thủ công,mỹ nghệ các làng nghề ; du lịch lễ hội ; du lịch ẩm thực; du lịch hội thảo, hội nghị(MICE) ; thăm thân…

Phần cơ bản,việc quản lý các tuyến,điểm du lịch được phân cấp triệt để cho các địa phương, trong sự giám sát chung của các cơ quan quản lý nhà nước để thẩm

quyền của Thành phố. Thực hiện theo luật Di Sản văn hóa và sự phân cấp của Thành phố, cấp Thành phố chỉ quản lý các khu, điểm di tích, danh lam thắng cảnh đã dược xếp hạng theo quy định của nhà nước theo phân cấp. Mặt khác, hiện nay, để tăng cường thực hiện xã hội hóa trong chính sách đầu tư, việc quản lý các khu, điểm du lịch, các làng nghề truyền thống…, các tổ chức , cá nhân có quyền được sở hữu hoạc được giao quản lý, bao thầu khai thác, sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng được thu phí tham quan và lệ phí sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng…,mà hầu hết các cá nhân,tổ chức này đều triệt để tận thu một cách vô tội vạ nên anh hưởng rất lớn đến quá trình bảo quản, duy trì và đảm bảo các điều kiện khác đối với các giá trị văn hóa này.

Các tuyến du lịch Hà Nội được thể hiện rất rõ trong quy hoạch của nghành du lịch, tuy nhiên để thực hiện tốt quy hoạch lại liên quan đến vấn đề tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng. Ngay bản thân trong nội bộ Thành phố Hà Nội,cơ chế quản khai thác sử ụng của các quận,huyện và tập tục của người dân địa phương cũng có sự khác biệt, bởi vậy, công tác quản lý nàh nước về du lịch cũng gặp nhiều bất cập khi bàn tay chính quyền muốn can thiêp vào việc quản lý, khai thác này.

2.2.3.2. Tuyến, điểm, sản phẩm du lịch tại khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận

Trong thời gian qua,nghành du lịch Hà Nội đã tổ chức,phối hợp với các địa phương vùng lân cận như : các tỉnh Hưng nguyên, Bắc Ninh ,Vĩnh phúc ,Ninh Bình, Hải Phòng ,Quảng Ninh ,Hòa Bình ,Nam định… xây dựng và triển khai phát triển các sản phẩm du lịch chủ yếu gồm :

- Du lịch tổng hợp sinh thái, giải trí, thể thao, nghĩ dưỡng, nghĩ cuối tuần, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa lâu đời, các làng nghề, dân tộc với những phong tục đặc trưng của vùng Hà Nội ; các tour dã ngoại bằng xe đạp về các làng quê lân cận góp phần làm phong phú các sản phẩm của địa phương ; du lịch biển Seacano, chương trình ngủ đêm câu mực, thăm các làng chìa và rừng nguyên sinh ; du lịch tàu biển tại Hạ Long, Hải Phòng…

Nói chung sản phẩm du lịch Hà Nội đã được phát triển đáng kể về thể loại, chất lượng dịch vụ, góp phần đưa Hà Nội từ năm 2003 đến nay trở thành một trong nhóm các đô thị hấp dẫn du lịch nhất của Châu Á. Tuy nhiên, xem xét trên cơ sở thời gian lưu trú của khách tại Hà Nội còn thấp so với trung bình của cả nước và tỷ trọng, mức chi tiêu của khách du lịch, trong thời gian qua, tập trung ở dịch vụ lưu trú cho thấy sản phẩm du lịch của Thủ đô chưa thực sự phong phú và hấp dẫn, tương xướng với tiềm năng đa dạng tài nguyên. Các sản phẩm chủ yếu mới chỉ tập trung ở các sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hóa, hội thảo, hội nghị, thương mại trong thời gian gần đây. Nh cầu của khách du lịch về giải trí, thưởng thức cac dịch vụ vui chơi khác, mà Hà Nội có tiềm năng đáp ứng lại chưa nhiều.

Việc quản lý các tuyến, điểm du lịch tại các tỉnh thành phố khác cũng gây khó khăn cho đầu mối cung cấp khách (các doanh nghiệp du lịch tại Hà Nội), do mỗi địa phương, mỗi tỉnh thành lại có cơ chế quản lý riêng biệt, vì vậy, khi du khách đến mỗi điểm du lịch tại các địa phương khác nhau, du khách lại chịu tác động về phương thức quản lý khác nhau tạo nên cảm giác phải cảm về hoạt động quản lý, khai thác cùng sản phẩm ở từng địa phương khác nhau. Đây cũng là một trong những ấn tượng chưa đồng bộ, thống nhất về hoạt động quản lý nhà nước của Việt Nam đối với du khách, đồng thời cũng gây ảnh hưởng không tốt đến yêu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp.

2.2.4 Quản lý các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trong lĩnh vực du lịch :

Tính đến hết năm 2007, tại Hà Nội có trên 4.320 doanh nghiệp đăng ký tham gia kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, tuy nhiên trong thực tế, mới chỉ có trên 100 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, 277 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (đứng thứ hai toàn quốc, chiếm trên 30% tổng số doanh nghiệp lữ hành quốc tế của cả nước), 543 cơ sở lưu trú và gần 100 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh vận chuyển khách du lịch.

Các hãng lữ hành ở Hà Nội phát triển nhanh về số lượng, có quan hệ chặt chẽ

với các đối tác nước ngoài trên khắp thế giới và dần khẳng định được về uy tín, chất lượng phục vụ với du khách quốc tế. Việc khai thác luồng khách được thực hiện qua nhiều hình thức : Qua mạng, website, qua các hãng gửi khách nước ngoài...Hàng năm ( kể năm 1998 đến nay), Hà Nội thường có 2-3 doanh nghiệp đạt danh hiệu Topten doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam.

Bảng 2.4 Số lượng doanh nghiệp lữ hành và vận chuyển khách du lịch

Loại DN 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng số DN đăng ký 775 1.130 2.276 4.000 4.320 Trong đó :

- DN lữ hành quốc tế 61 84 115 136 277

- DN lữ hành nội địa và dịch vụ khác 678 998 2.092 3.789 3.943

- DN vận chuyển khách DL 37 48 69 75 100

(Nguồn : Sở Du lịch Hà Nội)

Các phương tiện vận chuyển thuộc ngành du lịch quản lý có 100 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng ô tô với trên 1.000 xe các loại, 01 doanh nghiệp có đội tàu vận chuyển khách trên Sông Hồng, 01 doanh nghiệp có du thuyền trên Tây Hồ, 02 doanh nghiệp đầu tư toa tàu du lịch chất lượng cao. Đặc biệt, có 04 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển bằng xe xích lô du lịch.

Quản lý các doanh nghiệp, cá nhân tham gia trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp. Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp, là tiền để cho các văn bản, chính sách quản lý theo mô hình quản lý : Tiền cấp – hậu kiểm, là cơ hội thuận lợi cho việc hình thành hình thức kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Trước bối cảnh đó, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đối tượng tham gia kinh doanh trong ngành du lịch trở nên rất đông, "mọc lên như nấm sau cơn mưa", đặc biệt là sau 15 năm, nhà nước tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, đã đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước những thử thách to lớn.

Trong ngành du lịch Hà Nội thời gian qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có doanh thu và tốc độ tăng doanh thu cao nhất (đạt trên 5.000 tỷ đồng, chiếm 62% doanh thu toàn ngành). Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài là tập trung ở lĩnh vực kinh doanh lưu trú, doanh thu lưu trú chiếm 65,2% doanh thu du lịch. Có đến 13 trong tổng số 14 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 4 sao đến 5 sao đều thuộc sở hữu của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này. Đây là những cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng dịch vụ cao, sản phẩm đồng bộ và trình độ quản lý kinh doanh tiên tiến. Với đối tượng phục vụ chủ yếu là khách du lịch quốc tế có thu nhập cao và thời gian lưu trú bình quân tương đối dài (2,1 ngày/ khách) đã đem lại nguồn thu lớn cho loại hình doanh nghiệp này.

Các doanh nghiệp có vốn đần tư nước ngoài mặc dù khá khiêm tốn về số lượng song lại được đầu tư lớn và có trình độ quản lý, kinh doanh tiên tiến nhắm tới đối tượng là các gói sản phẩm cao cấp dành cho khách du lịch quốc tế, và khách du lịch trong nước có thu nhập cao, hoặc các nhà đầu tư hoặc khách tham dự hội nghị quốc tế. Vì vậy, khi luồng khách du lịch đi vào ổn định và tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2003-2007, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Các chỉ tiêu về số ngày lưu lại trung bình đối với cả hoạt động lưu trú và hoạt động lữ hành đều được duy trì ở mức khá cao so với các doanh nghiệp khác (7,8 ngày đối với hoạt động động lữ hành và 2,3 ngày đối với hoạt động lưu trú). Do chú trọng đầu tư và sử dụng lao động có chất lượng cao, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng đạt mức năng suất lao động cao nhất trong các thành phần kinh tế. Có thế nói khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển khá vững chắc với việc duy trì các chỉ tiêu phán ánh hiệu quả kinh doanh ở mức cao sao với toàn ngành và có chuyển biến so với năm 2003.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu ở 2 lĩnh vực : Lữ hành và lưu trú.

Các doanh nghiệp nhà nước, năm 2007, có doanh thu du lịch đạt 2.540 tỷ đồng chiếm 35% tổng doanh thu ngành. Tuy cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự hiện đại nhưng lại có được vị trí thuận lợi rộng rãi bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, tổ chức hội nghị, hội thảo…để có thế đón tiếp những đoàn khách lớn. Hiện nay, ngoài việc tiếp tục củng cố phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch hà nội (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w