IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO
4. Nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu và tác dụng phụ của thuốc
Cách tiếp cận dựa trên triệu chứng đối với tác dụng phụ của thuốc chống lao
Các nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu tham gia vào giai đoạn duy trì nên:
• Cảnh giác những tác dụng bất lợi tiềm ẩn của thuốc chống lao;
• Theo dõi bệnh nhân phát hiện sớm các phản ứng nguy hiểm;
• Dạy cho bệnh nhân biết làm thế nào để nhận ra bất kỳ tác dụng bất lợi và báo cáo cho họ,nhưng hãy trấn an bệnh nhân rằng các tác dụng bất lợi đối với thuốc là rất hiếm; Và
• Khuyến khích và động viên bệnh nhân và các thành viên trong gia đình tuân thủ điều trị.
Bảng 6 cung cấp hướng dẫn về cách tiếp cận dựa trên triệu chứng để theo dõi các đáp ứng lâm sàng đúng và các tác dụng phụ của các thuốc điều trị. Tác dụng phụ có thể được phân loại là nhỏ hoặc lớn và trong hầu hết các trường hợp cần được điều trị như sau:
• Các phản ứng phụ nhẹ: Ngay lập tức thông báo cho chuyên khoa về lao và thống nhất kế hoạch quản lý. Cung cấp sự khích lệ cho bệnh nhân. Nói chung không cần ngừng điều trị lao.
• Tác dụng phụ nặng: Ngưng ngay điều trị với nghi ngờ nguyên nhân do thuốc và thông báo cho các dịch vụ lao. Giới thiệu bệnh nhân đến bác sĩ của bệnh viện huyện (và gửi đến các dịch vụ cấp cứu nếu cần thiết).
THUỐC BIỂU HIỆN XỬ TRÍ, QUẢN LÝ RIFAMPICIN - Nước tiểu, mồ hôi,hay
nước mắt màu cam.
Nhuộm màu kính áp tròng mềm.
- Tương tác với một số loại thuốc nhất định, như thuốc tránh thai, cấy ghép sinh đẻ, và điều trị bằng
methadone,glucocorticoides, thuốc uống điều trị đái đường
- Đau bụng
- Chức năng gan bất thường qua kết quả kiểm tra.
Nước tiểu đậm - Mệt mỏi
- Sốt trong 3 ngày hoặc nhiều hơn
-Các triệu chứng giống như cúm
Chán ăn Buồn nôn Nôn
Da hoặc mắt vàng Dễ bầm tím, máu chậm
• Thông báo ngay cho chuyên gia lao tuyến huyện về các tác dụng phụ
• Đưa ra các khuyến nghị để giải quyết vấn đề
hiệu quả (đã đồng ý với chuyên gia lao tuyến huyện) chẳng hạn như không đeo kính áp tròng, sử dụng các phương pháp thay thế, kiểm soát sinh sản, và mặc kem chống nắng hoặc Tránh phơi nắng.
• Nhắc lại với bệnh nhân rằng tác dụng ph xảy ra vào các thời điểm này, và điều trị nên tiếp tục.
• Ngừng ngay khi nghi ngờ nguyên nhân do thuốc kháng và thông báo chuyên gia về bệnh lao tuyến huyện.
đông • Ngay lập tức tham khảo ý kiến
Người bệnh về dịch vụ chăm sóc bệnh lao (Và gửi đến
các dịch vụ khẩn cấp nếu cần)
Isoniazid Chóng mặt
Ngứa ran hoặc tê quanh miệng
Chức năng gan bất thường qua kết quả kiểm tra.
Cảm giác ngứa ran trong bàn tay và bàn chân
Streptomycin Rối loạn thăng bằng, giảm thính lực
Test chức năng thận bất thường
Pyrazinamide Xạm da
Dạ dày khó chịu, nôn mửa,chán ăn
Mức acid uric bất thường Đau khớp
Ethambutol Giảm thị lực
Mù màu
DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN LAO(SƠ LƯỢC) CỤ THỂ NHÂN VIÊN Y TẾ HƯỚNG DẪN NTN
Sức đề kháng và khả năng miễn dịch của người bị bệnh lao thường rất yếu. Hơn nữa, người bị bệnh lao dễ bị chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng (kể cả các vi chất). Quá trình chuyển hóa cũng bị thay đổi theo chiều hướng tăng tiêu hao năng lượng và các chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân và thiếu
dưỡng chất. Do đó, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lao, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.
Đối với người bị bệnh lao thì năng lượng nạp vào tùy theo thể trạng.
Nếu gầy phải ăn nhiều để đạt chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 18,5. Nếu thể trạng bình thường thì năng lượng nạp vào không thay đổi. Điều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bệnh là phải đủ 4 nhóm thực phẩm: đường, đạm, dầu mỡ vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần ưu tiên lượng đường từ quả chín để tốt cho gan thải độc do tác dụng phụ của thuốc.
Cần bổ xung các vitamin và khoáng chất:
Kẽm: Do cơ chế hoạt động của các loại thuốc điều trị lao đã gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh dẫn đến chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch.
Người bệnh nên chọn thực phẩm giàu kẽm như: sò, hến, con hàu, cùi dừa già, đậu Hà Lan, đậu tương, củ cải, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc…
Vitamin A, E, C: Đây là những chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc, giúp da khỏe mạnh, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, chống ôxy hóa nhưng người bị bệnh lao lại dễ bị thiếu hụt. Có thể uống bổ sung ở dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ hoặc ưu tiên chọn thực phẩm giàu các vitamin này như: rau tươi có màu xanh đậm, quả chín có màu vàng đỏ như cam, xoài, đu đủ, cà chua, cà rốt chứa nhiều vitamin A, C; gan súc vật và gia cầm, thịt đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển… đều chứa nhiều vitamin D.
Sắt: Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở người bệnh lao rất cao làm giảm sức đề kháng, dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch… Cần ăn những thực phẩm giàu sắt như: mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt nạc, gan…
Vitamin K, B6: Do người bệnh hấp thu kém, dễ gặp rối loạn tiêu hóa nên khả năng tổng hợp vitamin K giảm, gây trở ngại quá trình đông máu. Các vitamin này có nhiều trong thực phẩm như: gan, các loại rau màu xanh đậm. Dùng thuốc điều trị lao thường phải dùng kéo dài (vài tháng) theo phác đồ chống lao, các thuốc này lại làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B6 dễ gây viêm dây thần kinh ngoại biên, giảm miễn dịch do vậy ngoài uống vitamin B6 dạng dược phẩm bổ sung, người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin này như: thịt lợn nạc, thịt gà, đậu, đỗ các loại, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt…
Cần đa dạng món ăn: Do thể trạng yếu và tác dụng phụ của thuốc nên người bệnh dễ chán ăn, đòi hỏi phải đa dạng món ăn. Chọn những món người bệnh thích nhưng phải thường xuyên thay đổi để tạo sự kích thích. Nên chia
nhỏ bữa ăn hằng ngày để người bệnh hấp thu tốt và đầy đủ hơn các chất dinh dưỡng cần thiết.
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì những chất này làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng phụ của thuốc.