Các hoạt động ACMS và thông điệp chủ chốt

Một phần của tài liệu LỒNG GHÉP BỆNH LAO TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU (Trang 36 - 40)

V. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LAO TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE

2. Các hoạt động ACMS và thông điệp chủ chốt

+ Các nhà lãnh đạo Đảng, Chính quyền các cấp.

+ Lãnh đạo các Bộ, Sở, Ban ngành liên quan, các đại biểu dân cử.

+ Các thương gia, chủ các doanh nghiệp làm ăn thành đạt, các tổ chức phi chính phủ (NGOS) trong nước và quốc tế…

- Các hình thức vận động:

+ Tổ chức họp báo, tọa đàm về tình hình bệnh lao và hoạt động phòng chống lao, giới thiệu hoạt động này trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh, báo chí…)

+ Gửi thư cho những cá nhân có quyền quyết định về chính sách, đầu tư nguồn lực, các tổ chức có khả năng đầu tư tài chính và hỗ trợ kỹ thuật.

+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, đài phát thanh, báo chí…

- Các thông tin cần cung cấp trong hoạt động này nhằm thu hút sự quan tâm:

+ Tình hình bệnh lao trong cộng đồng đa số và thiểu số của quốc gia Và của địa phương: tỷ lệ mắc mới, số bệnh nhân lao lưu hành, tỷ lệ tử Vong do lao, xu hướng diễn biến tốt lên hay xấu đi.

+ Tình hình Lao/HIV và bệnh lao kháng thuốc.

+ Ai chịu tác động nhiều nhất của bệnh lao.

+ Ảnh hưởng của bệnh lao đến sức khoẻ của cộng đồng và sự phát triên kinh tế xã hội.

+ Những tiến bộ trong công tác chống lao ở địa phương thông qua việc sử dụng DOTS.

+ Những khó khăn trong công tác chống lao ở địa phương (thiếu hụt kinh phí, nhân sự, cơ sở làm việc, chế độ đãi ngộ cho cán bộ chống lao…).

+ Tình hình về sự đầu tư cho chương trình chống lao của Tổ chức Y tế Thế giới, của các nước khác, các chỉ số về bệnh lao trong mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc.

+ Những kiến nghị để công tác chống lao được tốt hơn …

2.2 Các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi hành vi (Communication) - Đối tượng đích:

+ Người dân trong cộng đồng + Bệnh nhân lao

+ Các nhóm đối tượng đặc biệt: đồng bào dân tộc thiểu số, những người có HIV, những người sống trong trại giam, trại giáo dưỡng…

- Các hình thức truyền thông:

+ Truyền thông trực tiếp: truyền thông cho cả nhân, truyền thông cho hộ gia đình, truyền thông cho một nhóm (nhóm bệnh nhân lao, nhóm người dân trong cộng đồng...) thông qua các buổi nói chuyện, thảo luận nhóm…

+ Truyền thông gián tiếp thông qua các phuong tiện thông tin đại chúng. Đơn vị chống lao tỉnh có thể xây dụng các chương trình phát thanh, truyền hình (bản tin về hoạt động chống lao, chương trình khoa giáo. . .) phát sóng trên đài truyền hình, đài phát thanh địa phuong, viết bài đăng trên báo, tạp chí ở địa phương, sản xuất panô, áp phích đặt ở nơi công cộng …

+ Các hình thức truyền thông khác như tổ chức cuộc thi tìm hiểu về bệnh lao, thì tuyên truyền viên phòng chống lao được phát sóng trên truyền hình hoặc trên đài phát thanh.

- Các thông tin về bệnh lao sử dụng trong hoạt động này nhằm cung cấp kiến thức và chỉ dẫn hành động:

+ Bản chất của bệnh lao, đường lây truyền.

+ Những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao.

+ Nơi khám, chữa bệnh lao, các dịch vụ được miễn phí cho bệnh nhân lao.

+ Nguyên tắc điều trị bệnh lao, thời gian điều trị.

+ Tác hại của việc điều trị bệnh lao không đúng nguyên tắc.

+ Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao.

Đối với bệnh nhân lao, cán bộ chống lao cần phải giải thích cho bệnh nhân rõ về thể bệnh lao của họ, bệnh lao có thể chữa khỏi, tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, các thuốc chống lao bệnh nhân phải dùng, cách dùng thuốc, những tác dụng phụ của thuốc chống lao có thể gặp, tầm quan trọng của việc xét nghiệm đờm theo dõi trong quá trình điều trị, chế độ ăn uống, cách phòng lây nhiễm cho người xung quanh…

Trước khi cấp thuốc chống lao tháng đầu tiên cho bệnh nhân, cán bộ chống lao cần dành 10 phút để truyền thông cho bệnh nhân lao những nội dung trên (đây là việc bắt buộc phải làm) và có thể phải nhắc lại ở những lần cấp thuốc sau sẽ rất có tác dụng tăng cường sự họp tác của bệnh nhân trong quá trình điều trị.

2.3 Hoạt động huy động xã hội để xã hội hoá công tác phòng chống lao (Social Mobilization)

- Thành lập liên minh chống lao bao gồm các cá nhân có uy tín trong cộng đồng (ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng, nhà giáo, nhà lãnh đạo. . .), các tổ chức xã hội

(hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Chữ thập đỏ...), các bộ ngành có liên quan (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an…), Hội bệnh nhân lao…

- Đơn vị chống lao cần có kế hoạch phối hợp với các thành viên trong liên minh để triển khai các hoạt động phù hợp với khả năng và điều kiện của mỗi thành viên: hoạt động truyền thông về phòng chống lao và giảm kỳ thị với bệnh lao, vận động tài trợ cho hoạt động phòng chống lao, tài trợ cho bệnh nhân lao…

- Các tổ chức và cả nhân trong liên mình cần được cung cấp đầy đủ các thông tin và kiến thức cơ bản về bệnh lao, hoạt động phòng chống lao và các dịch vụ khám, chữa bệnh lao ở địa phương để họ triển khai các hoạt động tốt hơn.

- Đơn vị chống lao tuyến tỉnh / huyện phải có số theo dõi ghi chép đầy đủ các loại tài liệu truyền thông do CTCLQG cấp.

- Lập bảng phân phối cho tuyến dưới.

- Có công văn hướng dẫn tuyến dưới sử dụng các loại tài liệu truyền thông theo đúng hướng dẫn của CTCLQG.

2.4 Các loại tờ rơi, sách bỏ túi

Tài liệu này không chỉ phát cho bệnh nhân lao và những người đến khám bệnh tại các cơ sở y tế mà cần được phát rộng rãi cho người dân trong cộng đồng, phát cho học sinh trong các trường học, cho người dân trong các buổi họp cộng đồng, trong các buổi họp chợ, phát tại bến tàu xe... Các tờ rơi, sách bỏ túi cũng được Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam, Hội Nông dân Việt nam, Cục Y tế Bộ Công an sử dụng để tuyên truyền cho các hội viên trong cộng đồng và các tù nhân trong các trại giam.

2.5 Các loại áp phích

Áp phích cần được dán, treo ở trong nhà để tránh mưa nắng, dân ở chỗ để nhìn thấy, có nhiều người tập trung hoặc qua lại như: phòng chờ khám bệnh, hành lang, trong buồng bệnh, hoặc dán ở các nơi công cộng khác: phòng họp của cộng đồng, trong trường học, trong các trại giam, trong phòng đợi tàu xe… Cần phải tháo bỏ những áp phích đã rách, đã bạc màu để thay bằng áp phích còn mới.

2.6 Sách mỏng cung cấp thông tin về bệnh Lao, Lao/HIV cho tuyên truyền viên và nhân viên y tế cơ sở

Sách này có nhiều thông tin cơ bản về Chương trình chống lao, về bệnh lao, Lao/HIV và một số kỹ năng truyền thông. Sách được phân phối để cấp cho các trạm y tế xã, cho nhân viên y tế thôn bản, tuyên truyền viên tình nguyện.

Một phần của tài liệu LỒNG GHÉP BỆNH LAO TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w