Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 44 - 48)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu về phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì, tác giả sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau để phân tích:

2.3.1. Quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng tăng trưởng công nghiệp

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng công nghiệp: đó là chỉ tiêu phản ánh về quy mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm hay bình quân năm của một giai đoạn nhất định. Quy mô phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.

- Giá trị sản xuất công nghiệp (GO): Chỉ tiêu này thường được dùng để đo lường kết quả sản xuất công nghiệp trong một thời kì nhất định. Giá trị sản xuất công nghiệp được tính theo giá trị cố định và giá hiện hành. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp được tính bằng giá cố định.

Giá trị sản xuất công nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ của các nhóm ngành công nghiệp (khai khoáng; chế biến; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải) thực hiện trong một thời kỳ nhất định.

GO (theo giá thực tế) = Doanh thu thuần công nghiệp + Các khoản trợ cấp của Nhà nước + Chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ hàng tồn kho + Thuế tiêu thụ phát sinh nộp ngân sách Nhà nước.

- Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (VA) ngành công nghiệp: là chỉ tiêu cốt lõi phản ánh tăng trưởng về sản lượng công nghiệp, đồng thời là chỉ tiêu định lượng để phản ánh chất lượng tăng trưởng. Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC) gồm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định và thặng dư sản xuất. Mối quan hệ giữa VA, GO, IC được biểu diễn như sau: VA=GO-IC; theo cách tính trên thì VA tỉ lệ thuận với GO và tỷ lệ nghịch với IC.

- Tốc độ phát triển liên hoàn: Thể hiện sự biến đổi của đối tượng nghiên cứu giữa 2 giai đoạn liên tiếp (hoặc 2 năm liên tiếp) và được tính theo công thức:

i i+1 i

i-1

y =Y -Y

Y x100 (%) Trong đó:

yi: tốc độ phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu Yi+1: giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu giai đoạn i Yi-1: giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu giai đoạn i-1

- Tốc độ phát triển bình quân: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát triển trung bình trong cả giai đoạn nghiên cứu.

% 100

% 1100 

n Y y Yt

Trong đó: ytốc độ phát triển bình quân

Yt: giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu năm cuối giai đoạn nghiên cứu Y1: giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu năm gốc

N: số năm trong giai đoạn nghiên cứu ( không tính năm gốc)

- Số lượng, sản lượng sản phẩm công nghiệp: Phản ánh quy mô, tính đa dạng trong sản xuất sản phẩm công nghiệp.

- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp: Được xác định bằng tỷ lệ phần trăm tăng thêm (hoặc giảm đi) giữa giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tạo ra trong năm (theo giá so sánh) so với giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của năm trước đó (theo giá so sánh).

g (%) = (GOi - GOi - 1 )/GOi - 1

Trong đó:

g: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp GOi: Giá trị sản xuất công nghiệp năm i GOi-1: Giá trị sản xuất công nghiệp năm i-1

- Quy mô tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp: Là lượng tăng thêm (hoặc giảm đi) giữa giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tạo ra trong năm (theo giá so sánh) so với giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của năm trước đó (theo giá so sánh).

Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Muốn có nền công nghiệp phát triển trước hết công nghiệp cần phải có tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong dài hạn.

Ngoài ra quy mô tăng trưởng công nghiệp còn thể hiện qua việc thu hút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp. Vốn đầu tư có vai trò quan trọng cho phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của một địa phương nói chung.

Mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp… đều cần nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Chính vì vậy quy mô nguồn vốn đầu tư nhiều hay ít cũng sẽ phản ánh quy mô phát triển công nghiệp của một địa phương.

2.3.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Cơ cấu công nghiệp là số lượng các bộ phận hợp thành lĩnh vực công nghiệp và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy. Một nền công nghiệp được coi là phát triển khi nó có một cơ cấu cân đối và hợp lý, hiện đại.

2.3.3. Năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động

- Năng suất lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động thường đo bằng tổng sản phẩm trong nước tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm dương lịch.

Năng suất lao động xã hội = {Tổng sản phẩm trong nước (GDP)/Tổng số người làm việc bình quân}.

Nếu GDP bình quân trên mỗi lao động càng lớn thì năng suất lao động xã hội càng cao và ngược lại. Năng suất lao động cao chứng tỏ một nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng.

- Cơ cấu lao động có thể hiểu là một phạm trù kinh tế tổng hợp, thể hiện tỷ lệ của từng bộ phận lao động nào đó chiếm trong tổng số, hoặc thể hiện sự so sánh của bộ phận lao động này so với bộ phận lao động khác.

Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một không gian và khoảng thời gian nào đó. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một khái niệm nêu ra trong một không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi chất lượng lao động. Cơ cấu lao động được chuyển dịch tuỳ theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cơ cấu lao động được chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp dẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới sẽ chuyển dịch sang làm việc; sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể…

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung vào thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế để thấy rõ sự phù hợp hay không phù hợp giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với cơ cấu lao động; vai trò tác động qua lại lẫn nhau giữa hai chỉ tiêu này.

2.3.4. Mức độ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ Việc hình thành và phát triển các KCN, CCN tạo điều kiện để phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo môi trường cho chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng, tạo được nhiều việc làm cho người lao động và thu hút được một khối lượng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Sự phát triển các KCN, CCN là tiêu chí quan trọng để đánh giá quá trình phát triển công nghiệp. Công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp chuyên sản xuất nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện,… cho các doanh nghiệp chế tạo hoặc lắp ráp thành một loại sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh. Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, là chìa khoá để giải quyết nhiều vấn đề cơ bản của nền kinh tế, phát huy tối đa nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, nâng cao giá trị gia tăng đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, góp phần giảm nhập siêu cho nền kinh tế và tạo việc làm cho người lao động.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp thành phố việt trì (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)