CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội
3.2.2. Phân tích sự phù hợp của các văn bản, chính sách
- Về chính sách phát triển, quản lý KGXCC
Trong các văn bản pháp luật, định hướng phát triển KGXCC đều có điểm chung là: Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp một số quảng trường, công viên, vườn hoa, bảo đảm trật tự, mỹ quan đô thị, tạo điểm vui chơi, giải trí thuận tiện cho nhân dân; Phát triển KGXCC khu vực nội thành cũng rất được chú trọng do quỹ đất trống hạn chế, diện tích chật hẹp.
Việc phát triển các KGXCC rất được chú trọng. Điều 15 Mục 4 Luật Thủ đô có nêu: “Quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Luật này và quỹ đất sau khi di dời cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch”.
Bên cạnh đó, để khuyến khích xã hội hóa trong việc đầu tư và phát triển KGXCC của thành phố, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết 16/2013/NQ- HĐND ngày 17/7/2013 của HĐND thành phố về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô.
Ngoài ra, việc quản lý các nguồn vốn đầu tư tự nguyện xây dựng KGXCC trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là những KGXCC không có khả năng kinh doanh cũng được UBND hết sức quan tâm, điều này được thể hiện qua Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 về ban hành Quy định về quy trình tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho việc xây dựng công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí, công trình văn hóa không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong Quy định có nêu rất rõ ràng và chi tiết về các hình thức đóng góp tự nguyện gồm 3 hình thức (Bằng tiền mặt; Các loại tài sản, hiện vật; Bằng ngày công lao động); Tổ chức tiếp nhận đối với mỗi hình thức đóng góp; Việc báo cáo và công khai các khoản đóng góp tự nguyện.
51
- Về phân cấp quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa vườn thú trên địa bàn Hà Nội: cũng đã được quy định tại điều 4 quy định quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa vườn thú. Hiện nay, Sở Xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về công viên, vườn hoa, vườn thú, cây xanh chung trên địa bàn Thành phố, tổ chức quản lý vườn hoa, cây xanh chung trên các trục đường chính đô thị có mặt cắt ngang đường phần xe chạy từ 7,5m trở lên đối với đường trong các quận nội thành, đường đã đặt tên, các tuyến đường quốc lộ, các dải phân cách có cây xanh, thảm cỏ và các công viên lớn theo quyết định riêng của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Bên cạnh đó, các quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, chế tài đối với các hành vi này như mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng đã được nêu ra trong các văn bản pháp lý. Như vậy, ta có thể thấy rằng, việc quản lý các KGXCC đã được Thành phố hết sức quan tâm, thể hiện qua các quy định cụ thể tại các văn bản pháp lý.
Trong thực tế triển khai hiện nay, khu vực nội thành cũ ngoài 5 công viên lớn do các công ty chuyên trách trực tiếp quản lý thì các vườn hoa, công viên còn lại đều do Sở Xây dựng quản lý theo đúng quy định về phân cấp của Thành phố.
3.2.2.2. Những hạn chế, bất cập:
- Quản lý theo quy hoạch đã được chú trọng trong các văn bản pháp quy song còn yếu trong triển khai
Trong tất cả các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực KGXCC đều quy định việc quản lý, chăm sóc, chặt hạ, di chuyển đều phải theo quy hoạch, kế hoạch của Thành phố. Hệ thống các công viên, vườn hoa đều được quản lý theo quy hoạch, tuy nhiên công tác này chưa thật sự tốt. Hiện nay, nhiều công viên, vườn hoa bị lấn chiếm nghiêm trọng, các cấp chính quyền vào cuộc nhưng việc xử lý các vi phạm chưa triệt để.
Ví dụ như việc quản lý Công viên Tuổi trẻ. Trong phạm vi công viên Tuổi trẻ theo quy hoạch hiện có 8 công trình sai phạm, chiếm hàng nghìn m2 đất của công viên.
Các sai phạm này diễn ra từ năm 2012, trong vòng 3 năm UBND thành phố cùng Sở Xây dựng đã ban hành rất nhiều văn bản đề nghị tháo dỡ, xử lý vi phạm nhưng đến nay các công trình vẫn tồn tại. Ta có thể thấy, việc quản lý cấp cơ sở còn lỏng lẻo, thiếu sự giám sát, không bám sát vào quy hoạch của công viên.
52
- Chưa phù hợp trong phân cấp quản lý hệ thống công viên, vườn hoa, sân chơi Những công viên, vườn hoa lớn do các cơ quan quản lý công viên, cây xanh chuyên ngành được quy hoạch bài bản, quản lý đầu tư xây dựng thuận lợi, được ưu tiên đầu tư, được quản lý chặt chẽ, giữ vững được chức năng cơ bản của công viên, cây xanh theo quy hoạch. Trên địa bàn thành phố hiện có 6 công viên lớn, lâu đời và 5 vườn hoa trong khu vực nội đô đã được triển khai đầu tư, cải tạo theo kế hoạch 66/KH-UBND và kế hoạch 134/KH-UBND của thành phố.
Đối với mỗi công viên lớn trên địa bàn thành phố đều có một công ty chuyên trách, ví dụ như: công viên Thống nhất, Ba Mẫu do công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất quản lý; Công viên Tuổi trẻ, Bách thảo do Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh; Công viên Thủ Lệ, Hòa Bình do Công ty CP Công nghệ Thương mại Bình Minh, tuy nhiên theo mỗi lĩnh vực lại có cơ quan quản lý riêng dẫn đến việc quản lý các công viên lớn có sự chồng chéo trong quản lý sử dụng.
Theo quy định của nhà nước, công viên cây xanh do Sở Xây dựng quản lý, đất đai, hồ nước do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, bên ngoài tường rào của công viên do UBND quận quản lý, nhưng sự việc diễn ra trong công viên lại do UBND quận xử lý. Từ thực tế cho thấy, việc quản lý các công viên lớn trên địa bàn thành phố tuy có sự hợp lý về chức năng mỗi sở ban ngành nhưng lại bất cập trong thực tế quản lý.
Thực tế khảo sát tại UBND Quận Hai Bà Trưng cho thấy, có sự khó khăn trong công tác quản lý an ninh trật tự, vệ sinh môi trường giữa các công viên cấp Thành phố và khu vực xung quanh do sự phân cấp hiện nay. Chính vì thế mà hiệu quả quản lý tại các khu vực này chưa cao.
Tại những vườn hoa, sân chơi do chính quyền phường, tổ dân phố, người dân ở các khu nhà ở tự quản thường thiếu quy hoạch, thiếu kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý chuyên nghiệp, thường không giữ được chức năng sử dụng đất theo quy hoạch của vườn hoa, sân chơi.
- Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực KGXCC chưa chú trọng đến các quy định về quản lý, đầu tư và phát triển hệ thống sân chơi trong khu ở
Hiện nay, có nhiều văn bản quy định về lĩnh vực KGXCC, trong mỗi văn bản đều có phần tổ chức thực hiện, phân công thực hiện các nội dung quy định trong văn bản, tuy nhiên chỉ có Quy định về quản lý cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn
53
thú Hà Nội ban hành theo Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 có Điều 4 quy định về Phân cấp quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú và Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 quy định về tổ chức thực hiện của các Sở, Ngành thuộc UBND Thành phố, UBND các quận huyện, các đơn vị trực tiếp quản lý, các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. Trong đó nêu rất rõ trách nhiệm của từng cấp, đơn vị trong việc quản lý cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú nhưng không nhắc đến sân chơi trong khu ở. Chức năng của cấp phường, xã ở đây chỉ là phối hợp với các lực lượng của các Sở để kiểm tra trong quá trình thực hiện chặt hạ, cắt sửa, dịch chuyển cây.
Ngay trong các kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống công viên, vườn hoa của thành phố cũng chỉ chú trọng đến các công viên có trong danh mục chính thống mà không có kế hoạch đầu tư, phát triển các sân chơi trong khu ở.
- Nhận thức của chính quyền về tầm quan trọng của vườn hoa/sân chơi khu dân cư còn thấp
Quy hoạch cây xanh Hà Nội dành ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển các công viên lớn, chứ không phải là vườn hoa cấp đơn vị ở. Trong các kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ đều có ngân sách Thành phố cấp kết hợp với xã hội hóa đầu tư một phần và không có kế hoạch đầu tư cho các sân chơi. Sân chơi là KGXCC gần gũi nhất với người dân về mặt không gian và sử dụng nhưng lại chưa được chú trọng đầu tư. Hiện nay, việc đầu tư xây dựng các sân chơi chủ yếu dựa vào nguồn xã hội hóa từ các tổ chức NGO và người dân. Một số tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực này trên địa bàn Hà Nội cũng như toàn quốc: Think Playgrounds, Health Bridge, Trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị,…
Bên cạnh đó, việc quản lý sân chơi ở cấp cơ sở cũng có những bất cập và sai phạm. Sân chơi là diện tích đất công do UBND phường quản lý. Tuy nhiên, hiện nay chính quyền cấp phường cũng có những ưu tiên khác cao hơn so với việc đảm bảo có vườn hoa/sân chơi cho người dân. Một số chính quyền phường vẫn cho tư nhân thuê đất công cho các hoạt động thương mại trong khi nhu cầu về vườn hoa/sân chơi của người dân vẫn chưa được đáp ứng.
- Thiếu hệ thống thông tin tích hợp dùng chung trong quản lý KGXCC
Thành phố chưa có một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin tích hợp dùng chung để thu thập, lưu trữ và chia sẻ thông tin đa ngành một cách thống
54
nhất, trong đó có các thông tin về quản lý đất công và vườn hoa/sân chơi. Thiếu một cơ quan như vậy, quy hoạch và quản lý cây xanh sẽ phải đối mặt với: Thiếu thông tin;
Thông tin không đáng tin cậy; Việc chia sẻ thông tin không hiệu quả.
Đây là vấn đề liên quan đến thông tin, truyền thông nên giao cho Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng về vấn đề chuyên môn. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực KGXCC chưa có nội dung quy định về vấn đề tích hợp thông tin, phần lớn trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông trong các văn bản là tuyên truyền thông tin cho các văn bản đó. Theo Quy định quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú quy định trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông là: “Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung quyết định này trên hệ thống thông tin đại chúng”. Trong Kế hoạch 134/KH-UBND về đầu tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn đến 2015, trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông là: “Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ cây xanh, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trồng cây xanh bảo vệ môi trường”.