Đánh giá sự tham gia quản lý và phát triển KGXCC từ phía cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực bốn quận nội thành cũ hà nội (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá sự tham gia quản lý và phát triển KGXCC từ phía cộng đồng

a. Một số mặt đạt được về sự tham gia quản lý của cộng đồng:

- Không gian xanh công cộng hiện đã có sự tham gia quản lý của cộng đồng nhưng vẫn còn chưa mạnh mẽ. Sự tham gia của cộng đồng đối với mỗi đối tượng công viên, vườn hoa hay sân chơi khu dân cư có mức độ khác nhau. Trên thực tế, việc tham gia quản lý các KGXCC của người dân thông qua các hội, đoàn thể của địa phương như: hội phụ nữ, đoàn thanh niên. Ngoài ra, sự tham gia của người dân trên phương diện cá nhân trong việc quản lý KGXCC thực chất là sự quan tâm của cộng đồng đến các khu vực này, chưa phải sự tham gia quản lý thực sự. Sự tham gia của người dân trong việc quản lý KGXCC được thể hiện trong biểu đồ Hình 3.25:

38% 62%

Không tham gia Có tham gia

Hình 3.25: Tỷ lệ người dân tham gia quản lý KGXCC

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) Qua khảo sát thực tế cho thấy, sự tham gia của người dân trong việc quản lý KGXCC đã có nhưng vẫn còn hạn chế, chiếm 38% số người được khảo sát.

- Người dân rất sẵn lòng trong việc tham gia đóng góp để xây dựng và phát triển KGXCC. Tuy việc tham gia quản lý KGXCC chưa được rộng rãi nhưng khi được kêu gọi đóng góp người dân đều rất nhiệt tình (Hình 3.26).

4%

42%

29%

25%

Đóng góp tiền Đóng góp công sức Kêu gọi người khác tham gia

Ý kiến khác

61

Hình 3.26: Tỷ lệ các hình thức tham gia đóng góp để nâng cao chất lƣợng không gian xanh công cộng khu vực nghiên cứu

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) Qua khảo sát thực tế đối với người dân về mức độ sẵn lòng của người dân khi tham gia các hoạt động đóng góp để nâng cao chất lượng KGXCC mà họ đang sử dụng cho thấy, 42% đồng ý đóng góp công sức, 25% đóng góp tiền, 29% kêu gọi người khác tham gia và 4% đưa ra ý kiến khác. Qua kết quả khảo sát cho thấy, người dân rất quan tâm đến chất lượng của KGXCC và rất sẵn lòng đóng góp để nâng cao chất lượng KGXCC mà họ sử dụng.

b. Những bất cập, hạn chế:

- Công tác tuyên truyền về quyền lợi gắn liền với trách nhiệm của người dân còn hạn chế. Trong các văn bản pháp lý của Thành phố đã quy định cụ thể đến trách nhiệm và quyền lợi của các cá nhân, hộ gia đình trong việc quản lý, bảo vệ công viên, vườn hoa. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân gần như không được tuyên truyền, giáo dục về trách nhiệm và quyền lợi của mình (Hình 3.27).

80%

20%

Không biết Có biết

Hình 3.27:Tỷ lệ người dân biết đến các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về công tác quản lý KGXCC khu vực nghiên cứu

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài) Khi được hỏi về các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của chính quyền trong công tác quản lý KGXCC, 80% người dân được hỏi trả lời không biết, 20% trả lời có biết và tuyên truyền đó là về vứt rác đúng nơi quy định. Qua khảo sát thực tế cho thấy, người dân không biết đến các quy định về trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc quản lý và bảo vệ KGXCC.

62

Bên cạnh đó, từ việc không biết quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc quản lý và bảo vệ KGXCC nên khi các KGXCC bị xâm hại, sử dụng sai mục đích, tiếng nói của người dân gần như không có giá trị.

- Việc quản lý, bảo vệ sân chơi chưa được quy định chính thức trong các văn bản pháp lý, vì vậy sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc quản lý các sân chơi trên địa bàn nội thành cũ Hà Nội thường thông qua các quy định quản lý riêng của từng phường, tổ dân phố, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể.

- Sự chênh lệch lợi ích trong việc sử dụng KGXCC dẫn đến việc quản lý kém hiệu quả từ phía người dân trong việc quản lý sân chơi. Hiện nay, sân chơi thuộc sự quản lý của cấp phường và trực tiếp cho người dân sử dụng. Tuy nhiên, chức năng và mục đích sử dụng của sân chơi hầu như đều bị sai lệch. Qua thực trạng phân tích ở phần trên ta thấy rằng, sân chơi chủ yếu được sử dụng cho mục đích thương mại dịch vụ, diện tích phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân rất ít. Nhưng việc sử dụng sai mục đích này cũng đem lại lợi ích cho cả người dân và cấp phường nên việc xử lý sai phạm tương đối khó khăn.

3.3.2. Đánh giá hiệu quả công tác xã hội hóa đầu tư phát triển KGXCC từ cộng đồng

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, công tác xã hội hóa đầu tư các khu vực không gian xanh công cộng đang dần phát triển. Việc xã hội hóa điểm vui chơi giải trí đã được thực hiện và đem lại hiệu quả xã hội khá khả quan. Đó là Nhà nước không phải đầu tư từ ngân sách, người dân được thụ hưởng còn doanh nghiệp có nguồn thu từ vận hành, quản lý các khu vui chơi này.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã có khá nhiều mô hình xã hội hóa khu vui chơi, nghỉ ngơi, sinh hoạt cộng đồng thành công, đem lại ý nghĩa xã hội lớn lao, nhưng chủ yếu là các khu vực đô thị mới, ngoại thành. Chẳng hạn, dự án khu vui chơi ngoài trời tại công viên Nghĩa Đô và Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) hoàn thành đã đáp ứng khá tốt nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân khu vực dự án và phụ cận.

Đa phần các đơn vị doanh nghiệp, cá nhân đầu tư hiệu quả và mạnh mẽ vào các khu vực mới Thành phố. Đối với các khu vực công viên, vườn hoa nội thành chủ yếu mới chỉ là đầu tư xã hội hóa cho các hạng mục nhỏ lẻ như ghế đá, cây xanh... có ghi tên nhà đầu tư và việc quản lý duy tu các hạng mục đó không được thường xuyên liên

63

tục nên có xảy ra tình trạng xuống cấp, hỏng hóc. Có thể nói nguồn đầu tư như vậy là chưa hiệu quả.

Tuy vậy cộng đồng dân cư đang dần ý thức hơn về việc nội thành cũ Hà Nội đang thiếu trầm trọng khu vui chơi trẻ em trong các khu ở, vì vậy khi được vận động tham gia đóng góp để xây dựng các sân chơi, người dân rất sẵn lòng và nhiệt tình tham gia đóng góp. Hình thức đóng góp không chỉ về vật chất mà cả công sức trực tiếp.

Hiện nay, có một số nhóm kỹ sư trẻ, các tổ chức cộng đồng tự nguyện xây dựng các sân chơi cho trẻ em nội thành. Điển hình phải kể đến mô hình tổ chức sân chơi cho trẻ em của nhóm Think Playgrounds. Đây là một nhóm tình nguyện với thành phần chủ yếu là các kiến trúc sư hoạt động với mục đích tạo ra các sân chơi miễn phí cho trẻ em trong trung tâm Thành phố, nơi diện tích chật hẹp. Đến nay nhóm đã có 8 thành viên chính, đã tự thi công được 7 sân chơi nhỏ trong Hà Nội. Nhóm tìm kiếm các vật liệu tái chế, tái sử dụng có giá thành rẻ, nhiều thứ có thể xin được. Nhóm cũng kết nối với cộng đồng, các cá nhân và nhà tài trợ để huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ trong việc xây dựng sân chơi.

Ta có thể thấy, công tác xã hội hóa trong việc xây dựng công viên, vườn hoa, sân chơi khu vực nội thành cũ Hà Nội đến nay vẫn chưa thực sự tốt nhưng đã bắt đầu có những bước chuyển biến rõ rệt. Thông qua các nhóm phi lợi nhuận, các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương, người dân đã chuyển biến trong nhận thức và hành động của mình đối với việc đóng góp xây dựng các sân chơi, vườn hoa – nơi mà họ là người thụ hưởng chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực bốn quận nội thành cũ hà nội (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)