Đối với các khu đất hiện có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực bốn quận nội thành cũ hà nội (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội

3.4.1. Đối với các khu đất hiện có

a. Thành phố thu hồi lại quỹ đất bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, các quỹ đất sử dụng chức năng không phù hợp trong các khu vực này cho các không gian vườn hoa, sân chơi

Trước đây tại các khu tập thể cũ như Kim Liên, Trung Tự, Nguyễn Công Trứ, Giảng Võ, Thành Công,… đều có các khoảng không gian lưu thông rộng rãi với vườn hoa, sân chơi giải trí. Các không gian này thường được thiết kế trong những bản vẽ quy hoạch chi tiết và được các cấp phê duyệt. Tuy nhiên do buông lỏng quản lý, nên hiện tại nhiều khu vực không gian xanh công cộng đang dần bị lấn chiếm, bị phá huỷ,

64

thay thế vào đó là nhà cửa, tường bao, nơi kinh doanh thương mại. Cụ thể, tại nhiều khu dân cư, người dân tự ý lấn chiếm khoảng không gian chung, lấn chiếm hết diện tích đất trống, cây xanh, đường đi để bán hàng quán, chỗ gửi xe,....

Hà Nội có hơn 300ha đất dành cho công viên, vườn hoa sân chơi, nhưng việc rà soát, kiểm kê bao nhiêu diện tích đất dành cho sân chơi, vườn hoa, khu vực kinh doanh, bán hàng,… chưa được quan tâm.

Do vậy để trả lại không gian công cộng cho sân chơi, vườn hoa theo quy định, Thành phố cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thành phố Hà Nội cần kiểm kê quỹ đất có thể phát triển vườn hoa sân chơi, trong đó lồng ghép với nhiệm vụ kiểm kê quỹ đất công đặc biệt quỹ đất công đang sử dụng lãng phí, sai mục đích để ưu tiên phát triển vườn hoa, sân chơi. Đồng thời, khôi phục không gian xanh công cộng hiện có, đẩy lùi tình trạng lấn chiếm, sử dụng sai mục đích nhằm khôi phục, nâng cấp các không gian vườn hoa, sân chơi trong các khu dân cư…

- Thành phố nên rà soát lại các dự án treo, dự án chậm tiến độ nếu thấy phù hợp có thể thu hồi, dành diện tích cho không gian xanh công cộng.

b. Cải tạo khu chung cư cũ

Kết quả khảo sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng hiện trạng các chung cư cũ trên địa bàn thành phố của Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội, toàn Thành phố hiện có 1.516 chung cư cũ với quy mô từ 2 đến 5 tầng. Những chung cư này chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến năm 1990. Trong đó có hơn 1.500 chung cư cũ trên được xây dựng tập trung ở các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Hoàng Mai. Do được xây dựng đã lâu nên các chưng cư trên xuất hiện tình trạng nguy hiểm cần cải tạo, xây dựng lại.

Kết quả kiểm tra 1.467 chung cư cũ (số còn lại đã được khảo sát đánh giá trước đó) cho thấy, không có chung cư nào được xếp loại 1 (loại A), 645 chung cư được xếp loại 2 (loại B), 522 chung cư xếp loại 3 (loại C) và 37 chung cư bị liệt vào loại 4 (loại D) [26].

Từ thực tế trên cho thấy việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư là việc làm cần thiết, giải quyết nhu cầu bức thiết của người dân. Tuy nhiên quá trình cải tạo, xây dựng các chung cư cần xác định đảm bảo không gian sinh hoạt cho cộng đồng dân cư. Vì khoảng không gian trống giữa các chung cư có diện tích nhỏ, mặt khác các chung cư

65

nằm sâu trong khu dân cư, trong các ngõ, ngách nên đề xuất trường hợp khi tiến hành cải tạo, xây dựng lại các chung cư cần dành tỷ lệ quỹ đất phù hợp để bố trí các sân chơi cho trẻ em.

Tác giả đề xuất thực hiện tôn tạo, bố trí sân chơi có thiết kế các trò chơi, không gian giải trí vào khu ở là khoảng không gian lưu thông giữa 2 khu nhà chung cư, ưu tiên sân chơi giá rẻ. Tùy trường hợp cụ thể để phân chia sân chơi cho hợp lý giữa các khu nhà:

Bảng 3.5: Đề xuất bố trí sân chơi đối với một số chung cƣ cũ hiện đang thiếu sân chơi

TT Tên khu Diện tích (ha) Số nhà

I Khu chung cƣ cũ nhiều tầng

1 Khu Thành Công 44,29 62

2 Khu Giảng Võ 36,37 28

3 Khu dốc Ngọc Hà & dốc Đội Cấn 3,8 10

4 Khu Ngọc Khánh 3,21 6

5 Khu Kim Liên 50,95 38

6 Khu Trung Tự 15,36 26

7 Khu Khương Thượng 4,83 11

8 Khu Vĩnh Hồ 9,05 16

9 Khu Láng Hạ & Láng Trung 3,6 9

10 Khu Hào Nam 3,46 8

11 Khu Vĩnh Hồ 12,3 19

12 Khu Phương Mai 22,57 29

13 Phố Đại La 4,15 11

14 Phố Quỳnh Mai 15,36 17

15 Khu Bách Khoa 3,45

16 Hồ Việt Xô 0,9 3

17 Khu Thanh Nhàn 1,61 5

18 Khu Nguyễn Công Trứ 6,25 20

27 Khu Quỳnh Lôi 4,115

28 Khu Minh Khai 3,22

29 khu Mai Động 9,56

30 Khu Viện vệ sinh dịch tễ 7,85

31 Khu Nam Đồng 3,28

II Khu chung cƣ cũ thấp tầng

66

1 Lương Yên - Thúy ái 2,56 33

2 Tân Mai 12,3 1428

3 Mai Hương 12,35 34

4 Khu 17 nhà gỗ 2 tầng Chương Dương 1,35 17

5 Văn Chương 4,8 23

6 Trương Định 14,68

Việc bố trí các khu vườn hoa, sân chơi cho trẻ em khi tiến hành cải tạo các khu chung cư cũ cần phải được quan tâm và ưu tiên, phải được lồng ghép vào nội dung trong các quy định, các chính sách liên quan. Trong đó, Sở Quy hoạch Kiến trúc phải xác định quỹ đất công cộng cấp đơn vị ở (trong đó có sân chơi trẻ em, vườn hoa) tại các dự án đầu tư cải tạo, tái thiết tại các đô thị cũ, thiết kế đô thị, quy hoạch chi tiết hai bên các tuyến đường ngay từ bước lập quy hoạch.

Đối với một số chung cư cũ khi cải tạo cần phải có thêm quỹ đất cho cây xanh.

Cây xanh trong các dự án cải tạo chung cư cũ đảm bảo các chỉ tiêu về cây xanh cấp đơn vị ở (chỉ tiêu khoảng 1 m2/người; chiếm khoảng 8 – 10% quỹ đất khu cải tạo).

c. Chuyển đổi mục đích sử dụng của nhà vệ sinh công cộng

Các nhà vệ sinh công cộng (VSCC) của Hà Nội chủ yếu được xây dựng từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước. Sau đó, thành phố đã cải tạo lại các công trình này vào những năm 1990 cho đến năm 2000 – 2005 và đưa vào sử dụng cho đến nay.

Do được xây dựng từ thời bao cấp nên các nhà VSCC này nằm trong các con ngõ nhỏ và phần lớn không còn phù hợp với cuộc sống đô thị hóa như hiện nay. Thống kê cho thấy 4 quận nội thành là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng mới có khoảng trên 300 nhà vệ sinh công cộng nhưng chủ yếu là đặt trong các ngõ khu dân cư. Nhìn chung các nhà VSCC còn nhiều bất cập đặc biệt tại các khu dân cư, các bãi đỗ xe do ít được quan tâm và đầu tư dẫn đến tình trạng mất vệ sinh, mất mỹ quan và ảnh hưởng tới người dân sinh sống gần khu vực.

Trên cơ sở những bất cập và hạn chế của một số nhà VSCC, nhiều Quận nội thành cũ đã có chủ trương dỡ bỏ mô hình này và thay thế vào đó là các nhà văn hóa, khu sinh hoạt cộng đồng, điển hình là quận Đống Đa và quận Hai Bà Trưng. Trong đó quận Đống Đa đã đề xuất dỡ bỏ 24 nhà VSCC để làm nhà văn hóa, quận Hai Bà Trưng có 6 nhà VSCC được đề xuất chuyển đổi mục đích (3 nhà VSCC đã có chủ trương dỡ bỏ chuyển đổi thành nhà văn hóa, 3 nhà VSCC đã bị phá bỏ và được đề xuất chuyển đổi thành kho lưu giữ dụng cụ phục vụ sinh hoạt cho tổ môi trường).Vì vậy để góp

67

phần phát triển KGXCC khi mà quỹ đất hiện nay tại các khu vực 4 quận nội thành cũ Hà Nội còn thiếu, tác giả đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng của các nhà VSCC bị phá bỏ thành vườn hoa hoặc sân chơi cho trẻ em trên cơ sở rà soát, đánh giá một cách tổng thể, có hệ thống về hiện trạng sử dụng của các nhà VSCC.

Bảng dưới đây đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng của một số nhà VSCC thuộc quận Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Bảng 3.6: Danh sách một số nhà VSCC đƣợc đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng thành KGXCC TT Tên nhà VSCC Diện tích

(m2) Kế hoạch dự kiến Đề xuất chức năng cho KGXCC I Quận Đống Đa

UBND quận đã đề xuất dỡ bỏ 24 nhà VSCC

Sân chơi

II Quận Hai Bà Trưng 1 Ngõ 334 – Cảm

Hội 24,57 Đã có chủ trương chuyển đổi

thành nhà văn hóa Sân chơi 2 Đê Tô Hoàng, 111,6 Đã có chủ trương chuyển đổi

thành nhà văn hóa Vườn hoa 3 Ngõ Tân Lập 68,8 Đã có chủ trương chuyển đổi

thành nhà văn hóa Sân chơi

4 Nguyễn Khoái 1 42,9

Bị phá bỏ tháng 5/2009, chủ trương chuyển đổi thành kho lưu giữ công cụ phục vụ sinh hoạt cho tổ môi trường

Sân chơi

5 34 Dốc Minh Khai 39,64

Bị phá bỏ tháng 1/2010, chủ trương chuyển đổi thành kho lưu giữ công cụ phục vụ sinh hoạt cho tổ môi trường

Sân chơi

6 Thanh Lương 1 40,0 Bị phá bỏ tháng 7/2014, chủ

trương chuyển đổi thành kho Sân chơi

68

lưu giữ công cụ phục vụ sinh hoạt cho tổ môi trường

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng nhà VSCC thành sân chơi đã được thực hiện tại phường Trung Phụng – Quận Đống Đa. Trên nền nhà VSCC cũ được cải tạo thành sân chơi cho trẻ em. Vì vậy giải pháp này cần được Thành phố quan tâm và lồng ghép vào các nội dung quy hoạch.

Hình 3.28: Sân chơi thuộc Phường Trung Phụng – Đống Đa được hình thành trên nền nhà VSCC cũ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững không gian xanh công cộng khu vực bốn quận nội thành cũ hà nội (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)