Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ứng Hoà 1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ứng Hoà

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HOÀ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÙ HỢP (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ứng Hoà 1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ứng Hoà

Trong những năm gần đây, ở huyện Ứng Hoà, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế của huyện có sự phát triển rõ rệt nên đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Do vậy nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng lên. Mặt khác, từ nhu cầu đó đồng nghĩa với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày một nhiều. Đó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và mỹ quan đô thị.

Huyện Ứng Hoà có 28 xã, 01 thị trấn với dân số 194.678 người, lượng rác thải phát sinh trong năm 2015 khoảng 97 tấn rác.

Đặc trưng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn: không được phân loại tại nguồn thải, chứa nhiều nilon, rác thải hữu cơ…nếu không vận chuyển trong ngày sẽ phát tán mùi hôi, thối, nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí mất mỹ quan đô thị. Theo nguồn phát sinh, CTRSH huyện Ứng Hoà được chia thành các loại sau:

- Chất thải trong sinh hoạt của các hộ gia đình: bao gồm các lương thực thực phẩm dư thừa, các vật dụng dùng cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Chất thải sinh hoạt ở nông thôn chủ yếu là các chất hữu cơ rễ phân hủy nhưng bên cạnh đó cũng có một phần nhỏ các CTNH có lẫn trong chất thải hằng ngày như pin, các vật liệu thủy tinh, bóng đèn huỳnh quang, túi nilon, …

- Chất thải rắn phát sinh từ các chợ: bao gồm các nông sản, các lương thực, thực phẩm và các vật dụng hàng ngày.

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các cơ sở sản xuất, các công nghiệp, các làng nghề, khu vực chăn nuôi trồng trọt.

- CTR phát sinh từ bệnh viện và các trạm y tế.

- CTR phát sinh từ các cơ quan, trường học.

3.1.2. Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ứng Hoà:

Theo kết quả điều tra thực tế tại khu vực nghiên cứu gồm 1 thị trấn và 4 xã (thị trấn Vân Đình, xã Phương Tú, xã Vạn Thái, xã Kim Đường, xã Đại Hùng, xã Đông Lỗ ); lượng phát sinh CTRSH tại khu vực khoảng 24,574 tấn/ngày, chiếm 25,3% tổng lượng CTRSH toàn huyện năm 2015 (97 tấn/ngày - Báo cáo tổng hợp khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn huyện Ứng Hoà –Phòng tài nguyên và môi trường huyện Ứng Hoà)

 Trung bình một ngày tại khu vực nghiên cứu lượng CTRSH phát sinh là: 0,5 kg/người/ngày.

Kết quả tiến hành cân rác tại 5 hộ ở mỗi thị trấn/xã khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu Xã/thị

trấn Hộ Số nhân khẩu

(người) Khối lượng

( kg) Tổng Hệ số phát sinh (kg/người/ngày

)

Vân Đình 1 5 4.1

23.8 0.72

2 4 3

3 4 3.5

4 4 3.3

5 3 1.7

6 5 3.6

7 6 3.4

8 2 1.2

Vạn Thái 1 3 1.3

14.1 0.49

2 2 0.8

3 5 2.6

4 3 1.4

5 6 3.2

8 2 0.7

7 4 2.2

8 4 1.9

Đông Lỗ 1 4 1.5

13.1 0.42

2 3 2

3 5 2.3

4 4 1.7

5 5 2.1

6 2 0.6

7 3 1.1

8 5 1.8

Kim

Đường 1 5 1.5

10.8 0.43

2 4 1.2

3 2 0.8

4 3 1.1

5 5 2.1

6 4 1.3

7 4 1.5

8 3 1.3

Phương Tú 1 4 1.8 14 0.47

2 3 1.4

4 5 2.2

5 2 1.3

6 2 1.2

7 4 1.8

8 5 2.4

Tổng 153 75.8 0.5

Từ bảng kết quả, hệ số phát sinh CTRSH cho thấy khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển kinh tế của từng xã.

Trong đó:

- Tại thị trấn Vân Đình, có hệ số phát sinh lớn nhất (0,72 kg/người/ngày) do thị trấn có kinh tế phát triển, là trung tâm huyện Ứng Hoà, tập trung đông dân cư sinh sống.

Do kinh tế phát triển nên người dân tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm và các mặt hàng phục vụ sinh hoạt cho gia đình lớn.

- Tại 2 xã Phương Tú, Vạn Thái: Khu vực kinh tế phát triển ở mức trung bình là khu vực gần thị trấn có các hộ gia đình buôn bán nhưng ít hơn so với khu vực thị trấn . - Tại 2 xã Kim Đường, Đông Lỗ, : Khu vực kinh tế kém phát triển của huyện Ứng

Hoà các hộ gia đình ở đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp các hộ kinh doanh buôn bán ít hơn so với hai khu vực trên.

Dựa vào hệ số phát sinh CTRSH ở trên và dân số của các xã, lượng phát sinh và CTRSH phát sinh từ khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.2:

Bảng 3.2 : Lượng CTRSH phát sinh từ khu vực nghiên cứu STT Xã/Thị trấn Dân Số

(người)

Hệ số phát sinh (kg/người/ngày)

Lượng rác (tấn/năm)

1 Vân Đình 13.238 0,72 9,647

2 Vạn Thái 9.229 0,49 4,522

3 Đông Lỗ 5.382 0,42 2,314

4 Kim Đường 6420 0,43 2,696

5 Phương Tú 11.455 0,47 5,384

Tổng 45.884 24,574

(Nguồn: Số liệu tác giả tính toán, 2016) Bảng 3.3. Lượng CTRSH được thu gom thực tế tại khu vực nghiên cứu

STT Xã/Thị trấn Lượng rác (tấn/năm)

1 Vân Đình 8,585

2 Vạn Thái 3,844

3 Đông Lỗ 1,851

4 Kim Đường 1,803

5 Phương Tú 4,307

Tổng 20,391

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Ứng Hoà, 2015) Với kết quả điều tra thực tế (bảng 3.2 ) và số liệu tham khảo từ nguồn số liệu thứ cấp (bảng 3.3 ) cho thấy: lượng CTRSH từ nguồn điều tra thực tế (24,574tấn/năm) cao hơn lượng CTRSH từ nguồn số liệu thứ cấp (20,391 tấn/năm). Do nguồn điều tra thực tế là lượng phát sinh từ các nguồn còn nguồn số liệu thứ cấp là lượng CTR thu gom. Trung bình khu vực, tỷ lệ thu gom rác thải là 83%.

3.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nguồn thải nào sẽ mang đặc điểm, tính chất của nguồn thải đó, được thể hiện qua sự khác nhau về thành phần CTR như sau:

- Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình có tỷ lệ rác thải hữu cơ là thực phẩm thừa (rau, quả, củ…) chiếm chủ yếu, sau đó là túi nilon, gỗ, giấy, thủy tinh, xỉ than…, ngoài ra còn một số chất thải có độc tính cao như pin, chì, bóng đèn huỳnh quang.

- Rác thải phát sinh từ cơ quan trường học chủ yếu là giấy báo, bã chè, túi nilon, chai lọ nước…

- Rác thải phát sinh từ chợ đa dạng, phong phú về thành phần, trong đó chủ yếu là rau, củ, quả bị hư hỏng, túi nilon …

- Rác thải từ khu thương mại, cửa hàng buôn bán tạp hóa, hàng ăn, sửa chữa xe máy, xe đạp,… phong phú đa dạng, đặc trưng cho từng ngành nghề kinh doanh dịch vụ. Ví dụ cửa hàng ăn thải ra túi nilon, giấy ăn đã qua sử dụng.

Tiến hành phân loại các mẫu rác từ các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu từ các hộ dân bằng cách xác định khối lượng thành phần CTR. Cách tiến hành phân loại rác được thực hiện như sau:

Phân loại rác thành 3 loại theo JICA :

- Rác hữu cơ là các chất thải có chứa các hợp chất hữu cơ, có khả năng/dễ dàng phân hủy sinh học (phân huỷ trong điều kiện tự nhiên).VD : rau quả, cơm thừa... Hay nói một cách đơn giản: CTR hữu cơ là các rác thải có nguồn gốc từ sinh vật (cái cây, con vật). Chúng có “tuổi thọ” thấp nhất, tồn tại trong môi trường với thời gian ngắn rồi “biến mất”. Gồm những loại: cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, vỏ trứng, rác nhà bếp, xác súc vật, phân chăn nuôi.

- Rác vô cơ là những chất thải không có khả năng phân hủy trong điều kiện tự nhiên hoặc có thể phân hủy nhưng thời gian rất dài (tìm lại định nghĩa chuẩn) như thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây

- Rác tái chế là những loại bạn có thể tái sử dụng chúng vào mục đích khác ( Vỏ hộp, chai nhựa, giấy báo, vải sợi....)

Sau khi phân loại và tiến hành cân các thành phân, ta tính theo công thức Tổng trọng lượng thành phần CTRSH

Thành phần CTRSH ( %) = x 100%

Tổng khối lượng chất thải Kết quả cân rác và xử lý số liệu được thể hiện ở phụ lục 3

Kết quả tỷ lệ thành phần CTRSH được thể hiện ở bảng 3.4 sau khi cân rác và xử lý số liệu:

Bảng 3.4. Thành phần CTRSH của các hộ gia đình trên khu vực nghiên cứu Đơn vị: % Xã/ thị trấn Rác hữu cơ Rác vô cơ Rác tái chế

Vân Đình 64.9 18.66 16.44

Vạn Thái 64.95 19.35 15.7

Đông Lỗ 64.09 19.62 16.29

Kim Đường 63.42 19.27 17.31

Phương Tú 61.01 21.08 17.91

Tỷ lệ trung bình 63.674 19.596 16.73

(Nguồn: Số liệu tác giả phân loại rác, 2016) Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ trung bình thành phần CTRSH tại khu vực nghiên cứu

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy:

- Thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao nhất (63,647%). Lượng rác hữu cơ như vậy, có thể xử lý làm phân vi sinh là rất lớn; sẽ mang lại lợi ích về kinh tế cũng như bảo vệ môi trường và giảm một lượng lớn CTR chôn lấp.

- Thành phần rác vô cơ (thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy,) chiễm tỷ lệ 19,596%

- Thành phần rác tái chế chiểm tỷ lệ khoảng 16,73%, có thể thu gom và tái sử dụng chúng vào mục đích khác, điều này giúp làm giảm một lượng lượng CTR đem chôn lấp.

Công tác phân loại CTRSH tại nguồn đã được áp dụng, tuy nhiên việc áp dụng chỉ mang tính tự phát. Hầu như tất cả các loại rác thải đểu để chung với nhau và có lẫn cả CTRNH. Đây chính là nguyên nhân gây khó khăn trong công tác xử lý CTRSH.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HOÀ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÙ HỢP (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w