Đề xuất giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý thải rắn sinh hoạt trên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HOÀ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÙ HỢP (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đề xuất giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý thải rắn sinh hoạt trên

3.4.1. Giải pháp quản lý

a. Hoàn thiện thể chế, chính sách

Rà soát đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật trong công tác QLCTR, từ đó đề xuất bổ sung hoàn thiện, đảm bảo cho hệ thống này được hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ:

- Hệ thống quản lý CTR, cơ cấu phối hợp tổ chức và các ban ngành phải thật đồng bộ. Ban hành các chính sách khuyến khích các tổ chức, các nhân, hộ gia đính tham gia thu gom, xử lý CTRSH.

- Ban hành luật nghiêm khắc, có bộ phận hướng dẫn giám sát, quản lý, bắt buộc người dân phải thi hành. Ban hành các chế tài khen thưởng, và xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện. Cần xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm để làm gương.

- Đào tạo hệ thống cán bộ, nhân viên giám sát với những kỹ năng chuyên môn cần thiết, thúc đẩy tố quá trình phân loại rác và nâng cao ý thức cộng đồng, làm việc có trách nhiệm trong công việc.

Để công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Ứng Hoà đạt hiệu quả cao hơn nữa đòi hỏi có sự vào cuộc của các cấp từ huyện tới cơ sở trong đó cần có những chính sách hợp lý vừa hỗ trợ và đẩy mạnh công tác xã hội hóa môi trường.

b. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

Hiện nay, tỷ lệ thu gom của huyện Ứng Hoà là 83%, do ý thức người dân còn kém. Tại các thôn, xóm người dân không để rác tập trung đúng nơi quy định, dẫn tới việc phát sinh nhiều bãi rác lộ thiên và rải rác khắp thôn xóm gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe người dân và khó khăn trong công tác thu gom. Vậy nên cần phải tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng với hành động cụ thể như sau:

từng xóm, khu phố, đài phát thanh xã, thị trấn, đài phát thanh huyện Ứng Hoà.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn, để rác đúng nới quy định qua các buổi họp ( đoàn thanh niên, hội phụ nữ....) cùng tham gia thu gom, vệ sinh môi trường thôn xóm hàng tuần, hàng ngày tạo môi trường xanh – sạch – đẹp.

- Tại các ngõ (xóm) hay tại các phường cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, truyền thông để phổ biến những kiến thức về bảo vệ môi trường cũng như lắng nghe những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của người dân để từ đó có những biện pháp quản lý tốt hơn. Nên tổ chức thực hiện các công việc thiết thực như khơi thông cống rãnh, quét dọn ngõ (xóm), đường phố...

Tóm lại, để việc tuyên truyền giáo dục đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải xây dựng những hình thức tuyên truyền vận động hấp dẫn, thích hợp với trình độ và tập quán sinh hoạt, lứa tuổi đối với từng xã, thị trấn, cần phối hợp với tổ chức tình nguyện của cộng đồng và dân chúng, bên cạnh đó chính quyền phải có những hỗ trợ về phương tiện, tài liệu và những quy định pháp chế nhất định

3.4.2. Giải pháp thu gom và vận chuyển CTRSH

a. Phân loại tại nguồn: Khuyến khích người dân và tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn để vừa có thể tái sử dụng chất thải và sử dụng tuần hoàn chất thải góp phần giảm ô nhiễm môi trường và đồng thời giảm chi phí phí xử lý CTRSH trên địa bàn huyện.

- Tổ chức lớp tuyên truyền tại các nhà văn hóa thôn về cách phân loại CTRSH thành 3 loại đơn giản và dễ dàng thực hiện được:

+ Chất thải hữu cơ: thức ăn, thực phẩm thừa...

+ Chất thải có thể tái chế: vỏ lon, giấy vun, kim loại...

+ Chất thải còn lại.

- Khuyến khích người dân thu gom vỏ lon, giấy vụn, kim loại...đem bán cho những thu mua nhằm tái chế, tái sử dụng

- Khuyến khích người dân thu gom thức ăn, thực phẩm thừa cho chăn nuôi hoặc chôn lấp cải tạo đất.

b. Quy trình thu gom, vận chuyển:

- Tại thị trấn Vân Đình: Phân loại rác tại nguồn đối với tất cả các hộ gia đình, tổ chức theo lộ trình phù hợp. Thu gom thủ công hàng ngày đến điểm thu gom; khu vực dân cư xe đẩy tay không vào được cần bố trí thêm thùng rác công cộng phía bên ngoài đường chính và thay thế các thùng rác đã hư hỏng, từ đây CTR được chuyển đến bãi chôn lấp . Hiện nay, tình hình thu gom lại khu vực này đã hợp lý đảm bảo vệ sinh

môi trường, mỹ quan đô thị. Vận cần phải tiếp tục duy trì và cải thiện trong những năm tiếp theo.

- Tại 28 xã: Tổ VSMT thu gom bằng xe đẩy tay từ các hộ gia đình hoặc sử dụng thêm các xe chuyên dụng thu gom từ các thùng chứa rác đặt tại một số tuyến chính đông dân cư và tại các khu vực chợ hoặc điểm công cộng, cơ sở kinh doanh. CTR được thu gom về các ga rác, tại đây rác được đưa lên các xe chuyên dụng để vận chuyển đến khu xử lý tập trung hoặc thực hiện theo quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt. Hiện nay, do khối lượng rác tại các điểm tập kết của các xã ít nên tuần suất vận chuyển ở đây trung bình 2-3 ngày mới được chuyển đi. Tuy nhiên, với khí hậu nóng ẩm, thành phần hữu cơ dễ phân hủy chiêm tỷ lệ cao sẽ gây ra mùi hôi thôi ảnh hưởng tới môi trường và sức khoe nhân dân. Vì vậy, cần tăng cường tần suất thu gom, vận chuyển rác tại các điểm tập kiết ở các xã.

KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ Kết luận

Ứng Hoà có vị trí thuận lợi là nằm trên đường 21B có tỉnh lộ 428, tỉnh lộ 78 đi qua và các đường liên huyện, liên xã tạo cơ hội để giao lưu với thị trường bên ngoài tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Tuy huyện đã xây dựng được cơ sở vật chất và các công trình kỹ thuật cho việc quản lý CTRSH nhưng vẫn chưa đáp ứng được lượng phát sinh CTRSH cho toàn huyện. Đội ngũ công nhân và trang bị, phương tiện phục vụ cho công tác quản lý CTRSH còn thiếu.

Khó khăn nữa mà huyện đang gặp phải đó là CTRSH khi thu gom chưa được phân loại ngay tại nguồn gây khó khăn cho khâu xử lý, một phần nhỏ người dân vẫn chưa ý thức được mức độ nguy hại của CTRSH đối với môi trường.

Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn của huyện khoảng 97 tấn/ngày. Tỷ lệ rác thải được thu gom ở các xã, thị trấn trung bình là 83%, tương đương với khoảng 80,5 tấn/ ngày. Trong đó, lượng rác đã thu gom được xử lý đúng kỹ thuật là khoảng 65 tấn/ngày, còn khoảng 19,3% (≈ 15,5 tấn) lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom hoặc nhưng chưa được xử lý đúng kỹ thuật.

Thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Ứng Hòa chủ yếu là CTR hữu cơ chiếm khoảng 63,674%; CTR vô cơ chiếm khoảng 19,596% ; còn lại là 16,73%

CTRSH không thể tái chế.

Kiến nghị

Để công tác BVMT được thực hiện tốt hơn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể và đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Các tổ chức, đoàn thể trong khu vực cùng tham gia và tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương. Nâng cao nhận thức của người dân các vấn đề về rác thải thông qua các mô hình truyền thông

- Đầu tư cho công tác thu gom và vận chuyển rác thải; Nâng cao vai trò và năng lực của công nhân, tăng số lượng công nhân, xe chuyên dùng vận chuyển rác và quy hoạch các điểm đặt thùng thu gom rác công cộng.

- Áp dụng công nghệ phù hợp để xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Có các biện pháp xử lý nước rỉ rác tại các bãi rác, và các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do các bãi chôn lấp cũ gây ra.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HOÀ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÙ HỢP (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w