CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ứng Hoà 1. Hiện trạng công tác quản lý CTRSH tại huyện Ứng Hoà
Ở địa bàn nông thôn huyện có khoảng 50% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh làng xóm theo định kỳ. Còn 50% làng, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản với kinh phí hoạt động do dân đóng góp.
Tần suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt bình quân trong huyện đạt 100%/ngày, tỷ lệ thu gom đạt khoảng 83%. Tuy việc thu gom CTRSH trên địa bàn huyện diễn ra khá tốt.
Song, qua kết quả phát phiếu điều tra và thực địa cho thấy tổ VSMT vẫn còn gặp khó khăn trong công việc như:
- Thiếu trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển.
- Thiếu nhân lực nên tuy tần suất thu gom ở các thôn, xã là 100%/ ngày nhưng tại các xóm thì tần suất thu gom là 2- 3 ngày/ lần.
- Một số hộ gia đình đã không chấp hành theo đúng giờ đổ rác quy định hằng ngày gây ảnh hưởng tới mỹ quan đường làng, ngõ, xóm cũng như một phần nhỏ tới môi trường xung quanh, góp phàn làm gia tăng các côn trùng, vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới người dân.
- Một phần nhỏ các hộ gia đình còn xả rác bừa bãi ra ven đường, ao.. Tuy số lượng không nhiều nhưng nếu không được phát hiện kịp thời và thu gom xử lý sẽ tác động xáu tới môi trường huyện.
Huyện đã đầu tư kinh phí cho 22/29 xã/thị trấn xây dựng các điểm tập kết rác hợp vệ sinh nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường và phân chia hợp lý thời gian vận chuyển CTRSH từ điểm tập kết tới bãi chôn lấp hợp vệ sinh Thị trấn Vân Đình.
3.2.2. Hiện trạng thu gom CTRSH trên địa bàn huyện Ứng Hoà
o Tại các hộ gia đình: Giấy, sách báo, kim loại, vỏ chai, nhựa được thu gom bán cho các cửa hàng thu gom phế liệu. Nhưng trong phần rác thải hữu cơ dễ phân hủy vẫn còn các loại khó phân hủy (như gốm, sứ, băng đĩa CD, túi nilon, đồ da....)
o Tại các hộ kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, cafe..): Các loại thức ăn thừa được bán lại cho các hộ có chăn nuôi gia xúc. Còn lại các loại rác vẫn để chung với nhau.
o Tại các nguồn phát sinh khác (cơ quan, trường học, bệnh viện..) không tiến hành phân loại.
Quy trình thu gom và vận chuyển như sau:
o Giai đoạn 1: Công nhân dùng xe đấy tay thu gom từ nhà dân, các thùng chứa rác ở các cơ quan, các cơ sở dịch vụ, thương mại..
o Giai đoạn 2: Rác thải được đẩy đến điểm tập kết bằng xe đẩy tay.
o Giai đoạn 3: Tại điểm tập kết rác thải được đưa lên các loại xe ô tô và được vận chuyển đến bãi chôn lấp Thị trấn Vân Đình.
Tại khu chợ, các cơ quan, trường học, khu thương mại, bệnh viện... rác thải được chứa trong các thùng chứa hoặc có sẵn 2-3 xe đẩy tay. Sau đó, công nhân thu gom sẽ đẩy rác đến điểm tập kết.
- Tần suất thu gom: + Từ nhà dân : 1 lần/ngày + Từ điểm tập kết: 2-3 lần/ tuần
Theo kết quả điều tra các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu, hầu hết người dân cho rằng thời gian, tần suất thu gom từ các hộ gia đinh đến các điểm tập kết trên thực tế là đã hợp lý (chiếm 100%).
Về chất lượng công tác thu gom CTRSH tại khu vực nghiên cứu là tốt và bình thường, phần lớn các hộ gia đình hài lòng ( 35/40 hộ) (chiếm tỷ lệ 87,5% hài lòng, 7,5% chấp nhận được - nguồn: phiếu điều tra). Còn một phần nhỏ hộ gia đình không hài hòng (chiếm 5% trong số 40 hộ được hỏi – nguồn: phiếu điều tra) là do trong quá trình thu gom trong ngõ nhỏ, sâu, hẹp công nhân không vào tận nơi, không nghe thấy tiếng ngõ kẻng khiến người dân không biết, dẫn tới tình trạng ứ đọng rác trong nhà.
Hình 3.2. Đánh giá của người dân về thái độ của công nhân thu gom Khi được hỏi về quy định phí vệ sinh môi trường huyện ngoại thành là 3000 đồng/người/tháng theo Quyết định 44/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu phí vệ sinh môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thì cho thấy: có 6/40 hộ cho rằng mức phí trên là thấp (chiếm 15% - nguồn : kết quả phiếu điều tra) và 34/40 hộ thấy mức phí hợp lý ( chiếm 85% - nguồn : kết quả phiếu điều tra).
Hình 3.3. Đánh giá của người dân về mức phí vệ sinh môi trường
3.2.3. Tình hình vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Ứng Hoà
Để đáp ứng khả năng vận chuyển rác thải hiện nay, công ty cổ phần đầu tư và phát triển rau sạch Sông Hồng đã được trang bị các phương tiện vận chuyển, máy móc chuyên dùng phục vụ công tác vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Ứng Hoà được thống kê ở bảng 3.5:
Bảng 3.5. Phương tiện vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện Ứng Hoà
STT Tên xe - chủng loại xe
Tải trọng (công
suất)
BKS (Số lượng)
1 Cuốn ép rác 7 tấn 29P - 0467
2 Cuốn ép rác 7 tấn 29P - 03808
3 Ô tô 5 tấn 29P - 05441
4 Ô tô 5 tấn 29P- 09808
5 Ô tô 7 tấn 29P - 0756
6 Ô tô 7 tấn 29P-04264
7 Ô tô 8 tấn 29P - 08245
8 Ô tô 8 tấn 29P-05547
( Nguồn: Cty cổ phần đầu tư và phát triển rau sạch Sông Hồng, 2016) Chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn khác nhau sau khi được thu gom bằng xe đẩy tay đến các điểm tập kết rác, sẽ được đưa lên các xe cuốn ép rác chuyên dụng vận chuyển đến khu xử lý rác của thành phố. Toàn huyện có 22/29 xã/ thị trấn có điểm tập kết hợp vệ sinh, các điểm tập kết đều nằm trên các trục đường lớn để thuận tiện cho các xe chuyên dụng di chuyển và dừng đỗ lấy rác.
Bảng 3.6. Các điểm tập kết rác thải khu vực nghiên cứu TT Xã/thị trấn Điểm tập kết Tần suất vận
chuyển đi xử lý (Ngày/lần)
1 Viên An Nền đất 3
2 Viên Nội Hợp vệ sinh 3
3 Cao Thành Hợp vệ sinh 3
4 Sơn Công Hợp vệ sinh Xúc dọn theo thực tế
5 Đồng Tiến Hợp vệ sinh 4
6 Vân Đình Hợp vệ sinh 1
7 Vạn Thái Hợp vệ sinh 3
8 Hòa Xá Hợp vệ sinh 2
9 Hòa Nam Hợp vệ sinh 1
10 Hòa Phú Đào hố 3
11 Phù Lưu Hợp vệ sinh 3
12 Lưu Hoàng Hợp vệ sinh 4
13 Hồng Quang Hợp vệ sinh 2
14 Hoa Sơn Hợp vệ sinh 3
15 Trường Thịnh Đào hố Xúc dọn theo thực tế
16 Quảng Phú Cầu Hợp vệ sinh Xúc dọn theo thực tế
17 Liên Bạt Hợp vệ sinh 1
18 Phương Tú Hợp vệ sinh 4
19 Tảo Dương Văn Hợp vệ sinh Xúc dọn theo thực tế
20 Trung Tú Đào hố Xúc dọn theo thực tế
21 Đồng Tân Hợp vệ sinh 3
22 Minh Đức Hợp vệ sinh 2
23 Kim Đường Nền đất 2
24 Hòa Lâm Đào hố 3
25 Trầm Lộng Hợp vệ sinh 3
26 Đại Hùng Hợp vệ sinh 3
27 Đại Cường Hợp vệ sinh 3
28 Đông Lỗ Hợp vệ sinh 3
29 Đội Bình Đào hố Xúc dọn theo thực tế
30 Huyện Ứng Hòa 22/29 xã/Thị trấn hợp vệ sinh
(Nguồn : Điều tra khảo sát thực tế, 2016) Công tác vận chuyển tại các điểm tập kết diễn ra không đồng đều do lượng rác thải tại các điểm không giống nhau. Tại thị trấn công tác vận chuyển diễn ra hàng
ngày tại các điểm. Tại các xã còn lại, có điểm được thu gom vận chuyển hàng ngày, có điểm 2-3 ngày/ tuần vận chuyển một lần và xúc dọn theo thực tế vì khối lượng rác thải ít.
3.2.4. Tình hình công tác xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Ứng Hoà
Công tác xử lý, chôn lấp rác thải được áp dụng theo quy trình công nghệ tại Quyết định 8218/QĐ-SXD-HTMT ngày 27/9/2010 của Sở xây dựng về việc ban hành quy trình công nghệ duy trì VSMT thành phố Hà Nội – Hạng mục: quy trình công nghệ vận hành bãi chôn lấp và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (công suất 200- 300 tấn/ ngày)
Bãi chôn lấp thị trấn Vân Đình được đặt cách trung tâm thị trấn 3km với tổng diện tích khoảng 3,2ha.
- Số lượng ô chôn lấp: 06 ô (đã sử dụng 04 ô) - Hồ sinh học: 02 hồ
- Công suất : 65 tấn/ ngày
- Hệ thống xử lý nước rỉ rác tại bãi rác thải hợp vệ sinh Thị trấn Vân Đình vận hành theo công nghệ ôzôn hóa tự động. Xử lý theo công nghệ truyền thống: hóa- lý- sinh.
Trong đó, phần hóa học có bổ trợ oxy hóa nâng cao ( bằng ozone ).
- Chất lượng nước sau khi xử lý được xác định bằng kết quả phân tích mẫu nước của Viện Hóa học thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả thải ra môi trường.
Ngoài ra, huyện đang hoàn thiện công trình xây dựng nhà máy xử lý rác tại xã Đông Lỗ phía nam huyện Ứng Hoà bằng công nghệ đốt công suất 200 tấn/ ngày.
Trong đó, chôn lấp với công suất 20 tấn/ ngày và tới 2 năm tiếp theo sẽ nâng công suất lên 50 tấn/ ngày . Dự tính trong năm nay sẽ đi vào hoạt động.
*Công tác xử lý rác tại ô chôn lấp - San ủi đầm nén rác: xe ủi, xe đầm
- Phun Enchois lên rác,taluy rác, nước rác, cầu rửa xe, rãnh , đường quanh bãi, khu thu mua phế liệu.
- Rắc Bokashi lên rác
- Rắc vôi bột quanh bãi: lên rác, rãnh, cống, khu lân cận bãi, đường.
- Phun thuốc diệt côn trùng gây bệnh: phun quanh bãi.
- Tưới rửa đường chống bụi:
o Đường nội bộ trong bãi.
o Phủ bãi, làm nền đường, sân quay cho xe vào đổ rác, đắp taluy, làm mương, hố giảm áp, đắp bờ bao, đóng bãi.
o Phủ bạt dứa, ni long chống côn trùng nguy hại, tách nước mưa, phủ bãi , phủ taluy ( do không có đất hoặc khi chưa phủ được đât).
o Đá 4*6, dăm cấp phối làm đường lên bãi.
o Xe xúc đất, gia cố bờ bao, taluy..
o Xe lu lu đường, mặt bãi.
o Bơm các loại: phun thuốc ruồi, Enchois, nước rác, nước mưa, rửa đường...
o Xe hút bùn rãnh, bùn huyền phù-hóa lý trạm xử lý nước rỉ rác.
3.3. Dự báo khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Ứng Hoà đến 2020u
Dựa trên cơ sở “ báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Ứng Hoà đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” và “Qy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, kết quả dự báo như sau:
Công thức tính N* i+1=Ni + r.Ni.∆t Trong đó: Ni: Số dân ban đầu (người)
N* i+1: Số dân sau một năm (người) r : Tốc độ tăng trưởng (%/năm)
∆t : Thời gian (năm)
Bảng 3.7. Dự báo khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Ứng Hoà đến năm 2020
Năm
Tỷ lệ gia tăng dân số
(%)
Dân số (người)
Hệ số phát sinh (kg/người/ngày)
Lượng rác phát
sinh (tấn/năm)
Tỷ lệ thu gom
(%)
Lượng rác thu gom (tấn/năm)
2016 1,2 197.032 0,5 98,52 85 83,74
2017 1,2 199.397 0,55 109,67 90 98,70
2018 1,2 201.790 0,55 110,98 92 105,44
2019 1,2 204.211 0,6 122,53 95 116,40
2020 1,2 206.662 0,65 134,33 100 134,33
Hình 3.4. Dự báo lượng CTRSH phát sinh đến năm 2020
Qua bảng dự báo, tổng lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Ứng Hoà đến năm 2020 tăng 1,36 lần so với năm 2016. Và mục tiêu đến năm 2020 là 100%
CTRSH trên địa bàn được thu gom triệt để, không gây ảnh hưởng đến môi trường
cũng như sức khỏe nhân dân. Để đạt được mực tiêu đó, huyện Ứng Hoà cần tăng thêm kinh phí đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường, tăng cường nhân vực, trang thiết bị, phương tiện thu gom trong giai đoạn tới. Đặc biệt, người dân đóng vai trò quan trọng để thực hiện được mục tiêu đó.