CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT 3.1. Kết quả quan trắc
3.1.2. Kết quả nồng độ bụi tổng lơ lửng (TSP)
Vấn đề nổi cộm trong ô nhiễm môi trường không khí hiện nay là vấn đề ô nhiễm bụi. Nồng độ bụi TSP tại rất nhiều điểm quan trắc xung quanh các khu công nghiệp vượt giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT thậm chí vượt nhiều lần giới hạn cho phép đối với trung bình 24 giờ và trung bình năm.
Biểu đồ 3.2. Diễn biến nồng độ TSP xung quanh một số KCN thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc từ năm 2008 – 2013
Nguồn: TCMT, 2013 Từ kết quả quan trắc của Tổng cục môi trường (2013) cho thấy nồng độ TSPtại KCN Nam Sách đang vượt ngưỡng quy định giá trị trung bình năm và trung bình 24 giờ theo QCVN 05:2013/BTNMT. Tuy nhiên lại chưa có đánh giá nồng độ TSP tại KCN Nam Sách so với giá trị trung bình 1 giờ theo QCVN 05:2013/BTNMT nên nội dung bài báo cáo này sẽ đánh giá bổ sung nồng độ TSP tại KCN Nam sách so với giá trị trung bình 1 giờ đó.
b, Nồng độ TSPtại KCN Nam Sách
Kết quả phân tích nồng độ bụi tổng lơ lửng (TSP) tại các vị trí lấy mẫu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.2. Nồng độ bụi tổng lơ lửng (TSP) tại các vị trí lấy mẫu
Thời điểm
Kết quả phõn tớch khớ bui tổng lơ lửng (TSP) (àg/m3) QCVN
05:2013 /BTNMT
KX 01 KX 02 KX 03 KX04 KX05 KX06 KX 07 KX 08 KX 09
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
8h÷11h 271.2 243.5 325.3 307.2 233.9 261.2 321.9 300.4 364.6 340.3 371.5 352.3 280.3 250.3 411.4 395.1 256.1 234.3 (Trung bình 1 giờ) 300 14h ÷ 17h 270.5 253.1 320.5 309.1 235.4 267.3 325.8 309.2 371.7 343.1 379.4 350.5 284.2 255.4 422.8 407.6 257.7 243.5
So sánh kết quả nồng độ bụi tổng lơ lửngtrong bảng với giá trị trung bình 1 giờ theo QCVN 05:2013 /BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng không khí xung quanh ta thấy đã có những điểm nồng độ TSP trong không khí vượt quá quy chuẩn cho phép trong cả 2 đợt quan trắc từ 1 đến 1,4 lần .
Biểu đồ 3.3. Nồng độ bụi tổng lơ lửng (TSP) tại các vị trí lấy mẫu Nhận xét và biện luận
Từ biểu đồ có thể thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa các thời điểm lấy mẫu và giữa các đợt lấy mẫu trong cả hai đợt lấy mẫu. Tuy nhiên đã có sự chênh lệch đáng kể giữa các vị trí lấy mẫu. Có 5 vị trí có nồng độ bụi tổng lơ lửng vượt ngưỡng giới hạn cho phép là vị trí KX 02, KX 04, KX 05, KX 06 và KX 08. Những vị trí còn lại được ghi nhận là chưa vượt ngưỡng giới hạn cho phép.
-Điểm KX 08 được ghi nhận nồng độ TSP là cao nhất vì đây là khu vực chịu sự tác động mạnh mẽ của hoạt động giao thông trong và ngoài KCN, các hạt bị dưới mặt đường bị các phương tiện chạy qua cuốn lên cao, đồng thời các phương tiện còn phát thải ra bụi chì do trong thành phần của xăng có hợp chất chứa chì, theo chiều gió thổi vào. Không những thế khu vực này còn phải chịu ảnh hưởng từ các hệ thống thống quạt gió từ các phân xưởng sản xuất của hai công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và công ty sản xuất các sản phẩm từ nhựa và cao su Chuyn Jaan . Đây được cho là hai hoạt động phát thải nhiều bụinhất. Những sản phẩm thức ăn chăn nuôi được xếp bên ngoài để chờ vận chuyển đi tiêu thụ và những sản phẩm từ nhựa và cao su cũng được để tràn lan ngoài môi trường mà không được che chắn cũng là nguồn phát sinh bụi.
-Hai điểm KX 05 và KX 06 là 2 khu vực chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi hoạt động giao thông, từ đường quốc lộ 5A và quốc lộ 37 nên nồng độ TSP ở đây được ghi nhận là vượt ngưỡng giới hạn cho phép.
-Điểm KX 02 là khu vực gần Công ty Môi trường Xanh có hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế và xử lý các chất thải bằng hệ thống lò đốt, phương tiện đi lại nhiều. Đối diện với điểm lấy mẫu là Công ty liên doanh hóa nhựa Đệ Nhất các ống nhựa, lốp xe cao su được để tràn lan ngoài trời, không có vật che chắn nên các hạt bụi bị cuốn theo chiều gió, ống khói của nhà máy chỉ cao khoảng 10m, khí thải có màu đen cũng theo chiều gió thổi vào. Chính vì thế mà nồng độ TSP ở đây được ghi nhận là cao hơn ngưỡng cho phép.
Từ những nhận xét trên ta có thể thấy rằng KCN Nam Sách đang có dấu hiệu ô nhiễm bởi bụi tổng lơ lửng mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động giao thông trong và ngoài khu công nghiệp, bụi phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất của các nhà máy sản xuất nhựa, cao su và bao bì, thức ăn chăn nuôi. Khi so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT giá trị giới hạn trung bình năm và trung bình theo giờ thì hầu hết tại các vị trí đo, nồng độ TSP đều sấp sỉ hoặc vượt ngưỡng cho phép.
3.1.2. Kết quả phân tích khí NO2
a, Nồng độ khí NO2 một số KCN trong nước
Diễn biến nồng độ khí NO2 trong môi trường không khí xung quanh một số KCN được thể hiện trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.4. Diễn biến nồng độ NO2 xung quanh một số KCN trên cả nước từ năm 2008 – 2012
Nguồn: Trạm QT&PTMT đất liền 3, 2008 – 2012 Ta thấy nồng độ NO2 xung quanh các khu công nghiệp miền Bắc còn thấp. Khi so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT trung bình năm thì tại hầu hết các điểm đo, nồng độ NO2 hầu hết nằm dưới ngưỡng cho phép. Xung quanh các khu công nghiệp
miền Nam có mức độ ô nhiễm bởi khí NO2 cao hơn hẳn so với xung quanh các khu công nghiệp miền Bắc và có năm nồng độ NO2 ghi nhận vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.
Tuy nhiên kết quả quan trắc của Tổng cục môi trường (2013) lại chưa có đánh giá nồng độ NO2 tại KCN Nam Sách so với QCVN 05:2013/BTNMT. Chính vì thế mà nội dung bài báo cáo này sẽ đánh giá bổ sung nồng độ NO2 tại KCN Nam Sách, do điều kiện kinh phí, trang thiết bị và thời gian có hạn nên bài báo cáo chỉ có thể đánh giá so sánh nồng độ NO2 với giá trị trung bình 1 giờ.
b, Nồng độ khí NO2 tại KCN Nam Sách
Sau khi phân tích trong phòng thí nghiệm kết quả được thể hiện trong bảng 3.2
Bảng 3.3. Kết quả nồng độ khí NO2 tại các vị trí lấy mẫu
Thời điểm
Kết quả phõn tớch khớ NO2 (àg/m3) QCVN
05:2013 /BTNMT
KX 01 KX 02 KX 03 KX04 KX05 KX06 KX 07 KX 08 KX 09
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
8h÷11h 61.3 55.6 117.7 109.6 48.9 58.6 54.2 50.2 103.6 98.5 96.6 90.2 59.5 58.5 122.0 117.3 43.6 33.2 (Trung bình 1 giờ) 200 14h÷17h 63.4 57.7 119.3 107.4 50 57.9 54.7 51.5 101.8 99.4 97.1 91.1 62.1 57.6 119.7 116.5 40.1 34.5
So sánh kết quả nồng độ NO2 trong bảng với QCVN 05: 2013/ BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng không khí xung quanh ta thấy nồng độ NO2 trong không khí tại tất cả các thời điểm và tại cả 9 vị trí lấy mẫu đều nằm dưới quy chuẩn cho phép. Nồng độ NO2 được ghi nhận cho giỏ trị cao nhất tại điểm KX 08 – Khu vực cổng chớnh KCN thời điểm từ 8h đến 11h đợt 1 là 121,6 àg/m3, điểm nằm trong KCN có giá trị thấp nhất là điểm KX 03 – Khu vực gần công ty Denso tại thời điểm từ 8h đến 11h đợt 1 là 49,1 àg/m3.
Biểu đồ 3.5. Nồng độ khí NO2 tại các vị trí lấy mẫu Nhận xét và Biện luận:
Từ biểu đồ có thể thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa các thời điểm lấy mẫu trong cả hai đợt lấy mẫu. Hầu như tại các điểm thì đợt 1 có nồng độ NO2 cao hơn so với đợt 2 vì thời tiết đợt 1 có độ ẩm cao hơn, tốc độ gió thấp hơn đợt 2 nên mức độ phân tán các chất ô nhiễm trong không khí thấp hơn đợt 2, dẫn đến nồng độ NO2 tập trung nhiều xung quanh khu vực phát thải.
Từ những nhận xét trên có thể thấy khu công nghiệp Nam Sách chưa bị ô nhiễm khí NO2. Khi so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT trung bình 1 giờ thì tại các điểm đo, nồng độ NO2 đều nằm dưới ngưỡng cho phép.
Đánh giá độ lặp lại
Để xác định độ lặp của phương pháp đối với thông số NO2 tôi đã tiến hành đo lặp lại 2 lần trên 9 mẫu có nền khác nhau tại thời điểm từ 8h tới 11h của đợt 1 và phân bố trên phạm vi đo của phương pháp. Sau đó tính toán RSD% giữa các lần lặp lại. Kết quả thống kê được tổng hợp ở bảng dưới đây
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ lặp lại của phương pháp phân tích NO2
Tên mẫu LD1 (ppm)
LD2 (ppm)
LD1 – LD2 (ppm)
LDtb
(ppm) RPD%
Công
thức A B |B – A| (A+B)/2 = |[(B-A)/(A+B)/2]x100|
KX 01 32,61 33,56 0,95 33,09 2,87
KX 02 62,61 60,74 1,87 61,68 3,03
KX 03 26,01 26,97 0,96 26,49 3,62
KX 04 28,83 30,69 1,86 29,76 6,25
KX 05 55,11 55,11 0 55,11 0
KX 06 51,38 50,43 0,95 50,91 1,87
KX 07 31,65 30,69 0,96 31,17 3,08
KX 08 64,89 62,61 2,28 63,75 3,58
KX 09 23,19 24,14 0,95 23,67 4,01
RPD%tb 3.15
RSD % = RPD%tb/1,118 (áp dụng cho lặp 2 lần) 2,82
Gía trị LDtb < 100 ppm nên theo bảng 2.11 giá trị RSD% < 5,3 là đạt yêu cầu.
Chính vì vậy ta thấy phương pháp có độ lặp tương đối cao. Độ lệch chuẩn tính được từ thử nghiệm lặp lại là 2,82.
3.1.3. Kết quả nồng độ khí SO2
a, Nồng độ khí SO2 một số KCN trong nước
Diễn biến nồng độ khí SO2 trong môi trường không khí xung quanh một số KCN được thể hiện trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.6. Diễn biến nồng độ SO2 xung quanh một số KCN trên cả nước từ năm 2008 – 2012
Nguồn: Trạm QT&PTMT đất liền 3, 2008 – 2012
Nhìn chung, nồng độ SO2 xung quanh các khu công nghiệp còn thấp. Khi so sánh với QCVN 05:2013 trung bình năm thì tại hầu hết các điểm đo, nồng độ SO2 đều nằm dưới ngưỡng cho phép. Nồng độ khí SO2 đo được xung quanh các khu công nghiệp miền Bắc cao hơn hẳn so với các khu vực xung quanh các khu công nghiệp ở các tỉnh phía Nam.
Tương tự khí NO2, kết quả quan trắc của Tổng cục môi trường (2013) cũng chưa có đánh giá nồng độ SO2 tại KCN Nam Sách so với QCVN 05:2013/BTNMT.
Chính vì thế mà nội dung bài báo cáo này sẽ đánh giá bổ sung nồng độ SO2 tại KCN Nam Sách, do điều kiện kinh phí, trang thiết bị và thời gian có hạn nên bài báo cáo chỉ có thể đánh giá so sánh nồng độ SO2 với giá trị trung bình 1 giờ.
b, Nồng độ khí SO2 tại KCN Nam Sách
Sau khi phân tích trong phòng thí nghiệm kết quả được thể hiện trong bảng 3.5
Bảng 3.5.Kết quả nồng độ khí SO2 tại các vị trí lấy mẫu
Thời điểm
Kết quả phõn tớch khớ SO2 (àg/m3) QCVN
05:2013 /BTNMT
KX 01 KX 02 KX 03 KX04 KX05 KX06 KX 07 KX 08 KX 09
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
8h÷11h 170.1 153.4 198.2 175.6 109 120.2 240.6 214.7 151.3 125.4 123.1 132.6 90.2 104.3 264.1 250.1 62 57.4 (Trung bình 1 giờ)350 14h ÷ 17h 172.9 155.6 200.5 185.9 107.8 128.1 241.8 220.1 152.2 126.1 124.1 127.4 88.1 107.9 267.5 251.4 63.1 55.3
So sánh kết quả nồng độ SO2 trong bảng với QCVN 05:2013 /BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng không khí xung quanh ta thấy nồng độ SO2 trong không khí tại tất cả các thời điểm và tại cả 9 vị trí lấy mẫu đều nằm dưới quy chuẩn cho phép. Nồng độ SO2 được ghi nhận cho giỏ trị cao nhất tại điểm KX 08 – Khu vực cổng chớnh KCN thời điểm từ 14h đến 17h đợt 1 là 267,5 àg/m3, điểm nằm trong KCN có giá trị thấp nhất là điểm KX 03 – Khu vực gần công ty Denso tại thời điểm từ 14h đến 17h đợt 1 là 107,8 àg/m3. So với mẫu nền (KX 09 – một khu đất trống nằm riờng biệt ở đầu hướng giú, cỏch KCN 1km) thỡ tất cả cỏc điểm trong KCN có nồng độ SO2 đều cao hơn gấp từ 2 đến 5 lần.
Biểu đồ 3.7. Nồng độ khí SO2 tại các vị trí lấy mẫu Nhận xét và biện luận
-Từ biểu đồ có thể thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa các thời điểm lấy mẫu và giữa các đợt lấy mẫu trong cả hai đợt lấy mẫu. Cũng tương tự khí NO2, kết quả phân tích SO2 đợt 1 tại các điểm hầu như đều cao hơn một chút so với đợt 2.
Tuy nhiên đã có sự chênh lệch đáng kể giữa các vị trí lấy mẫu.
Từ những nhận xét trên có thể thấy khu công nghiệp Nam Sách chưa bị ô nhiễm khí SO2. Khi so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT trung bình 1 giờ thì tại các vị trí nồng độ SO2 đều nằm dưới ngưỡng cho phép.
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá độ lặp lại của phương pháp phân tích SO2
Tên mẫu LD1
(ppm) LD2
(ppm) LD1 – LD2
(ppm) LDtb
(ppm) RPD%
Công
thức A B |B – A| (A+B)/2 = |[(B-A)/(A+B)/2]x100|
KX 01 63,2 66,8 3,4 65 5,23
KX 02 74 77,6 3,6 75,8 4,75
KX 03 41.7 41.7 0 41,7 0
KX 04 95.5 88.4 7,1 91,95 7,72
KX 05 59.6 56 3,6 57,8 6,23
KX 06 48.9 45.3 3,6 47,1 7,64
KX 07 34.5 34.5 0 34,5 0
KX 08 99.2 102.8 3,6 101 3,56
KX 09 23.7 23.7 0 23.7 0
RPD%tb 3,9
RSD % = RPD%tb/1,118 (áp dụng cho lặp 2 lần) 3.48
Gía trị LDtb > 100 ppm nên theo bảng 2.11 giá trị RSD% < 3,7 là đạt yêu cầu.
Chính vì vậy ta thấy phương pháp có độ lặp tương đối cao. Độ lệch chuẩn tính được từ thử nghiệm lặp lại là 3,48