- Vận dụng phương pháp liên văn bản (nh m mục tiêu so sánh).
- Phân tích từng thông số của nghệ thuật kể chuyện để từ đó tổng hợp về nghệ thuật trong từng chương.
- Nêu lên những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đóng góp cái nhìn chuyên sâu về nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết của Franz Kafka - một tác giả n m trong chương trình nghiên cứu của bậc đại học.
Luận văn tập trung khai thác bình diện nhân vật, kết cấu không gian và thời gian, lối kết cấu cốt truyện, từ đó làm rõ những đổi mới trong nghệ thuật kể chuyện của Kafka.
Ngoài ra, chúng tôi hy vọng công trình nhỏ bé này sẽ đóng góp phần nào vào việc quảng bá tên tuổi của nhà văn Franz Kafka, mở ra hướng nghiên cứu rộng hơn về đề tài này.
7. Cấu trúc của luận văn
Sau phần Mở đầu, luận văn được triển khai theo ba chương:
Chương 1: Nghệ thuật kết cấu kiểu nhân vật Chương 2: Lối kết cấu không gian và thời gian Chương 3: Lối kết cấu cốt truyện
Chương 1
Nghệ thuật kết cấu kiểu nhân vật
Vì tập trung vào hai tác phẩm của Kafka nên chúng tôi nhận thấy tương tự trường hợp những tác gia lớn - ông đã xây dựng nên những phiên bản nhân vật có những nét gần gũi có thể gọi là “kiểu nhân vật”.
1.1. Nhân vật tha hóa
Nhân vật tha hóa là nhân vật đánh mất đi bản chất và thân phận vốn có của mình, trở thành một con người khác, bị chi phối bởi những thế lực ngoài tầm hiểu biết của chính họ.
Nhân vật tha hóa là hình tượng không còn xa lạ trong văn đàn, đã có rất nhiều nhà văn đề xây dựng kiểu nhân vật qua các giai đoạn phát triển của lịch sử văn học thế giới như: Faust trong tác phẩm cùng tên của Goethe, Pie Granhgoa trong Nhà thờ Đức Bà Pari của V.Hugo, Ra-xti-nhắc trong tiểu thuyết Lão Gô-ri -ô của Balzac.v.v.. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết mới trở thành tâm điểm qua những đột phá táo bạo của Kafka. Trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, lúc này lợi ích cá nhân được đặt lên hàng đầu, cùng với đó là sự chiếm hữu, máy móc công nghiệp được chế tạo đưa vào sản xuất hàng loạt để thay thế cho sức người.
Qúa trình chuyên môn hóa của chủ nghĩa tư bản đã khiến con người bị cô lập trong chính chuyên môn của mình cũng như cô lập trong mối quan hệ xã hội, kể cả các mối quan hệ giữa đồng nghiệp và trong gia đình. Từ đó con người dần bị biến chất, đánh mất đi bản ngã của mình, nói một cách khác: họ bị tha hóa, rơi vào những mê lộ của xã hội. Họ bị phi nhân cách hóa, bị lực lượng trừu tượng trong xã hội đe dọa. Đúng như Suxkôp đã nhận định về tác phẩm của Kafka “Trong sáng tác của ông có những dấu hiệu tiêu biểu cho sự khủng hoảng của ý thức hệ tư sản: đó là cảm giác về sự không có tự do của
con người, về sự lệ thuộc của con người vào những thế lực bất hợp lý nào đó ở ngoài con người và chi phối, bắt con người phục tùng” [12;44]. Đó có thể là bộ máy luật pháp với những viên quan tòa, nhân viên của tòa án ở bất cứ đâu, có thể là những viên cảnh sát, những thám tử trong khách sạn, hoặc chính những người thân của mình. Để rồi các mối quan hệ của con người dần bị triệt tiêu trở thành mối quan hệ của đồ vật, còn bản thân con người thì bị đồ vật hóa.
Với Kafka thì tha hóa trở thành căn bệnh trong xã hội, một căn bệnh truyền nhiễm, một loại vi rút không có kháng thể cứ lây lan trong xã hội và khống chế nhân loại một cách hoàn toàn [44;65]. Sự tha hóa của con người bắt đầu từ sự đứt đoạn trong mối quan hệ giữa con người với xã hội, họ bị xã hội chi phối bởi những mục đích mà xã hội hướng tới, họ không còn thời gian để quan tâm tới các mối quan hệ của chính mình. Đó là Edward Jakob - người bác của Karl Roòmann với “Những năm thỏng sống trờn Mỹ cỏch trở với họ hàng”
[21;32], công việc bận rộn quá đến mức ông chỉ liên lạc với bố mẹ của Karl qua hai bức thư mà ông chỉ nhận chứ không hồi âm. Riêng bức thư thứ hai thì Jakob chỉ vừa kịp nhận trước khi gặp Karl một ngày, nếu không có lẽ ông bác này cũng không thể nhận ra cháu của mình được. Thậm chí ông cũng không chủ động đi tìm cháu của mình hay nhờ thuyền trưởng thông báo tìm Karl trên tàu, mà ông gặp được Karl như là một sự sự ngẫu nhiên đã sắp đặt.
Jakob là một người kinh doanh giỏi, từ chỗ có một của hàng nhỏ đã phát triển lên thành người có nhà kho lớn thứ ba của Nước Mỹ, trong ngôi nhà ông ở có đến mười văn phòng và Karl không thể biết đâu là phòng ngủ của ông.
Tuy vậy ông lại là người bác khắt khe, giữ khoảng cách trong mối quan hệ với cháu mình, ông sắp xếp việc học cho Karl, sắp đặt các cuộc gặp gỡ của Karl với những người bạn của ông, đặc biệt là các cuộc gặp của ông với cháu mình mà mỗi lần gặp đó ông sẽ xem xét sự tiến bộ, thái độ của Karl. Ở cùng
ngôi nhà nhưng cho đến khi bị đuổi thì Karl chưa một lần được ăn sáng cùng ông bác của mình. Rồi cuối cùng thì Jakob đuổi Karl ra khỏi nhà chỉ vì Karl đã đi chơi khi ông chưa thực sự muốn cho Karl đi vào thời điểm đó, ông muốn cho Karl đi khi đã có cuộc sống và nghề nghiệp ổn định. Trong bức thư gửi Karl, Jakob tự nhận mình là người “hoàn toàn có nguyên tắc” và “Điều này không chỉ rất khó chịu và đáng buồn cho những người chung quanh bác mà cho cả cháu nữa, nhưng chính nhờ những nguyên tắc của mình mà bác có được mọi thứ như hiện nay và không ai có quyền đòi hỏi bác phủ nhận cái nền tảng bất di bất dịch đó của bác, không ai, kể cả cháu” [21;103]. Để có được những điều mình muốn, Jakob không chỉ là người kinh doanh giỏi mà còn sử dụng những mánh khóe của mình, kể cả trong tuyển dụng cũng “lừa đảo bỉ ổi” và vì thế mà “Hãng Jakob đầy tai tiếng trên toàn Nước Mỹ” (theo lời nhận xét của nhân vật Delamarche trong tác phẩm) [21;128].
Kết thúc mối quan hệ ngắn ngủi giữa hai bác cháu không cùng họ (theo Karl thì có thể do Jakob sang Mỹ nhiều năm nên đổi họ) như trên đã nói đó là việc Jakob đuổi Karl ra khỏi nhà, cấm Karl không được liên hệ b ng mọi giá.
Jakob đẩy cậu bé mười sáu tuổi ra đường trong tình trạng không người thân thích, không họ hàng, không nghề nghiệp, tiếng Anh bập bõm và hơn thế là không cho Karl lấy một đồng xu. Jakob đã đưa Karl trở lại đúng tình trạng ban đầu khi chuẩn bị bước xuống tàu.
Phải chăng vì chính những “nguyên tắc” của mình mà Jakob sẵn sàng cắt bỏ các mối quan hệ với người thân, họ hàng hay bởi đó là dấu hiệu của sự tha hóa trong bản chất của ông ta. Từ sự phát triển của xã hội như một guồng máy đã thôi thúc con người vận hành theo nó, sống xa cách với mọi người, bắt đầu từ chính gia đình, người thân, họ hàng. Đó chính là sự đứt đoạn trong mối quan hệ giữa con người với đồng loại, đó không chỉ là mối quan hệ bất thường giữa người với người mà còn là dấu hiệu cho sự xuống cấp về đạo đức,
về giá trị của con người, sự thui chột tình người. Trong thế giới lúc này quan hệ giữa người với người không còn được duy trì b ng tình cảm hay lòng tin, đạo đức nữa mà nó được thay thế b ng những lọc lừa, sự tráo trở, bon chen, đố kị, trục lợi cá nhân...Tất cả được che giấu dưới tấm màn đạo đức giả mỏng manh, bởi vậy mà con người chẳng còn tình người người, để rồi từ đó Karl bị bơ vơ, chính thức bắt đầu những tháng ngày lưu lạc của mình trên đất Mỹ.
Không chỉ Jakob, trong Nước Mỹ, Kafka còn xây dựng nhiều nhân vật tha hóa khác. Trong số đó người đầu tiên có thể kể đến là nhân vật Karl Roòmann. Qỳa trỡnh lưu lạc của Karl bắt nguồn từ việc anh ta bị ả giỳp việc dụ dỗ dẫn đến có con với ả mặc dù Karl hoàn toàn thụ động trong việc này.
Để chối bỏ cũng như trốn tránh trách nhiệm với đứa bé, tránh việc trả tiền nuôi nó, Karl được bố mẹ gửi sang Mỹ cho ông bác họ Jakob. Những tưởng cuộc đời Karl sẽ được an bài, Karl sẽ có những tháng ngày tươi đẹp trên mảnh đất hứa này nhưng rồi tai họa lại ập đến. Từ đây cuộc đời Karl rơi vào những vòng xoáy may rủi đến chóng mặt. Với những trải nghiệm cuộc sống “lên voi xuống chó” khôn lường, dở cười dở khóc nơi miền đất của những cơ hội thần kỳ.
Và người ta không biết tương lai của Karl là gì? Đi đâu về đâu? Vì tiểu thuyết kết thúc ngay khi chuyến tàu đưa nhân vật chính đến vùng đất có cái tên hư hư thực thực - Oklahama - vừa mới khởi hành... Dẫu trong lời tựa của cuốn tiểu thuyết thì Max Brod - bạn thân của Kafka có viết r ng theo tác giả thì câu chuyện sẽ kết thúc có hậu...
Là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong bộ ba cuốn tiểu thuyết dang dở nổi tiếng của Kafka, Karl may mắn khi là nhân vật có tên gọi đầy đủ, vẫn còn mối quan hệ với gia đình và người thân. Vậy nhưng ngay từ đầu Karl đã bộc lộ những dấu hiệu tha hóa của mình. Karl tuân theo mọi sự sắp đặt mà không có phản ứng chống đối hay tỏ ra đồng tình. Cũng như vậy về sau Karl luôn sợ sệt, luôn tuân theo sự sắp đặt của số phận, thuận theo sự giúp đỡ của người này người kia,
chỉ mong có một công việc gắn bó lâu dài. Karl từ chỗ chăm chỉ học tiếng Anh, học đàn, chăm chút cho mối quan hệ với người thân, cụ thể ở đây là ông bác Jakob, muốn viết thư về cho gia đình để báo tin. Nhưng cuối cùng khi bị ông bác đẩy ra khỏi nhà thì Karl cũng bị cuốn theo guồng máy của xã hội. Karl chỉ lo cho công việc trực thang máy vì sợ bị đuổi việc, sợ những thám tử của khách sạn có mặt ở khắp mọi nơi. Ngoài thời gian làm việc Karl chỉ dành thời gian cho việc ngủ hoặc trao đổi đôi chút với Therese. Karl hầu như không liên hệ với bà bếp trưởng - ân nhân đã giúp cậu có công việc trực thang máy “Khi hết mười hai giờ làm việc - ba ngày bắt đầu vào lúc sáu giờ tối, ba ngày kế tiếp vào lúc sáu giờ sáng - Karl mệt đến nỗi chẳng quan tâm đến ai khác, đi một mạch vào giường” [21;159]. Guồng máy xã hội tư bản đã cuốn Karl theo nó, không cho Karl có thời gian dành cho mình. Chỉ khi gặp chuyện không hay, bị đuổi việc Karl mới nghĩ đến bà bếp trưởng, mới bắt đầu lo cho số phận của mình. Vì nỗi sợ hãi xã hội, muốn trốn tránh sự truy đuổi của một thế lực vô hình nên ban đầu Karl tìm mọi cách thoát ra khỏi Delamarche nhưng sau đó đã chấp nhận trở thành người hầu của y và Brunelda. Karl đã rơi vào trong mê cung của xã hội, một xã hội tha hóa với những bon chen lọc lừa, để rồi anh ta lạc lối, đánh mất bản ngã, đánh mất quyền làm người của mình. Kết cục của sự tha hóa nơi Karl là việc anh ta luôn bị khống chế một cách vô thức, bị lệ thuộc.
Bên cạnh Karl, những nhân vật như Robinson, mẹ Therese cũng mang trong mình những dấu hiệu của sự tha hóa với việc đánh mất bản ngã của mình. Với lối kể chuyện phức điệu, bao gồm giọng điệu của nhà văn và nhân vật khiến cho câu chuyện của Kafka trở nên ám ảnh. Sự tha hóa được bộc lộ rõ qua giọng văn lạnh lùng, khiến ta cảm nhận được bức tranh hiện thực của xã hội tư bản ngột ngạt. Ở đó con người phải loay hoay vật lộn với việc mưu sinh nhọc nh n, những mối nguy hiểm luôn rình rập đe dọa, bị chèn ép, coi thường, rẻ rúng, làm thui chột bản ngã của con người.
Tuy nhiên nếu trong Nước Mỹ Kafka mới khơi mào cho diện mạo tha hóa của các nhân vật trong tác phẩm của mình, của những con người trong xã hội thì sự tha hóa được đẩy lên đỉnh điểm trong các tiểu thuyết còn lại của Kafka mà nổi bật trong số đó là Vụ án. Vụ án là tác phẩm có số lượng nhân vật lớn hơn so với Nước Mỹ, có đến 75 nhân vật được nhắc đến, khiến cho thế giới nhân vật trong Vụ án được miêu tả phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc hơn, cũng vì vậy mà đặc điểm tha hóa của các nhân vật cũng được thể hiện rõ nét hơn.
Trong Vụ án, các nhân vật có những hành động kì quái, đó cũng là sự tha hóa tới cùng cực. Nổi bật ở đây chính là Jôzep K. K là người đại diện cho một ngân hàng, vào một buổi sáng dịp sinh nhật lần thứ 30 của K, K bị các thanh tra của tòa đến bắt nhưng vì tội gì thì chính họ cũng không biết. Kể từ đó K đi tìm hiểu về vụ án và tìm kiếm sự giúp đỡ cho mình, K phải đến hầu tòa. Mặc dù bị kết án những K vẫn được đi làm, cuối cùng thì K bị hai kẻ lạ mặt của tòa đưa đi xử án mà vẫn chưa có câu trả lời về tội trạng của mình.
Từ chỗ là một nhân viên cần mẫn cho công việc, K dần sao lãng việc làm của mình để lo cho vụ án. Mặc dù vậy anh ta cũng không hoàn toàn tập trung cho việc đi tìm câu trả lời xem mình mắc tội gì mà thường thì anh ta dửng dưng, để mặc sự việc chảy trôi theo mọi sự sắp đặt, đưa đẩy. Sự sắp đặt ấy là việc tòa hẹn K đến gặp vào chủ nhật hàng tuần, dù tòa không nói rõ thời gian, địa điểm cụ thể. Sau buổi đầu tiên, buổi thứ hai K đến thì tòa không làm việc.
Sự sắp đặt còn là việc ông chú của K đưa K đến gặp luật sư Hun, nhà kỹ nghệ giới thiệu cho K đến gặp họa sĩ Titoreli.
Vụ án vẫn ám ảnh K. ngay khi anh ta tranh thủ tối đa những giây phút rảnh rỗi trong lúc đi nhờ cậy cho vụ án của mình để gian díu với các nhân vật nữ.
Đó là việc K. gặp gỡ để giải thích với cô Bơcxne, K. định tán tỉnh vợ viên mõ tòa và định tranh giành cô ta với tên sinh viên. Rồi K còn cặp bồ với y tá của luật sư để qua y tá cậy nhờ sự giúp đỡ của luật sư . Kết cục là K chẳng những
không tìm được lối thoát cho vụ án mà còn đẩy nó đến chỗ ngày càng đi vào bế tắc, để rồi cuối cùng K buông xuôi mọi thứ, sẵn sàng đón nhận cái chết.
K đã có những hành động vô thức, làm việc như một cỗ máy được lập trình sẵn, tận tụy mà không giành thời gian quan tâm tới chính bản thân mình và về sau anh còn không quan tâm tới công việc. Biểu hiện cho sự sao nhãng của K đó là sau khi nhìn thấy mấy viên thanh tra bị đánh đòn “Ngày hôm sau, kí ức về những tên thanh tra cứ lởn vởn mãi trong đầu óc K. Anh làm việc mà tâm trí để tận đâu đâu” [22;161]. Chính vì vụ án mà K để ông chú phải sốt ruột kêu lên “Jôzep, người ta đã đổi tính nết mày, tao biết xưa nay mày vẫn là người xét đoán đâu ra đấy, thế mà bây giờ đầu óc mày bỏ đi đâu; mày muốn thua vụ này hay sao? Mày biết điều đó có nghĩa là gì không? Điều đó đơn giản chỉ muốn nói là mày bị xóa tên khỏi xã hội, khỏi họ hàng bà con của mày nữa” [22;168]. Cảm thấy bất lực nên khi làm việc thì K “vin cớ bận việc, giao hẹn người hầu không được để ai vào. Nhưng anh không làm việc mà cứ trăn trở trong ghế và xê dịch các đồ vật trên bàn; cuối cùng anh như cái máy, duỗi cánh tay trên bàn giấy và ngồi yên như thế không động đậy, đầu gục xuống”
[22;184]. Lúc này K “chấp nhận người ta nói đến anh như nói đến một đồ vật và thích được như thế” [22;144]. Điều đó đã nhấn mạnh sự tha hóa của K lên tới cùng cực, chỉ khi cận kề cái chết K mới lờ mờ nhận thức được vấn đề của mình, nhận ra sự tồn tại của mình thì đã quá muộn.
Kafka đã đặt nhân vật của mình vào trong thế giới chứa đầy sự bất thường, phi lý, làm sự tha hóa của nhân vật đẩy lên cao. Kết cục của sự tha hóa đó là nhân vật bị lệ thuộc, giam hãm một cách vô thức, làm nô lệ cho các bộ máy của xã hội. Đến khi thức tỉnh thì đã bị kiệt quệ về cả thể xác lẫn tinh thần, mất gia đình, mất nghề nghiệp, bị kết án, lúc ấy mới nhận ra bản chất của xã hội, của con người. Kết cục của K cho thấy con người bị giăng bẫy ở khắp nơi, khi đã bị tha hóa thì họ chỉ có con đường cùng đó là cái chết, họ bị xóa sổ khỏi xã hội, khỏi cuộc sống mà không một ai thương xót.