Chương 3. Lối kết cấu cốt truyện
3.1. Kết cấu lắp ghép
Điểm nổi bật đầu tiên đó lối kết cấu với những chương có thể tách riêng, đảo lộn hoặc xếp song song với nhau. Một biểu hiện nổi bật đó là lối xây dựng truyện lồng trong chuyện, các tình tiết truyện đan xen lẫn nhau và hiện thực đan xen giấc mơ.
Nước Mỹ là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Kafka, tuy nhiên dấu hiệu của sự lắp ghép đã bắt đầu xuất hiện, mặc dù câu chuyện vẫn diễn ra theo lối phát triển của cốt truyện truyền thống. Bắt đầu với sự kiện Karl để người giúp việc dụ dỗ khiến ả có con nên Karl phải chạy trốn sang Mỹ, ở Mỹ Karl may mắn gặp được ông bác (chương I), nhưng một hôm Karl đi chơi mà không được ông bác cho phép nên Karl bị đuổi ra khỏi nhà (chương II), sau đó Karl đi tìm việc và may mắn được giới thiệu làm nhân viên trực thang máy(chương III, IV), tiếp theo đó, Karl bị người bạn đồng hành cũ là Robinson gây phiền toái ở khách sạn nên Karl bị đuổi việc và phải làm người phục vụ cho Brunelda - một ca sĩ hết thời cùng hai tên bạn lưu manh của mình (chương VI, VII, VIII), cuối cùng Karl tìm được công việc mới ở hí viện Oklahama (ba chương cuối).
Tuy nhiên giữa các chương lại có sự rời rạc, có khả năng đứng độc lập với
nhau, nếu bỏ đi một chương thì cũng không làm ảnh hưởng tới cốt truyện hoặc nội dung truyện. Minh chứng cho điều đó là việc Kafka đã tách chương đầu của cuốn tiểu thuyết để in thành truyện ngắn riêng trước khi Mad Brod xuất bản cuốn tiểu thuyết này (lúc này Kafka đã qua đời). Không chỉ có chương đầu mà các chương khác cũng cho thấy dấu hiệu của sự lắp ghép bởi đó là các chương bị bỏ dở và nó chỉ được thêm vào bởi Max Brod, có nghĩa là nếu không thêm ba chương cuối vào thì Nước Mỹ vẫn là tiểu thuyết có cốt truyện đầy đủ. Điều đó cho thấy lối kết cấu cốt truyện của Nước Mỹ cũng có sự lắp ghép.
Vụ án cũng không phải do chính Kafka xuất bản mà do người bạn thân của ông là Max Brod là người biên soạn và xuất bản. Theo nhà nghiên cứu người Đức Helmut Richter thì “Brod đã tự ý bỏ đi một số chương”, bởi “toàn bộ bản thảo có mười bảy chương nhưng bản Brod in chỉ có mười chương. Có sự thiếu hụt do một vài chương bị đặt dưới chú thích, hoặc không hề xuất hiện trong bản dịch tiếng Pháp” (dẫn theo Đặng Anh Đào) [14;321]. Dưới đây là bảng thống kê, sắp xếp lại các chương trong Vụ án đối chiếu sự sắp xếp của của Helmut với sự sắp xếp của Brod (dựa vào sự đối chiếu của Đặng Anh Đào).
Sự xâu chuỗi các tình tiết (Theo Helmut Richte)
Bản in hiện nay (theo M. Brod), (Phùng Văn Tửu dịch)
Trình tự thời gian Trật tự các chương:
Chương I Vụ bắt bớ Jôzep K.
chuyện trò với bà Grubach, rồi với cô Bơcxne
Chương I Vụ bắt bớ Jôzep K.. Cuộc trò chuyện với bà Grubach, rồi với cô Bơcxne.
Kết thúc mùa xuân, đầu hạ
Chương II Người bạn gái của cô Bơcxne
Chương IV Người bạn gái của cô Bơcxne
Năm ngày sau
Chương III Ngài biện lý Chương bỏ dở trang 381 - 391 Trong thời kỳ trên
Chương IV Hỏi cung lần thứ nhất Chương II Hỏi cung lần đầu
Chương V Tên đao phủ
Ngày chủ nhật thứ hai
“Một trong những tối sau đó”
Chương V Gã đao phủ
Chương VI Trong căn phòng trống. Chàng sinh viên… Gọi hầu tòa tiếp theo, K. nhiều lần từ chối (xem cuối chương VI và phần mở chương VII)
Chương III Trong phòng vắng bóng người - anh sinh viên - các phòng lục sự
Ngày chủ nhật thứ ba
Chương VII Nh m vào nói chuyện với Enxa
N m trong phần phụ lục Đã bắt đầu trở lạnh, tiết đầu thu
Chương VIII Ông chú - Leni Chương VI Ông chú - Leni Chương IX Mẩu chuyện: ra khỏi
nhà hát
Không in trong bản dịch tiếng Pháp
Cuối tháng chín
Chương X Luật sư, nhà công nghiệp và nhà họa sĩ
Chương VII Luật sư, kỹ nghệ gia và họa sĩ
Tháng mười một
Chương XI Ngài Bloc, thương gia, K. tách khỏi luật sư
Chương VIII ông Blôc thương gia, K. từ bỏ luật sư của anh
Tháng mười một
Chương XII Đấu tranh với ông Phó Giám đốc
Phụ lục Tháng mười một
Chương XIII Tại nhà thờ lớn Chương IX Ở nhà thờ lớn Tháng mười một Chương XIV Ngôi nhà (mẩu
chuyện duy nhất lấp kín được chỗ khuyết, nỗ lực mới để thoát khỏi vụ án)
Phụ lục Không xác định
thời gian
(Khoảng giữa tháng chạp và tháng sáu năm sau)
Chương XV K. Tới thăm mẹ Phụ lục Tháng sáu
Chương XVI Một giấc mơ Không có trong bản này mà in ở tuyển tập Biến dạng
Cuối mùa xuân, đầu hạ
Chương XVII Kết thúc Chương X
[14;321]
Căn cứ vào bảng so sánh có thể thấy Helmut hoàn toàn có lý khi sắp xếp các chương trong Vụ án như vậy. Trong giới hạn cho phép, chúng tôi chỉ có thể nghiên cứu bản dịch của Phùng Văn Tửu dựa theo sự sắp xếp của Max Brod. Trong bản in của Brod, tác giả lược bỏ đi một số chương, như: K. tới nhà người yêu: Nhằm vào nói chuyện với Enxa, mẩu chuyện: ra khỏi nhà hát, Đấu tranh với ông Phó Giám đốc, Ngôi nhà (mẩu chuyện duy nhất lấp kín được chỗ khuyết, nỗ lực mới để thoát khỏi vụ án), Đến thăm mẹ và Một giấc mơ. Trong Nước Mỹ các tình tiết vẫn diễn ra theo trình tự, có liên quan mật thiết đến nhau nên khó có thể đảo vị trí cho nhau. Còn ở Vụ án thì khác, nhìn vào bảng so sánh trên có thể nhận thấy Brod đã sắp xếp các chương hoàn toàn theo cảm tính của mình, không theo trình tự mà Helmut phát hiện ra và sắp xếp lại. Do đó “Trên cơ sở bản in đã được phổ biến và dịch thuật rộng rãi, nếu đặt trong hệ thống sáng tác của Kafka, những điều đã phát hiện vẫn rất có cơ sở” [14;313]. Sự lắp ghép cũng được nhà nghiên cứu Phùng Văn Tửu nhận định “Tiểu thuyết có mười chương trọn vẹn, tiêu đề của từng chương là của tác giả nhưng thứ tự các chương chưa được sắp xếp. Ngoài ra còn một số chương đang viết dở dang. Max Brod đã chỉnh lý, sắp xếp và gạt ra ngoài những chương còn dang dở. Tuy thế, do phong cách của Kafka ở đây, thêm bớt chương này hay chương khác dường như không ảnh hưởng mấy đến cơ cấu của toàn cục nên tác phẩm như ta có hiện nay vẫn có thể coi là một đơn vị tiểu thuyết trọn vẹn” [23;9].
Cũng dựa theo bảng thống kê trên, chúng ta có thể thấy cấu trúc bề mặt của Vụ án, mỗi chương là một cảnh lớn, một câu chuyện liên quan đến K.,
nhưng những câu chuyện đó không làm thay đổi gì cho vụ án. Bản án của K vẫn mờ mịt và đứng yên ở điểm xuất phát của nó, tuy nhiên ẩn sâu bên trong cấu trúc bề mặt đó là một cấu trúc khác. Có nhiều vụ án giống như vụ án cúa K, có nhiều người muốn tìm hiểu pháp luật giống K., nhưng cũng như K., họ chỉ có thể đứng bên ngoài pháp luật. Trong Vụ án lại có nhiều tình tiết đan xen như cảnh K gặp Bơcxen để xin lỗi về việc làm phòng xáo trộn...Cách sắp xếp các cảnh đó được gọi là “Kết cấu lắp ráp, cảnh nọ đặt bên cảnh kia theo những tuyến song song mà không khiến sự kiện và hành động tiến triển”
[14;314]. Đó là một thế giới đã đổ vỡ thành từng mảnh mà con người không thể tạo dựng lại nổi.
Một trong những điểm đổi mới trong kết cấu của Kafka đó là cốt truyện, cốt truyện truyền thống chỉ sự phát triển của hành động, của tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm. Cốt truyện thường tuân theo trình tự:
phát triển hành động, sự biến cao trào, thắt nút, mở nút. Có nhiều tiểu thuyết không tuân theo trình tự này nhưng về cơ bản đều có đầy đủ các yếu tố đó. Ở Nước Mỹ chúng ta vẫn bắt gặp cốt truyện phảng phất dấu ấn truyền thống, dù câu chuyện kết thúc dở dang, nhưng trong Vụ án lại không có dấu hiệu của kết cấu cốt truyện truyền thống. Vụ án được mở đầu b ng một thắt nút "chắc hẳn là người ta vu oan cho Jôzep K., bởi vì chẳng làm gì nên tội, thế mà một buổi sáng kia anh bị bắt". Vậy nhưng cùng với với quá trình tìm hiểu toà án, quá trình tìm cách chạy tội của K thì nút thắt ngày càng thắt chặt cho đến khi đẩy nhân vật vào cái chết mà chưa giải quyết được vấn đề. K chết nhưng không biết mình mắc tội gì, không tìm được toà án tối cao ở đâu cũng như quan toà quyết định tối hậu là ai.
Ta cũng bắt gặp lối kết khác: kiểu kết cấu truyện lồng trong truyện. Đó là câu chuyện mà Therese kể cho Karl nghe về người mẹ của mình ở Nước Mỹ, khi Therese vẫn là một cô bé năm tuổi. Câu chuyện kể về việc mẹ con
Therese bị người tình của mẹ cô bỏ rơi khi cả hai theo ông ta đến Mỹ, để rồi từ đó hai mẹ con cô bơ vơ, không nơi ở, công ăn việc làm, không còn tiền.
Mẹ Therese đưa cô đi tìm một nơi có thể tạm trú qua đêm để hôm sau bà đi làm như lời người quản đốc đã hứa. Vậy nhưng giữa chốn phồn hoa tấp nập hai mẹ con chẳng thể tìm được chỗ dung thân, phải đi gõ cửa hết nhà này đến nhà nọ nhưng chẳng ai giúp đỡ, thậm chí họ còn xua đuổi. Lúc Therese đã mệt không bước đi được nữa nhưng cô kéo lê giữa phố xá đầy tuyết, bà phải làm như vậy không phải vì bà độc ác hay tàn nhẫn mà bởi vì bản thân bà cũng không còn sức, bà sợ bỏ tay ra thì con mình sẽ lạc mất con và con bà sẽ bị tuyết vùi lấp. Hình ảnh đó cho thấy sự thờ ơ, lạnh lùng đến rợn người của xã hội tư sản, ở đó con người ta vô cảm trước hoàn cảnh đáng thương của những con người bất hạnh, cận kề cái chết. Và cuối cùng thì câu chuyện kết thúc b ng cái chết thương tâm, đau đớn của mẹ Therese - bà bị ngã khi lên giàn giáo và bị tấm phản đè lên người, hình ảnh tang thương đó trở thành nỗi ám ảnh đối với Therese nên mãi về sau cô vẫn còn nhớ. Câu chuyện về mẹ Therese không phải là một câu chuyện tưởng tượng, hư ảo mà là câu chuyện của hiện thực xã hội, cho thấy thực tại của xã hội Mỹ lúc bấy giờ và không chỉ ở Mỹ mà có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Nhưng qua sự lồng ghép này có thể thấy kết cấu tiểu thuyết của Kafka là kết cấu lắp ghép mà ở đó “có một truyện kể ở tầng thứ hai xen vào” [14;309].
Sau này sự lồng ghép ấy cũng được tái hiện ở Vụ án: câu chuyện mà Linh mục kể cho K. nghe về người dân quê đến xin tên lính canh cho vào bên trong cửa của pháp luật, vậy nhưng tên lính canh không cho người dân quê vào. Người dân quê đã dành trọn cả đời của mình để chờ đợi tên lính canh cho mình vào bên trong cánh cửa, đã dùng tất cả lương thực đút lót cho tên lính canh, đã quen thuộc đến mức biết rõ từng con rận trên cổ áo lông tên lính canh và van xin những con rận giúp đỡ để làm cho tên lính canh xiêu lòng
nhưng hắn cũng không mở cửa. Cuối cùng người dân quê chết già ngoài cửa mà không biết cánh cửa ấy chính là dành cho mình. Câu chuyện này đã được Kafka in riêng thành truyện ngắn Trước cửa pháp luật, vấn đề còn n m ở chỗ, câu chuyện này n m trong chương gần cuối tiểu thuyết nói về nhà thờ, trước khi K. bị đưa đi hành quyết, nhưng nội dung của nó lại mâu thuẫn với vị trí của nó, bởi câu chuyện về người giữ cửa pháp luật - tên lính canh vẫn nhập nh ng. K nhận ra vị linh mục kể câu chuyện này là một thành viên của bộ máy tòa án, là cha tuyên úy của nhà tù, tức là một yếu tố trong toàn bộ một chuỗi gồm những yếu tố khác và không hề được ưu tiên, không hề có lý do để chuỗi này kết thúc cùng K. Bởi vậy Gilles Deleuze cho r ng “Ta có thể nghe theo Uyttersprot khi ông đề nghị chuyển dịch chương này và đặt nó trước chương về Luật sư, kỹ nghệ gia và họa sĩ‟‟ [24;138]. Deleuze cũng khẳng định “Chắc chắn r ng chương trước chương cuối, „Ở nhà thờ’ đã bị Brod ít nhiều cố tình xếp nhầm chỗ” [24;149]. Điều đó như thêm sự khẳng định về kết cấu lắp ghép trong tiểu thuyết của Kafka như đã nói trên.
Ngoài sự lồng ghép các câu chuyện trong truyện, trong Nước Mỹ và Vụ án, các tình tiết của câu chuyện luôn có sự đan xen giữa hiện thực và giấc mơ, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào gọi đó là “Sự lắp ghép hai bình diện giữa cái bình thường hàng ngày và lô gích của giấc mơ” [14;290]. Còn M.Kundera thì gọi đó là “Lối kể chuyện như trong chiêm bao; đúng hơn hãy nói là tưởng tượng, được giải phóng khỏi sự kiểm soát của lý trí, của nỗi lo phải giống như thật, đi vào những quang cảnh mà suy tưởng của lý tính không thể với tới được”, “Các tiểu thuyết của Kafka không có kẽ hở giữa giấc mơ và thực tại.
Vừa là cái nhìn sáng suốt về thế giới hiện đại vừa là tưởng tượng dữ dội nhất”
[34;84]. Có nhiều chi tiết trong minh họa cho ý kiến trên trong Nước Mỹ, Karl gặp được người bác của mình, Karl đã chuẩn bị lên tàu nhưng lại để quên chiếc hòm ô dưới tàu nên quay lại lấy. Khi quay lại tàu Karl gặp người thợ
đốt lò rồi cùng người đó đi gặp cấp trên để phản ánh việc đã bị đối xử bất công, tại đây Karl gặp người bác của mình nhưng không đòi được sự công b ng cho người thợ. Bởi hệ thống bộ máy quyền lực đã bao che cho nhau, thân phận nhỏ bé của Karl và người thợ đốt lò không thể chống lại bộ máy đó.
Nhưng điều quan trọng ở chỗ Karl đã gặp được người bác, ông ta nhận ra Karl qua bức thư vừa nhận được một ngày trước, sự việc diễn ra như một giấc mơ không có thật. Rồi khi Karl trở thành người giúp việc cho Brunelda - một ca sĩ hết thời, ở trong căn phòng nhỏ bé đến kì quái, nhỏ đến mức một mình Brunelda cũng có thể lấp kín ban công nhìn ra thế giới bên ngoài. “Có một nét gì đó vừa quái gở vừa rất thực, khi điểm nhìn bị thu hẹp lại ở cái thế giới chật hẹp ấy của Karl Roòmann: thõn hỡnh phỡ nộn của cụ đào hỏt quấn đầy quần ỏo hóa trang, ánh đèn thắp ở bao lơn bên cạnh, nơi một anh sinh viên nghèo láng giềng thức suốt đêm này qua đêm khác để học, và cuộc biểu tình với những trò quảng cáo mị dân của các đảng phái chính trị đang diễn ra ở dưới mặt đường...” [14;308]. Kundera đã gọi những tình huống như vậy là “những tình huống khó tin (thậm chí không thể có) được gợi lên tỉ mỉ, ảo ảnh về cái có thực cho đến nỗi ta có cảm giác đi vào thế giới, dù huyền hoặc song lại thực hơn thực tại” và với Nước Mỹ “Kafka đã đi vào thế giới siêu thực đầu tiên của ông” [34;99].
Garaudy cho r ng “Thế giới mà người ta tưởng là có thật lúc đó trở nên huyền ảo. Kafka nói r ng Vụ án là bóng ma của một đêm...Đó chỉ là sự có ý thức về chiến thắng bóng ma ấy” [42;308]. Những con người trong thế giới đó dù đảm nhận vị trí nào, công việc gì như thẩm phán hay đao phủ, thanh tra, mõ tòa...thì đều là những người bị biến chất. Ví dụ như hai tên thanh tra đến bắt K. mang đi hành hình, được miêu tả như những nhân vật hề trên sân khấu mà K. tưởng “Họ phái đến ta những diễn viên già loại xoàng, Họ tìm cách thanh toán với ta kiểu rẻ tiền.
Rồi đột nhiên đứng sững trước mặt họ, anh hỏi:
- Các ông diễn ở rạp hát nào?
- Rạp hát à? - một trong hai đứa lên tiếng và đưa mắt hỏi ý kiến đứa kia.
Đứa kia ú ớ như anh câm muốn nói mà không nói được.
Chúng không ngờ trước là lại bị căn vặn. K nghĩ bụng” [22;291].
Rõ ràng đó là hai tên làm cho tòa án, có thể là hai tên thanh tra nhưng chúng lại giống những tên hề hơn là người của luật pháp, vậy nên mặc dù đây là tình tiết thật nhưng lại như một sự ám ảnh trong giấc mơ của K. - điều đã được nhắc đến trong truyện Giấc mơ mà Max Brod không đưa vào trong tác phẩm này. Sự ám ảnh thực ra đã xuất hiện từ trước với những nhân vật mà K tiếp xúc từ khi vướng vào vụ án, đó là bà Grubach, cô Bơcxen, ông chú, họa sĩ, linh mục, luật sư, Leni, những đứa trẻ, đám đông ở phiên tòa, nhưng “Cái thế giới nhân vật này không xuất hiện như những nhân vật trong tiểu thuyết trước đây, không gợi lên quan hệ xã hội qua những tuyến nhân vật của nó, mà lại có phần trừu tượng, ma quái, giống như những ám ảnh của K” [14;314]. Bên cạnh đó trong Vụ án liên tục xuất hiện những nhân vật kì quái, như một nỗi ám ảnh, thậm chí nỗi ám ảnh đó còn lặp đi lặp lại nhiều lần như trường hợp hai tên thanh tra mặc đồ đen xuất hiện tại phòng trọ của K., hai tên khác đóng ở ngay phòng bên cạnh, hai tên đao phủ tra tấn người mà K. nghe thấy tiếng kêu ở phòng xép chứa đồ tại ngân hàng, và cuối cùng là hai tên đao phủ đến bắt K. đi hành hình. Sự trùng hợp con số hai “khiến cho câu chuyện tắm trong một không khí ác mộng, ở đó nhân vật chính tức là K. - giống như một người mở mắt mà vẫn n m mê” [14;314].
Chính sự rời rạc không gắn kết giữa các nhân vật làm cho cốt truyện không có sự phát triển quen thuộc theo kết cấu truyền thống: câu chuyện căng thẳng đi tới cao trào và thắt nút. Garaudy gọi đó là “Sự hợp nhất tuyệt vời của ý nghĩa, của sự thật con người và nội dung, thể hiện trong sự trọn vẹn của